Covid-19 là liều thuốc thử nặng đô với các doanh nghiệp để có thể tồn tại và phát triển. Ảnh: Shutterstock.

Covid-19 là liều thuốc thử nặng đô với các doanh nghiệp để có thể tồn tại và phát triển. Ảnh: Shutterstock.

Lãnh đạo “kiên tâm” để vượt qua đại dịch Covid-19

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) “Kiên tâm là phẩm chất phải có của những lãnh đạo, để chèo lái doanh nghiệp mình vượt qua khó khăn Covid–19”.

Đây là đánh giá chung của các diễn giả, cũng là chủ đề của cuộc hội thảo trực tuyến thứ 2, trong chuỗi 6 cuộc hội thảo do Hội Doanh nhân Trẻ và Deloitte Việt Nam phối hợp tổ chức, diễn ra sáng nay 26/8. 

"Doanh nhân cần có tinh thần trường kỳ chiến đấu"

Lãnh đạo “kiên tâm” để vượt qua đại dịch Covid-19 ảnh 1

Ông Phan Vũ Hoàng, Phó tổng giám đốc Deloitte Việt Nam

Lãnh đạo các doanh nghiệp cần xác định rằng, dịch bệnh lần này là một trận chiến dài hơi, do đó, các doanh nhân cần có tinh thần trường kỳ chiến đấu, không chỉ với làn sóng thứ 2 mà cả các diễn biến khác.

Trong các cuộc khủng hoảng tương tự như lần này, đều là bài test tốt cho các nhà lãnh đạo. Doanh nhân giỏi chỉ xử lý để vượt qua, nhưng người có tinh thần kiên tâm sẽ là chắc thắng, vượt qua khủng hoảng. Nếu thua thì chưa phải là lãnh đạo, chưa kiên tâm. Người lãnh đạo kiên tâm phải bản lĩnh.

Để chiến thắng Covid, lãnh đạo kiên tâm cần duy trì được đội ngũ nhân tài. Nếu tiền là máu của doanh nghiệp thì nhân tài là nguyên khí của doanh nghiệp. Còn lãnh đạo là khối óc, linh hồn của doanh nghiệp.

Ở giai đoạn khó khăn như hiện tại, các doanh nhân phải truyền được năng lượng tích cực cho nhân viên, cộng sự của mình, tiếp theo là duy trì tổ chức, bảo vệ khách hàng chủ chốt…

Chúng ta không biết bao giờ có thể quay lại trạng thái bình thường cũ, mà sẽ phải thích nghi và quen với trạng thái mới, thói quen mới. Do đó, cần linh động chấp nhận những thay đổi, bấp bênh một cách bền vững và bất ổn một cách ổn định.

"Phải truyền được tính chủ động cho cả đội ngũ"

Lãnh đạo “kiên tâm” để vượt qua đại dịch Covid-19 ảnh 2

Ông Lê Phụng Thắng, Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nhân Sao Đỏ 

Để kiên tâm được, các doanh nhân phải chủ động trong mọi tình huống, không chỉ cho mình mà cho cả đội ngũ. Covid chỉ là một trong những thử thách trong cuộc đời làm doanh nghiệp. Có thể có những doanh nghiệp nhỏ bé vượt lên thành doanh nghiệp lớn, và ngược lại. Quan trọng là ta nhìn ở góc nào.

Kiên tâm không phải lạc quan tếu, phải gắn với sự chủ động, phải truyền được nó cho đội ngũ của chúng ta.

"Cần lạc quan nhưng phải cảnh giác"

Lãnh đạo “kiên tâm” để vượt qua đại dịch Covid-19 ảnh 3

Ông Nguyễn Thanh Việt, Chủ tịch Intracom 

Các doanh nghiệp, doanh nhân hiện nay đang như ngọn nến trước gió, cần lạc quan nhưng phải cảnh giác, phải làm quen với khái niệm rằng: có thể bất biến là không có gì bất biến.

Để vượt qua khó khăn trước tiên phải bằng tinh thần, phải có triết lý kinh doanh. Khó khăn của thế hệ trước như trong các cuộc chiến tranh còn lớn hơn nhiều mà cha ông còn giữ được sự lạc quan phơi phới. Do đó, cần nhìn nhận khó khăn hiện tại chỉ là ngắn hạn.

Có thể coi đấu tranh phóng chống dịch bệnh như một trận chiến. Và người thua trong một trận chiến chưa chắc đã thua, thắng một trận chiến cũng chưa chắc đã là thắng vì còn nhiều trận chiến khác. Điều cần thiết là phải giữ đầu óc tỉnh táo để làm việc, và luôn lạc quan.

Khi khởi nghiệp phải nghĩ ngay đến thất bại, quan điểm là rủi ro luôn chờ mình trước cửa, thậm chí kiếp sau có thể đến trước ngày mai. Đã làm gì cũng phải nghĩ đến rủi ro, nhưng còn thở là phải cười. Đây là hai việc phải làm. Không phải chiến thắng mới cười mà cười để lạc quan cả khi đau khổ.

"Thời thế tạo anh hùng"

Lãnh đạo “kiên tâm” để vượt qua đại dịch Covid-19 ảnh 4

Bà Nguyễn Ngọc Mỹ, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Địa ốc Foodinco

Covid còn ảnh hưởng dài trong nhiều năm tới, do đó, mỗi người cần nhìn công việc của mình một cách linh động, thay đổi nhanh và kịp, cắt bớt nhiều rào cản ở khâu trung gian.

Tôi tham gia nhiều cuộc họp sâu cùng các bộ phận, để tìm hướng đi và chia sẻ thông tin để cán bộ công nhân viên có tâm thế tốt ứng phó với Covid-19.

Mỗi chủ doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật thông tin nhưng không phải để lo sợ mà để phân tích hành vi, ứng xử của khách hàng sẽ thay đổi ra sao, xã hội thay đổi ra sao để có thể liên tục tạo ra công ăn việc làm, điều chỉnh sản phẩm, lan tỏa giá trị cho xã hội.

Trải nghiệm cá nhân của tôi đợt vừa rồi là đọc rất nhiều, tôi đọc tiểu sử các tổng thống Mỹ làm nên kỳ tích, rồi đến những người nổi tiếng, lãnh đạo các công ty lớn thế giới. Tôi nhận ra rằng, họ đều trải qua các thăng trầm khác nhau và cuối cùng mọi thứ vẫn ổn.

Trong xã hội, để là người thành công, tạo ra được điều gì đó thì phải có khủng hoảng, ứng với câu thời thế tạo anh hùng. Mình cần làm sao để tìm kiếm những năng lượng tích cực quanh mình. Tôi thấy phải bảo vệ năng lượng bản thân rồi mới truyền được năng lượng tích cực cho mọi người.

Vừa qua, tôi đã bỏ theo dõi những trang đưa tin tiêu cực, và chỉ theo dõi những trang thông tin tích cực, để dòng thời gian của tôi luôn là thông tin tích cực. Tôi luôn chủ động tìm nụ cười cho mình, kể cả trong những lúc khó khăn như giai đoạn hiện nay.

Theo khảo sát của Deloitte toàn cầu, 77% CEO các tập đoàn, công ty được khảo sát cho rằng đại dịch mang đến nhiều hơn các cơ hội kinh doanh. Quan điểm chung là trong giai đoạn này, Covid là cơ hội khai thông bế tắc, tìm kiếm các cơ hội, thị trường và đối tác mới.

Ngoài ra, có đến 70% CEO toàn cầu tin rằng cần ưu tiên cho thay đổi lâu dài của khách hàng, người tiêu dùng.

Tin bài liên quan