Diễn biến giao dịch chứng khoán tuần qua

TRÊN SÀN HOSE

PHIÊN TĂNG: 3

  • 12/10: 592,10 +4,08(+0,69%)
  • 15/10: 592,40 +2,42(+0,41%)
  • 16/10: 593,02 +0,62(+0,10%)

PHIÊN GIẢM: 2

  • 13/10: 590,84 -1,26(-0,21%)
  • 14/10: 589,98 -0,86(-0,15%)

TB: 125,7tr đv/phiên.

Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 125,7 triệu đơn vị/phiên, tương ứng tổng giá trị đạt 2.291,3 tỷ đồng, giảm 19,52% về lượng và 14,1% về giá trị so với tuần trước.

CHUNG TUẦN: +5

Tương ứng tăng 0,84%

CHỐT TUẦN:593,02

TRÊN SÀN HNX

PHIÊN TĂNG: 4

  • 12/10: 80,89 +0,14(+0,18%)
  • 14/10: 80,74 +0,12(+0,14%)
  • 15/10: 81,14 +0,41(+0,50%)
  • 16/10: 81,18 +0,03(+0,04%)

PHIÊN GIẢM: 1

  • 13/10: 80,62 -0,27(-0,33%)

TB: 43,56 tr đv/phiên

Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 43,56 triệu đơn vị/phiên với tổng giá trị đạt gần 468,72 tỷ đồng, giảm 16% về lượng và 16,94% về giá trị so với tuần trước.

CHUNG TUẦN: +0,43

Tương ứng tăng 0,53%

CHỐT TUẦN: 81,18

GIAO DỊCH NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN 2 SÀN

CLICK - XEM CHI TIẾT

Nhà đầu tư nước ngoài Tuần qua giao dịch thiếu tích cực và chuyển sang trạng thái bán ròng. Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng 9,18 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 167,74 tỷ đồng; trong khi tuần trước mua ròng tới 76,73 triệu đơn vị, trị giá kỷ lục đạt 1.113,94 tỷ đồng.

CÁC MÃ NỔI BẬT

  • ⇑ OCH +34,55%
  • ⇑ JVC +27,27%
  • ⇑ DZM +28,26%
  • ⇓ VMI -37,01%
  • ⇓ KTS -31,80%
  • ⇓ BXH -16,03%

CLICK - XEM CHI TIẾT

Cổ phiếu thanh khoản cao nhất

FLC: tổng khối lượng khớp cả tuần đạt 39.839.530 đơn vị, tính trung bình đạt 7.967.906 đơn vị/phiên.

ITA: tổng khối lượng khớp cả tuần đạt 30.961.980 đơn vị, tính trung bình đạt 6.192.396 đơn vị/phiên.

Top 5 người tăng giảm giàu nhất TTCK trong tuần qua(VNĐ)

ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen (HSG)

+38 tỷ đồng

Chi tiết

Cổ phiếu HSG đi ngược thị trường khi tăng khá mạnh hơn 3% lên 44.300 đồng, giúp tài sản của ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen (HSG) tăng thêm gần 38 tỷ đồng, lên mức 1.287 tỷ đồng và tiếp tục đứng vị trí thứ 10.

Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup (VIC)

-266 tỷ đồng

Chi tiết

Cổ phiếu VIC chỉ giảm 1,16% về mức 42.800 đồng, nhưng cũng đủ khiến tài sản của ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup (VIC) hao hụt đi 266 tỷ đồng, xuống 23.054 tỷ đồng. Là người mất nhiều nhất sau tuần giao dịch này, song ông Vượng vẫn “một mình một ngựa” trên ngôi vị số 1.

Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG)

-139 tỷ đồng

Chi tiết

Mất gần 3,3% giá trị trong tuần về mức 14.800 đồng, cổ phiếu HAG là cổ phiếu giảm mạnh nhất trong nhóm. Điều này khiến tài sản của ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG) bị “bay hơi” mất 139 tỷ đồng, về mức 5.147 tỷ đồng. Tuy vậy, vị trí thứ 3 của ông Đức vẫn được giữ vững.

Ông Trần Đình Long - Tập đoàn Hòa Phát(HPG)

-74 tỷ đồng

Chi tiết

Cổ phiếu HPG cũng chỉ giảm 1,23% về mức 32.000 đồng, nhưng tài sản của ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đã hụt đi gần 74 tỷ đồng, về mức 5.898 tỷ đồng. Dù vậy, vị trí thứ 2 của ông Long tiếp tục được đảm bảo.

Phó chủ tịch Vingroup, bà Phạm Thu Hương

-68 tỷ đồng

Chi tiết

Phó chủ tịch HĐQT VIC là bà Phạm Thu Hương cũng giảm đi 46 tỷ đồng , xuống mức 3.930 tỷ đồng, đồng thời vị trí thứ 4 của bà cũng không có sự thay đổi. Tính chung tuần này, ông Vượng và người nhà đã mất tổng cộng 343 tỷ đồng.

Các thông tin đáng chú ý trong tuần

SCIC sẽ thoái hết vốn tại 10 doanh nghiệp

Thông tin quan trọng và tác động mạnh nhất tới TTCK trong tuần qua chính là thông tin Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sẽ thoái hết vốn tại 10 doanh nghiệp, trong đó có các tên tuổi lớn đang niêm yết trên thị trường chứng khoán như VNM, FPT, NTP, BMP, VNR. Cụ thể, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã ký quyết định về việc SCIC sẽ thoái vốn nhà nước tại nhiều doanh nghiệp có trong danh mục đầu tư của Tổng công ty. Trong đó có các tên tuổi như VNM, Nhựa Bình Minh, Nhựa Tiền Phong, FPT, Ftel, VinaRe… Đây đều là những DN hoạt động hiệu quả trên TTCK Việt Nam và “room” dành cho khối ngoại đã kín hoặc gần kín. Theo một nguồn tin từ SCIC, việc thoái vốn sẽ thực hiện theo lộ trình, chứ không thoái cấp tập vào một thời điểm. Như vậy, so với nội dung Đề án tái cơ cấu SCIC trước đây, một số nội dung trong quyết định lần này đã có sự thay đổi. Theo quyết định và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2014 - 2015, dự kiến có 20 tập đoàn, tổng công ty sẽ bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC. Tính đến 30/6/2015, danh mục của SCIC đang quản lý có 231 khoản đầu tư với tổng giá vốn theo sổ sách kế toán là 10.934 tỷ đồng, giá thị trường ước đạt trên 73.000 tỷ đồng.

Bán vốn nhà nước tại Vinamilk cho ai, với giá nào?

Câu chuyện thoái vốn của SCIC dành được nhiều sự quan tâm của thị trường và nhà đầu tư. Việc thoái vốn của SCIC sẽ giúp nhà đầu tư có cơ hội sở hữu những hàng hóa chất lượng như VNM, FPT, NTP, BMP. Tuy nhiên, lượng nắm giữ của SCIC tại các doanh nghiệp này, ngoại trừ FPT là rất lớn, và thị giá những mã này cũng rất cao, nên nhà đầu tư cá nhân khó có thể mua hết. Vì vậy, câu hỏi SCIC bán cho ai, với mức giá nào đang được nhiều người quan tâm.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tối đa chỉ có 3 Phó Chủ tịch

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK). Theo quy định, UBCK có chủ tịch và không quá 3 phó chủ tịch.

TTCK hấp dẫn, sao vốn ngoại chần chừ?

Câu hỏi này sẽ được ông Andy Hồ, Giám đốc điều hành Công ty Quản lý quỹ VinaCapital trả lời qua cách nhìn và phân tích chiêu sâu của một chuyên gia am hiểu tâm lý nhà đầu tư nước ngoài và thị trường chứng khoán Việt Nam.

9 tháng, mới cổ phần hóa được 1/3 kế hoạch

Ông Đặng Quyết Tiến, Cục phó cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, tính đến cuối tháng 9, cả nước cổ phần hóa được 94 doanh nghiệp. Như vậy, so với con số kế hoạch là 289 doanh nghiệp, con số trên mới đạt được khoảng 1/3. Về thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, Tổng công ty, 9 tháng đạt 4.500 tỷ đồng. Hiện còn gần 18.000 tỷ đồng cần thoái vốn, trong đó tập trung lớn nhất ở lĩnh vực ngân hàng và bất động sản (lần lượt chiếm 11.000 và 6.000 tỷ đồng).

Tháng 11 sẽ công bố dự thảo thông tư về giao dịch chứng quyền có bảo đảm

Đó là thông tin được ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiết lộ với ĐTCK. Theo quy định tại Nghị định 60/2015 hướng dẫn Luật Chứng khoán, chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant) là chứng khoán có tài sản đảm bảo do CTCK phát hành, cho phép người sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua) hoặc được quyền bán (chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở cho tổ chức phát hành chứng quyền đó theo một mức giá đã được xác định trước, tại hoặc trước một thời điểm đã được ấn định, hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện.

Bịt cửa dùng cổ phiếu quỹ để “lái giá”

Để ngăn ngừa tình trạng doanh nghiệp công bố mua số lượng lớn cổ phiếu quỹ, với giá cao hơn đáng kể mặt bằng thị trường trước thời điểm dự kiến mua, sau đó không mua hoặc mua rất ít lượng cố phiếu như đã đăng ký với một lý do khách quan rất đơn giản là do giá cổ phiếu trên thị trường không diễn biến theo mong muốn, tại Dự thảo thông tư thay thế Thông tư 74/2011/TT-BTC hướng dẫn giao dịch trên TTCK, mà UBCK đang hoàn thiện để dự kiến trong tháng 10 này trình Bộ Tài chính xem xét ban hành, UBCK đề xuất một số giải pháp mạnh.

Những tín hiệu bùng nổ

Theo ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược CTCK MBS, thị trường đã có tín hiệu bùng nổ khá rõ ràng sau sự kiện Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Thanh khoản sàn HOSE tăng trở lại.

Hiểu đúng về chỉ số CDS

Thời gian gần đây, khi phân tích về hướng đi của dòng vốn ngoại tại các thị trường chứng khoán mới nổi, cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam, một số chuyên gia phân tích có đề cập đến chỉ số CDS. Việc chỉ số CDS tăng cao cho thấy nhà đầu tư nước ngoài đang có xu hướng chảy ra. Vậy chỉ số CDS là gì? Cùng tìm câu trả lời từ phân tích cụ thể, chi tiết và sắc sảo của chuyên gia Huy Nam.

Cấm DNNN đầu tư vào bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 91 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, trong đó có quy định nhiều lĩnh vực mà doanh nghiệp nhà nước không được đầu tư.

Các phát ngôn đáng chú ý trong tuần

Bà Thái Hương, Chủ tịch Tập đoàn TH.

“Hãy tin vào chúng tôi, tin vào các doanh nhân, bởi không phải lúc nào chúng tôi cũng kinh doanh vì lợi nhuận”.

Ông Đặng Đình Luyến, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.

“Khi đi khảo sát thực tế, nhiều người nói vui là đoàn giám sát Quốc hội ‘dạo quanh phố phường, dạo quanh thị trường’”.

Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược CTCK MBS.

“Tôi lạc quan về triển vọng của các cổ phiếu blue-chip vốn hóa lớn trong VN30 và HNX30 trong trung và dài hạn. Đây là nhóm có thể tác động trực tiếp tới dòng tiền vào thị trường và điểm số của VN-Index cũng như HNX-Index”.

Ông Bùi Đức Thịnh, Chủ tịch HĐQT CTCP May Sông Hồng.

“Tổng Liên đoàn thừa nhận là thực tế lương và thu nhập các doanh nghiệp đang trả cho người lao động cao hơn từ 1,5-2 lần mức lương tối thiểu. Vậy thì cần gì Tổng Liên đoàn vẫn quyết liệt đề nghị phải tăng lương tối thiểu ở mức rất cao, khiến doanh nghiệp thêm lần nữa phải kiệt quệ, điêu đứng? Phải chăng chỉ vì lợi ích trực tiếp của cơ quan bảo hiểm và Tổng Liên đoàn?”.

Tổng hợp:

Design - Code: NgocTuanz

  • Email: tranngoctuanjs90@gmail.com
  • Phone: 0165 409 8459

Tin khác