Khuyến nghị mua IJC với giá mục tiêu 32.868 đồng/CP
CTCK MB (MBS)
Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu IJC của CTCP Phát triển hạ tầng kỹ thuật với giá mục tiêu 12 tháng vào khoảng 32.868 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá 42,3%).
Cơ sở đưa ra khuyến nghị trên, đó là: Đầu tư công giúp hạ tầng cải thiện, mảng thu phí mang lại dòng tiền ổn định,
Bên cạnh đó, IJC sỡ hữu quỹ đất lớn nhất nằm ở các vị trí đắc địa của khu vực tỉnh Bình Dương và thừa hưởng sự hỗ trợ tốt nhất trong hệ thống thành viên của Becamex, và
Ngoài ra, nhờ dòng tiền ổn định từ mảng thu phí, IJC đã có 2 năm liên tục chia cổ tức bằng tiền từ 10% đến 12%. Trong năm 2020, IJC tiếp tục duy trì tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền mặt 10% vốn điều lệ.
Đối với giai đoạn 2021-2025, ban lãnh đạo IJC dự kiến sẽ trả đều đặn cổ tức bằng tiền mặt ở mức 12%-15% vốn điều lệ nhờ vào: Thu nhập định kỳ của mảng thu phí và Tăng trưởng lợi nhuận đến từ mảng bất động sản.
>> Tải báo cáo
Khuyến nghị mua CTD với giá mục tiêu 100.100 đồng/CP
CTCK MB (MBS)
Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu CTD của Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons với giá mục tiêu 100.100 đồng/CP trên cơ sở: (i) là doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững cùng với sức khỏe tài chính lành mạnh so với bình quân ngành, (ii) thị trường bất động sản duy trì tăng trưởng khả quan trước tình hình vĩ mô thuận lợi, (iii) Bất đồng trong nội bộ đội ngũ lãnh đạo được giải quyết giúp quản trị doanh nghiệp dần ổn định giúp quản trị dòng tiền được cải thiện.
Tiêu điểm đầu tư: Thị trường bất động sản duy trì tăng trưởng khả quan trong bối cảnh tình hình vĩ mô thuận lợi khi (i) dịch bệnh được kiểm soát tốt, (ii) chính sách đẩy mạnh đầu tư công & cơ sở hạ tầng thúc đẩy tốc độ đô thị hóa,
Thêm vào đó, hỗ trợ quá trình phê duyệt dự án theo Nghị định 163/NĐ-CPP, theo đó các dự án được chấp thuận đầu tư theo Luật đầu tư 2014 hoặc/và Luật nhà ở 2014 sẽ không cần phải xin chấp thuận đầu tư theo Nghị định 13/2013/NĐ-CP.
Quản trị doanh nghiệp dần ổn định sau những bất đồng trong nội bộ đội ngũ lãnh đạo. Câu chuyện xung đột lợi ích tại CTD đã kết thúc với với việc cựu Chủ tịch HĐQT cùng một số thành viên Ban lãnh đạo cấp cao rời khỏi doanh nghiệp, thay vào đó là đội ngũ HĐQT mới với đại diện đến từ Kusto Việt Nam và The8th PTE, vốn là 2 cổ đông lớn của CTD (sở hữu tương ứng 17,55% và 10,42% cổ phần CTD).
Sau giai đoạn kinh doanh khó khăn trong năm 2019 do những vướng mắc về quản trị doanh nghiệp, chúng tôi hy vọng rằng trong giai đoạn sắp tới, khi đội ngũ lãnh đạo mới tiếp quản, doanh nghiệp sẽ dần hồi phục mặc dù việc mở rộng giá trị hợp đồng mới có thể sẽ gặp khó khăn trong giai đoạn đầu.
Tốc độ tăng trưởng cao và bền vững so với các doanh nghiệp trong ngành. Trong giai đoạn 2015-2019, CTD chứng kiến tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân năm khoảng 25% và lãi ròng 17%. ROE mặc dù giảm trong năm 2019 do những bất ổn về quản trị doanh nghiệp nhưng vẫn ở mức khá và cao hơn các doanh nghiệp trong ngành (HBC, VC1, VCC…).
Sức khỏe tài chính lành mạnh song hành với sự cải thiện về dòng tiền. CTD là doanh nghiệp xây dựng có tiềm lực tài chính mạnh và tự chủ cao về vốn. Doanh nghiệp không phát sinh nợ vay trong nhiều năm. Chúng tôi cũng nhận thấy khả năng quản lý dòng tiền của doanh nghiệp đang chứng kiến tốt dần lên trong thời gian gần đây với mức thâm hụt giảm dần so với giai đoạn 2018-2019.
>> Tải báo cáo
Khuyến nghị mua MWG với giá mục tiêu 168.800 đồng/CP
CTCK BIDV (BSC)
Quan điểm đầu tư đối với cổ phiếu Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (MWG – sàn HOSE): Mô hình Điện Máy Xanh Supermini sẽ là chìa khóa giải quyết bài toán tăng trưởng thị phần và động lực thúc đẩy tăng trưởng chính 2021;
Bách Hóa Xanh tiếp tục duy trì việc (1) tăng độ phủ tại thị trường hiện hữu và (2) mở rộng mô hình cửa hàng diện tích lớn tại khu vực đô thị các tỉnh miền Nam; và MWG sẽ tái định giá giao dịch ở mức PE cao hơn khi Bách hóa xanh dần tiệm cận về mức hòa vốn.
Dự báo kết quả kinh doanh: Năm 2020, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế ước đạt lần lượt 108.139 tỷ đồng (tăng 5,8% so với năm trước) và 3.915 tỷ đồng (tăng trưởng 2.0%). EPS FW 2020 = 8,640 đồng. PE FW 2020 = 13.6x
Năm 2021, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế ước đạt lần lượt 131.421 tỷ đồng (tăng 21,5% so với năm trước) và 4,815 tỷ đồng (tăng 23% so với năm trước). EPS FW 2020 = 10,626 đồng, PE FW 2021 = 11.0.
BSC duy trì khuyến nghị mua và nâng giá mục tiêu dự phóng lên mức 168.800 đồng/CP (upside +43,7% so với mức giá ngày 28/12/2020) dựa trên hai phương pháp P/E (50%) và DCF (50%). Mức giá mục tiêu được điều chỉnh tăng 44.0% so với giá mục tiêu trước đó do (1) Điều chỉnh dự báo tăng kết quả kinh doanh và (2) Điều chỉnh giảm chi phí sử dụng vốn.
Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu NHH nằm tại mức 60
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu NHH của Công ty cổ phần Nhựa Hà Nội đang ở trong trạng thái tăng giá trở lại sau khi đã có giai đoạn giảm trung hạn từ tháng 9 đến gần cuối tháng 12. Thanh khoản giữ ở mức cao trong phiên hôm nay đã đẩy cổ phiếu đóng cửa ở mức trần.
Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Mặc dù chỉ báo RSI đã đi vào vùng quá mua nhưng đường EMA12 vừa cắt lên trên đường EMA26 nên cổ phiếu có thể duy trì được đà tăng trong ngắn hạn.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của NHH nằm tại khu vực xung quanh 53. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 60, cắt lỗ nếu ngưỡng 51.5 bị xuyên thủng.
Khuyến nghị mua cho TLG với giá mục tiêu 49.000 đồng/CP
CTCK Bản Việt (VCSC)
CTCP Tập đoàn Thiên Long (TLG) công bố sẽ tạm ứng 1.000 đồng/cp (lợi suất 2,6%) cho cổ tức tiền mặt đợt 2 năm tài chính 2020, sau đợt 1 đã tạm ứng 1.000 đồng/CP (lợi suất 2,6%) vào tháng 8/2020. Ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ là ngày 12/01/2021, và cổ tức sẽ được chi trả vào ngày 27/01/2021.
Đợt thanh toán cổ tức tiền mặt này phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi, khi ĐHCĐ của TLG đã thông qua mức cổ tức tương ứng 20% mệnh giá cho năm tài chính 2020, sẽ được thanh toán bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu.
Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho TLG với giá mục tiêu 49.000 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 30,8%, bao gồm lợi suất cổ tức 5,1%.