Ảnh: Shutterstock.

Ảnh: Shutterstock.

Thị trường tài chính 24h: Tín hiệu tốt

(ĐTCK) VN-Index vẫn đứng trên ngưỡng 950 điểm; Đầu năm, nhân viên ngân hàng “ngập” trong tiền; Tín hiệu tốt cho chứng khoán đầu năm; Góc nhìn về đầu cơ của một nhà đầu tư; Cổ tức 2019: Chuyện của “ông chủ“; Chứng khoán châu Á đồng loạt điều chỉnh; Chứng khoán Singapore đi xuống, có phải sự bất thường?...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index điều chỉnh nhẹ

Sau 4 phiên tăng liên tiếp trước đó, thì sáng nay thị trường đã gặp áp lực chốt lời kéo VN-Index về dưới mốc 950 điểm. Tuy nhiên, sau đó, lực cầu gia tăng giúp nhiều bluechip dần hồi phục và thị trường cân bằng hơn.

Bước sang phiên chiều, dòng tiền tham gia tích cực, đáng kể là cặp đôi lớn nhà Vin là VIC và VHM đã hỗ trợ tốt giúp VN-Index hồi phục. Tuy nhiên, niềm vui dần bị dập tắt trước áp lực bán gia tăng, qua đó, VN-Index mất điểm nhẹ khi đóng cửa.

Bộ 3 nhà Vin quay đầu đi xuống. Cụ thể, VIC giảm 0,8% xuống 112.000 đồng, VHM giảm 0,9% xuống 81.200 đồng, VRE giảm 1,7% xuống 30.950 đồng.

Trái lại, VNM và GAS vẫn đóng vai trò là trụ đỡ chính. GAS tăng 1,6% lên 94.000 đồng, VNM tăng 0,6% lên 140.200 đồng.

Đáng chú ý là HPG, kgi xác lập phiên tăng thứ 5 liên tiếp, tăng 1,9% lên 31.600 đồng/CP với khớp lệnh 9,33 triệu đơn vị và khối ngoại mua ròng 3,37 triệu đơn vị.

Dòng tiền đầu cơ đang được kích hoạt giúp các mã thị trường giao dịch tích cực. Bên cạnh HNG, HSG, PVD, HAI, KBC, SCR… đều tăng điểm.

Trên sàn HOSE, khối ngoại mua ròng 4,72 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 98,39 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 198.210 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 10,02 tỷ đồng.

Trên UPCoM, khối ngoại bán ròng 521.770 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 19,6 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 15/2: VN-Index giảm 1,45 điểm (-0,15%), xuống 950,89 điểm; HNX-Index đứng nguyên tại mốc 106,11 điểm; UPCoM-Index giảm 0,15 điểm (-0,27%,) xuống 55,24 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Lạc quan về triển vọng đàm phán thương mại Mỹ - Trung diễn ra vào cuối tuần này, cùng với thông tin Tổng thống Trump có khả năng ký thỏa thuận về an ninh biên giới để tránh chính phủ đóng cửa lần thứ 2 giúp phố Wall duy trì đà tăng tốt khi bước vào phiên giao dịch thứ Tư.

Tổng thống Trump lùi thời hạn chót để tăng thuế từ 10% lên 25% với lượng hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc từ 1/3 sang 2/3.

Ông cho rằng, để đạt được một thỏa thuận tốt, thì ông có thể chờ đợi thêm một chút, nhưng có thể không cần phải chờ đợi, vì “chúng tôi đang làm rất tốt ở Trung Quốc”.

Hiện Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Đại diện Thương mại Robert Lighthizer đã có mặt ở Bắc Kinh để tiến hành vong đàm phán thương mại tiếp theo với Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He vào thứ Năm và thứ Sáu. Phát biểu của ông Trump cho thấy triển vọng của vòng đàm phán này khá sáng sủa.

Ngoài ra, dữ liệu về lạm phát vừa công bố cũng khiến giới đầu tư an tâm Fed sẽ dữ ổn định lãi suất trong thời gian tới để xuống tiền.

Cụ thể, theo dữ liệu vừa công bố, chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 của Mỹ không thay đổi so với tháng 12/2018 và tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức 1,9% trong tháng 12.

Các dự báo trước đó là chỉ số này tăng 0,1% so với tháng 12 và 1,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, đà tăng của các chỉ số bị hạn chế vào cuối phiên do kết quả kinh doanh của một tập đoàn lớn không như kỳ vọng.

Kết thúc phiên 13/2, chỉ số Dow Jones tăng 117,51 điểm (+0,46%), lên 25.543,27 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 8,30 điểm (+0,30%), lên 2.753,03 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 5,76 điểm (+0,08%), lên 7.420,30 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, sau khi dữ liệu bán lẻ ảm đạm của Mỹ đã khiến giới đầu tư chán nản và nhóm cổ phiếu xuất khẩu và tài chính kéo lùi.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 1,1% xuống 20.900,63 điểm. Tuy nhiên, trong tuần, chỉ số này vẫn tăng 2,8%.

Topix giảm 0,8% xuống còn 1.577,29 điểm.

Shogo Maekawa, chiến lược gia thị trường toàn cầu tại JPMorgan Asset Management cho biết, thị trường Nhật Bản đã có một đợt tăng ngắn hạn nhưng vẫn còn những lo ngại về sự chậm lại về kinh tế toàn cầu trong trung và dài hạn.

Bên cạnh đó, doanh số bán bán lẻ trong tháng 12/2018 của Mỹ giảm mạnh nhất trong hơn 9 năm cũng khiến giới đầu tư lo lắng.

Các nhà xuất khẩu giảm sau khi đồng yên 0,1% so với đồng USD lên 110,39 yên/USD với Honda Motor Co giảm 2,3%, Mazda Motor giảm 1,9%, Panasonic Corp giảm 1,7% và Nintendo Co giảm 1,9%.

Các công ty tài chính, những người vốn đầu tư vào trái phiếu nước ngoài, cũng chịu áp lực đi xuống sau khi lãi suất trái phiếu Mỹ giảm với Dai-ichi Life Holdings giảm 4,7%, T&D Holdings giảm 3,5% và Mitsubishi UFJ giảm 1,4%.

Chứng khoán Trung Quốc suy yếu, sau khi dữ liệu mới nhất làm dấy lên lo ngại về giảm phát, và sự không chắc chắn trong các cuộc đàm phán thương mại Trung-Mỹ.

Đóng cửa, chỉ số Shanghai Composite giảm 1,9% xuống 2.682,39 điểm. Chỉ số CSI30 bluechip giảm 1,9% xuống 3.338,70 điểm.

Tuy nhiên, trong tuần qua, SSEC tăng 2,5%, CSI300 tăng 2,8%, cả hai đều đạt mức tăng hàng tuần lớn nhất trong 3 tháng qua.

Báo cáo kinh tế thường niên của Trung Quốc cho thấy 17/31 tỉnh của nước này không đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2018 vừa qua trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chỉ 6,6%.

Bên cạnh đó, chỉ số giá sản xuất của Trung Quốc trong tháng 1/2019 tăng 0,1% so với tháng 1/2018, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2016, và chậm lại so với mức tăng 0,9% trong tháng trước.

Ngoài ra, thị trường còn chịu ảnh hưởng xấu từ những những lo ngại về tiến trình đàm phán thương mại Trung-Mỹ đang diễn ra.

Tuy nhiên, dữ liệu của ngân hàng trung ương xuất hiện hỗ trợ thị trường cho thấy, tổng tài trợ xã hội (TSF) của Trung Quốc đã đạt mức kỷ lục 4,64 nghìn tỷ nhân dân tệ (685 tỷ USD) trong tháng 1, vượt xa dự kiến.

Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu tăng tốt nhất là Shenyang Jinshan Energy Co Ltd, tăng 10,27%; Hunan New Wellful Co Ltd, tăng 10,08% và Triumph Science & Technology Co Ltd, tăng 10,08%.

Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất có HUAYU Cars Systems Co Ltd giảm 6,08%, Zhejiang Jiaao Enprotech Stock Co Ltd  mất 5,47% và Lanzhou Greatwall Electrical Co Ltd giảm 5,4%.

Chứng khoán Hồng Kông theo chân thị trường Đại lục suy giảm, sau dữ liệu kinh tế Trung Quốc yếu kém.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,9% xuống 27.900,84 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm hơn 2,1% xuống 10.937,33 điểm. Cả hai chỉ số mất 0,2% trong tuần này.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm hơn 1,5%, ngành CNTT giảm 2,7%, tài chính giảm 2,1% và bất động sản giảm 1,5%.

Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất phiên hôm nay là ZhongAn Online P&C Insurance Co Ltd và Citic Securities Co Ltd, đều mất hơn 4,6%, và GF Securities Co Ltd, giảm 4,5%.

Kết thúc phiên 15/2: Chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản giảm 239,08 điểm (-1,13%), xuống 20.900,63 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 37,31 điểm (-1,37%), xuống 2.682,38 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 531,21 điểm (-1,87%), xuống 26.900,84 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC tiếp tục tăng. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.250 đồng/USD

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 80.000 đồng/lượng chiều mua và 200.000 đồng/lượng chiều bán ra, với ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,68 - 36,90 triệu đồng/lượng, tăng tiếp 100.000 đồng/lượng chiều mua vào và 80.000 đồng/lượng chiều bán ra so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.915 đồng/USD, tăng 14 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.150 - 23.250 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Đầu năm, nhân viên ngân hàng “ngập” trong tiền

Như thường lệ, những ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài, các nhân viên ngân hàng lại “ngập” trong tiền..>> Chi tiết

Tín hiệu tốt cho chứng khoán đầu năm

Sắc xanh đang lan tỏa trên TTCK Việt Nam những ngày đầu năm sau khi lãnh đạo Chính phủ cùng lãnh đạo ngành chứng khoán và nhiều doanh nghiệp chia sẻ những kỳ vọng lạc quan năm Kỷ Hợi..>> Chi tiết

Góc nhìn về đầu cơ của một nhà đầu tư

Các chủ đề tranh cãi về đầu tư và đầu cơ từ trước tới nay chưa có hồi kết..>> Chi tiết

Cổ tức 2019: Chuyện của “ông chủ“

Một số doanh nghiệp đã rục rịch hé lộ các mục tiêu chi tiết tại đại hội đồng cổ đông năm 2019, trong đó có nội dung thu hút sự quan tâm bậc nhất chính là mức cổ tức. Với các chủ doanh nghiệp, trả cổ tức mức nào, trả hay không trả là việc phải tính toán rất nhiều..>> Chi tiết

“Kinh tế ngầm” được thống kê: Bức tranh kinh tế chân thực hơn

Từ năm 2020, việc thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát sẽ được thực hiện. Khi đó, bức tranh kinh tế Việt Nam sẽ chân thực và toàn diện hơn..>> Chi tiết

Chứng khoán Singapore đi xuống, có phải sự bất thường?

Trong 5 năm qua, lượng doanh nghiệp hủy niêm yết tại thị trường chứng khoán Singapore đã vượt qua số doanh nghiệp lên sàn. Đây liệu có phải vấn đề đáng lo ngại với thị trường này?..>> Chi tiết

Tin bài liên quan