Ảnh: Shutterstock.

Ảnh: Shutterstock.

Thị trường tài chính 24h: Đồng loạt bán tháo

(ĐTCK) VN-Index lao xuống ngưỡng 970 điểm; Vàng sẽ nhích lên khi Fed ngừng tăng lãi suất; Quyền lực ngầm trên thị trường chứng khoán; Giải mã cú rơi sâu của VN-Index; 5 trụ cột giúp đầu tư hiệu quả hơn; Chứng khoán châu Á bị bán tháo sau khi đường cong lãi suất trái phiếu Mỹ đảo chiều; Đà tăng nóng của thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ chậm dần...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index lao dốc

Trong phiên sáng, với đà lao dốc của chứng khoán thế giới, chứng khoán trong nước cũng rơi mạnh ngay khi mở cửa, VN-Index mất hơn 21 điểm trước khi hãm đà rơi nhờ lực cầu bắt đáy dè dặt.

Bước vào phiên chiều, lực cung tiếp tục được tung vào, đặc biệt là sức ép từ khối ngoại với VRE, khiến VN-Index có thời điểm mất hơn 23 điểm.

Tuy nhiên, trong những phút và tại đợt khớp lệnh ATC, lực cầu bắt đáy giúp VN-Index hãm đà rơi, trở lại mốc 970 điểm khi đóng cửa

Nhóm cổ phiếu họ Vingroup nới rộng đà giảm với VIC giảm 2,87% xuống 115.200 đồng, VHM giảm 2,31% xuống 89.000 đồng, VRE giảm 4,71% xuống 33.350 đồng.

Đa số các mã cổ phiếu lớn khác cũng chìm trong sắc đỏ, như VPB giảm 3,81% xuống 20.200 đồng, MBB giảm 3,28% xuống 22.150 đồng, POW giảm 3,87% xuống 14.900 đồng, MWG giảm 3,9% xuống 83.800 đồng, cùng các mã giảm trên dưới 2% là VCB, BID, MSN, TCB, CTG, PLX, HPG, NVL, HDB, STB, PNJ.

Trong nhóm cổ phiếu nhỏ, FLC vẫn duy trì được sự sôi động khi được khớp 11,5 triệu đơn vị, giảm 1,92% xuống 5.100 đồng.  Cặp đôi HAG và HNG vẫn duy trì sắc tím.

Cổ phiếu đáng chú ý YEG có phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp lên 117.000 đồng.

Trên sàn HOSE, khối ngoại mua ròng hơn 8,09 triệu đơn vị, với tổng giá trị mua ròng 197,17 tỷ đồng. 

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng gần 1,95 triệu đơn vị, với tổng giá trị mua ròng 18,93 tỷ đồng.

Trên UPCoM, khối ngoại mua ròng 308.854 đơn vị, với tổng giá trị mua ròng16,84 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 25/3: VN-Index giảm 18,64 điểm (-1,89%), xuống 970,07 điểm; HNX-Index giảm 1,68 điểm (-1,56%), xuống 106,41 điểm; UPCoM-Index giảm 0,45 điểm (-0,79%), xuống 56,77 điểm.

Chứng khoán Mỹ 

Thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ trong phiên thứ Sáu tuần trước với cả 3 chỉ số đều có phiên giảm mạnh nhất kể từ ngày 3/1 khi lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu dâng cao sau các báo cáo tiêu cực kinh tế của Mỹ và châu Âu được đưa ra.

Theo dữ liệu vừa công bố, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) trong lĩnh vực sản xuất của Mỹ trong tháng 3 yếu hơn dự kiến, cùng với các báo cáo tương tự của châu Âu và Nhật Bản, khiến lãi suất trái phiêu Mỹ kỳ hạn 3 tháng vượt thời hạn 10 năm lần đầu tiên kể từ năm 2007.

Đường cong lại suất đảo ngược này là dấu hiệu của rủi ro và được nhiều người coi là điềm báo tiềm năng của suy thoái kinh tế toàn cầu.

Phiên lao dốc cuối tuần đã lấy hết những gì đã có trước đó, khiến phố Wall đồng loạt giảm điểm sau tuần hồi phục trước đó.

Cụ thể, trong tuần, chỉ số Dow Jones giảm 1,34% sau khi tăng 1,57% trong tuần trước đó, chỉ số S&P 500 giảm 0,77% sau khi tăng 2,89% trong tuần trước đó, Nasdaq cũng quay đầu giảm 0,60% sau khi tăng mạnh  3,78% trong tuần trước đó.

Kết thúc phiên 22/3, chỉ số Dow Jones giảm 460,19 điểm (-1,77%), xuống 25.502,32 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 54,17 điểm (-1,90%), xuống 2.800,71 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 196,29 điểm (-2,50%), xuống 7.642,67 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản có phiên giảm mạnh nhất trong 3 tháng qua, khi các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu chuyển hướng dòng tiền vào trái phiếu và các tài sản an toàn khác, sau khi đường cong lãi suất Mỹ bị đảo ngược, dấy lên những lo ngại về suy thoái kinh tế.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm hơn 3% xuống 20.977,11 điểm, mức thấp nhất kể từ giữa tháng 2 năm ngoái và là ngày giảm mạnh nhất kể từ cuối tháng 12/2018.

Topix giảm 2,5% xuống 1.577,41 điểm, với tất cả 33 chỉ số phụ các ngành giao dịch trong sắc đỏ.

Vào ngày thứ Sáu tuần trước, lãi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 3 tháng đã vượt kỳ hạn 10 năm lần đầu tiên kể từ năm 2007. Đường cong lại suất đảo ngược này là dấu hiệu của rủi ro và được nhiều người coi là điềm báo tiềm năng của suy thoái kinh tế toàn cầu.

Các công ty bảo hiểm và ngân hàng Nhật Bản, vốn đầu tư vào các trái phiếu dài hạn của Mỹ đã bị bán mạnh trong ngày đầu tuần với Dai-ichi Life Holdings giảm 3%, T&D Holdings giảm 2,7% và Tokio Marine Holdings giảm 1,4%.

Các ngân hàng cũng đi xuống với Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ thấp hơn 3% và Tập đoàn tài chính Mizuho giảm 1,1%, SoftBank Group giảm 5%.

Cổ phiếu của các công ty tương đối nhạy cảm với triển vọng kinh tế toàn cầu, chẳng hạn như các nhà sản xuất thiết bị tự động hóa cũng chịu ảnh hưởng nặng, như Fanuc giảm 3,8%.

Lĩnh vực y tế tiếp tục bị bán tháo với chỉ số phụ giảm 3,9%. Nhà sản xuất thuốc Eisai Co đã giảm mạnh ngày thứ 2 liên tiếp, khi mất 19,83% sau khi cùng đối tác Biogen Inc cho biết vào tuần trước họ đã loại bỏ các thử nghiệm cho loại thuốc điều trị bệnh Alzheimer.

Các tên tuổi ngành Dược lớn khác cũng chịu ảnh hưởng liên đới với Dược phẩm Astellas giảm 3,8% và Dược phẩm Takeda giảm 2,5%.

Chứng khoán Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng mạnh và giảm sâu, do lo ngại những hậu quả đối với thị trường chứng khoán tăng lên, sau khi có cảnh bảo về suy thoái của Mỹ với đường cong lãi suất bị đảo ngược.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm gần 2% xuống 3.043,03 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 2,4% xuống 3.742,83 điểm.

Ảnh hưởng từ việc đảo chiểu của đường cong lãi suất trái phiếu Mỹ đã khiến dòng tiền nước ngoài đã chảy ra ngoài thị trường trong c chương trình kế nối Đại lục và Hồng Kông lên 10,4 tỷ nhân dân tệ (1,55 tỷ USD).

Mặc dù về lâu dài, điều này sẽ giúp thị trường cổ phiếu hạng A nói chung phục hồi, vì sự suy giảm kinh tế bất ngờ của Mỹ tạo cơ hội cho việc nới lỏng tiền tệ toàn cầu hơn nữa, qua đó là cơ hội để Trung Quốc dễ dàng hạ lãi suất trong nước, vốn là công cụ mà nước này nhắm tới để phục hồi đà tăng trưởng kinh tế mà ít chịu ảnh hưởng bởi lạm phát gia tăng hơn, nhận định của một số công ty môi giới cho biết.

Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu tăng tốt nhất là Jiangsu Sunshine Co Ltd tăng 10,06%; tiếp theo là Harbin Dongan Auto Engine Co Ltd và Shanghai Pudong Road & Bridge Construction Co Ltd, cả 2 đều tăng 10,05%.

Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất gồm Flat Glass Group Co Ltd, giảm 10%, Shanghai Phoenix Enterprise Group Co Ltd và Shanghai Xintonglian Packaging Co Ltd, cả hai đều mất 9,99%.

Chứng khoán Hồng Kông cũng không tránh khỏi một ngày giao dịch tồi tệ, khi có phiên giảm mạnh nhất trong gần 3 tháng qua.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 2% xuống 28.523,35 điểm, phiên giảm mạnh nhất kể từ ngày 2/1. Chỉ số Hang Seng China Entersprises mất 2,5% xuống 11.232,07 điểm.

Tất cả các chỉ số phụ đều giảm, dẫn đầu là nhóm cổ phiếu năng lượng khi mất 4,1%, do ảnh hưởng từ cổ phiếu của công ty khai thác than lớn nhất Trung Quốc China Shenhua mất 6,9%.

Nhóm cổ phiếu H tăng cao nhất hôm nay là China Telecom Corp Ltd, nhưng chỉ nhích 0,46% và uangdong Investment Ltd, tăng 0,27%.

Ngược lại, nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất gồm Shenzhou International Group Holdings Ltd, giảm 6,98%, China Shenhua Energy Co Ltd, giảm 6,7% và China National Building Building Co Ltd, giảm 5,7%.

Kết thúc phiên 25/3:  Chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản giảm 650,23 điểm (-3,01%), xuống 20.977,11 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 61,12 điểm (-1,97%), xuống 3.043,03 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 590,01 điểm (-2,03%), xuống 28.523,35 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC đứng giá. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.255 đồng/USD

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 80.000 đồng/lượng so với cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,65 - 36,80 triệu đồng/lượng, không đổi so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.964 đồng/USD, tăng 7 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.150 - 23.255 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Vàng sẽ nhích lên khi Fed ngừng tăng lãi suất

Theo giới phân tích, về trung và dài hạn, giá vàng có thể tăng mạnh, bởi USD được dự báo sẽ giảm khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ..>> Chi tiết

Quyền lực ngầm trên thị trường chứng khoán

 Với sự hỗ trợ của robot và quỹ cổ phiếu lớn, đa dạng, một số “ông lớn” trên thị trường có thể can thiệp vào chỉ số chứng khoán một cách tương đối chuẩn xác mà không cần mất quá nhiều chi phí..>> Chi tiết

Giải mã cú rơi sâu của VN-Index

Chỉ số VN-Index đánh mất mốc tâm lý quan trọng 1.000 điểm, xu hướng giảm chiếm ưu thế trong tuần qua. Dù đã xuất hiện những cảnh báo về đợt điều chỉnh, nhưng thị trường vẫn có phần bất ngờ trước đà sụt giảm mạnh như trong phiên 21/3..>> Chi tiết

5 trụ cột giúp đầu tư hiệu quả hơn

âu chuyện về sự “lột xác” để trở thành nhà đầu tư giá trị của Guy Spier đã truyền cảm hứng cho rất nhiều nhà đầu tư..>> Chi tiết

Tăng giá điện: Mối lo giá sản phẩm đi lên

Mức giá bán điện bình quân tại quyết định về biểu giá bán lẻ của Bộ Công thương sẽ tăng từ 1.720,65 đồng/kWh lên hơn 1.864 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT). Việc tăng giá điện sẽ tác động trực tiếp tới chi phí đầu vào, cũng như hoạt động sản xuất - kinh doanh nói chung của doanh nghiệp..>> Chi tiết

Đà tăng nóng của thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ chậm dần

Đà tăng nóng của chứng khoán Trung Quốc thời gian qua sẽ giảm dần trong những tháng tới. Đây là nhận định chung của giới chuyên gia trong bối cảnh mức tăng khủng của thị trường Đại lục khiến giới đầu tư không khỏi lo ngại..>> Chi tiết

Tin bài liên quan