Ảnh Internet.

Ảnh Internet.

Thị trường tài chính 24h: Chờ cổ phiếu mới

(ĐTCK) VN-Index thủng mốc 970 điểm; Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng: Tăng vốn vẫn là tồn tại lớn; Cuối năm, sàn chờ cổ phiếu mới; Khó tìm cơ hội với cổ phiếu 1.000 đồng; Vượt 1.000 điểm không còn là vấn đề lớn; Chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông bị bán tháo; Nhiều nhà máy Trung Quốc bắt đầu “nếm mùi” chiến tranh thương mại...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index tiếp tục mất điểm

Sau phiên sáng giằng co với ảnh hưởng lớn từ các bluechip, thì chỉ số đã kết phiên trong sắc đỏ, đi kèm thanh khoản giảm khá mạnh về khối lượng giao dịch.

Bước sang phiên chiề, lực bán gia tăng mạnh về nửa cuối phiên, đẩy VN-Index về ngưỡng 965 điểm trước khi bước vào đợt khớp ATC.

Trong đợt, khớp lệnh ATC, lực mua bắt đáy xuất hiện tại các mã trụ, nhưng cũng không quá cao, qua đó, chỉ kịp kéo VN-Index lên trên 968 điểm khi chốt phiên.

Tâm điểm thuộc về các mã vốn hóa lớn, trụ đỡ của thị trường, khi 30 mã lớn nhất thì có đến 23 mã giảm, trong đó GAS -2,8% xuống 100.100 đồng; VNM -2,7% xuống 125.500 đồng; VRE -2,9% xuống 36.800 đồng; BVH -2% xuống 88.500 đồng; PNJ -2,5% xuống 97.500 đồng.

Các mã MSN, TCB, HPG, VPB, NVL, MBB, MWG, FPT, STB, TPB đều giảm từ hơn 1% đến 1,9%.

Ấn tượng nhất là sự hồi phục của VJC +4,5% lên 149.500 đồng. còn lại VHM +1% lên 106.000 đồng; BID +1,8% lên 33.100 đồng; CTG +0,6% lên 26.050 đồng; ROS +1,6% lên 40.650 đồng, SSI +0,7% lên 30.900 đồng; CTD +0,6% lên 164.000 đồng.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ cũng đa số bị bán với FLC, HAG, OGC, HQC, DXG, ASM, PVD, SCR, IDI, GTN…

Một vài cái tên còn giữ được sắc xanh là AAA, TTF (tăng trần), FTM, HAR, HAR, BCG.

Một số cổ phiếu đáng chú ý khác có CRE -6% xuống 47.000 đồng; CTI -6,1% xuống 28.550 đồng; PVD -4,6% xuống 14.400 đồng; VCI -2,6% xuống 59.700 đồng…

Ngược lại thì những YEG, THI, YBM, VOS cùng nhau tăng trần, và ANV +6,5% lên 18.100 đồng; TCM +4,1% lên 23.100 đồng; TCH +3,8% lên 28.400 đồng; KSB +3,7% lên 32.100 đồng…

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng 4,25 triệu đơn vị, giá trị bán ròng 226,07 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng hơn 1 triệu đơn vị, giá trị mua ròng 32,1 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 168.979 đơn vị, giá trị mua ròng 3,43 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 5/9: VN-Index giảm 7,5 điểm (-0,77%), xuống 968,44 điểm; HNX-Index giảm 0,76 điểm (-0,68%), xuống 110,47 điểm; UpCoM-Index giảm 0,58 điểm (-1,12%), xuống 50,97 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 5.184 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Trở lại sau kỳ nghỉ, phố Wall giao dịch lình xình và đóng cửa giảm nhẹ trong phiên thứ Ba khi giới đầu tư tỏ ra thận trọng trước tuyên bố áp thuế 200 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc của Tổng thống Trump.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng chờ đợi cuộc đàm phán thương mại tiếp theo giữa Mỹ và Canada dự định diễn ra vào thứ Tư này sau khi cuộc đàm phán đầu tiên kết thúc vào thứ Sáu tuần trước không đạt được thỏa thuận nào để sửa đổi Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).

Kết thúc phiên 4/9, chỉ số Dow Jones giảm 12,34 điểm (-0,05%), xuống 25.952,48 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 4,80 điểm (-0,17%), xuống 2.896,72 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 18,29 điểm (-0,23%), xuống 8.091,25 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, lo ngại rằng cuộc chiến thuế quan giữa Trung Quốc và Mỹ có thể leo thang, trong khi đó, những quan ngại về lượng khách du lịch ít đi do ảnh hưởng của cơn bão Jebi cũng đã khiến thị trường càng thêm ảm đạm.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 0,51% xuống 22.580,83 điểm. Topix  giảm 0,77% xuống 1.704,96 điểm.

Bão Jebi, cơn bão mạnh nhất tấn công Nhật Bản trong 25 năm qua, đã khiến 9 người thiệt mạng và nhấn chìm phần lớn sân bay Kansai.

Lo ngại rằng việc khắc phục hậu quả của cơn bão sẽ kéo dài đã khiến các cổ phiếu liên quan đến hàng không, vận tải suy yếu với chỉ số theo dõi giảm 1,2%, trong đó ANA Holdings và Japan Airlines giảm lần lượt 1,8% và 0,5%.

Các nhà sản xuất mỹ phẩm, vốn được hưởng lợi từ chi tiêu của du khách Trung Quốc và các khách du lịch nước ngoài khác, thậm chí còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn vì lo ngại những rắc rối của các sân bay có thể khiến lượng khác giảm đi.

“Sân bay Kansai là một trung tâm du lịch chính của Nhật. Nếu không thể được sử dụng trong một thời gian, đó sẽ là một tổn thất lớn đối với các cổ phiếu đã được hưởng lợi từ khách du lịch, ”Masahiro Ayukai, nhà chiến lược đầu tư của Mitsubish UFJ Morgan Stanley Securities cho biết.

Theo đó, Shiseido giảm 4,2%, Kose giảm 6,7%. Pola Orbis Holdings và Fancl Corp giảm lần lượt 4,9% và 9,7%.

Nankai Electric Railway Co, hoạt động tại các chuyến tàu kết nối sân bay Kansai và Osaka, giảm 4,4%.

Nhóm cổ phiếu khác chú ý khác có Line Corp giảm 6,6%, sau khi cho biết sẽ tăng vốn thêm khoảng 148,1 tỷ yên (1,33 tỷ USD) thông qua phát hành trái phiếu chuyển đổi.

Chứng khoán Trung Quốc suy yếu do giới đầu tư bất ngờ bán tháo nhóm cổ phiếu ngân hàng, bất động sản và tài nguyên, trong bối cảnh có dấu hiệu tăng trưởng chậm, và khả năng leo thang của cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Đóng cửa, Shanghai Composite Index giảm 1,7% xuống 2.704,34 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 2% xuống 3.298,14 điểm.

Tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc lại suy yếu trong tháng 8, kết quả một cuộc khảo sát thị trường cho thấy.

Tâm lý thị trường cũng bị tổn thương do Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói với các trợ lý rằng, ông sẵn sàng áp đặt thuế quan mới đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc thêm 200 tỷ USD và sẽ đưa kế hoạch trong tuần này.

“Sự tự tin của nhà đầu tư đang rất mong manh. Có quá nhiều sự không chắc chắn xung quanh cuộc chiến thương mại, ”Yang Hongxun, nhà phân tích tại Thượng Hải, chuyên gia tư vấn đầu tư Shandong Shenguang, cho biết.

Với áp lực về tăng trưởng xuất khẩu, và thị trường bất động sản đang bị chính phủ kiềm chế, "các nhà đầu tư đang hỏi: động cơ tăng trưởng mới của nền kinh tế ở đâu?"

Các chỉ số theo dõi các ngành lớn như  ngân hàng, bất động sản và tài nguyên giảm hơn 2%.

Chứng khoán Hồng Kông giảm mạnh xuốn mức thấp nhất trong 11 tuần, khi các nhà đầu tư theo chân thị trường đại lục, bán tháo nhóm cổ phiếu bất động sản, năng lượng và công nghệ trong bối cảnh lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc và chiến tranh thương mại Trung-Mỹ.

Ngoài ra còn có dấu hiệu dòng tiền đang chảy ra khỏi Hồng Kông do lo lắng ngày càng tăng bởi khủng hoảng tài chính ở Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina có thể lan sang các thị trường mới nổi khác.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 2,6% xuống 27.243,85 điểm. Chỉ số Hang Seng  China Enterprisesmất 2,3% xuống 10.645,70 điểm.

Các cổ phiếu giảm trên diện rộng, với các nhà phát triển bất động sản đại lục niêm yết tại Hồng Kông nằm trong số những cổ phiếu mất điểm nặng nề nhất khi mất hơn 4%. Trong khi ông lớn Tencent Holdings cũng giảm khoảng 4%.

Thêm vào sự chán nản của các nhà đầu tư trong khu vực, Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cho biết, dòng vốn đầu tư vào các thị trường mới nổi đã chậm lại, và chỉ còn 2,2 tỷ USD trong tháng 8, trong khi con số này vào tháng trước là 13,7 tỷ USD.

Các nhà đầu tư đại lục cũng đang kéo tiền ra khỏi các thị trường Hồng Kông. Trong tháng 8, họ đã đăng ký bán ròng cổ phiếu trị giá 27,7 tỷ nhân dân tệ (3,53 tỷ USD), đánh dấu giá trị bán ròng trong  tháng kỷ lục thông qua chương trình kết nối Thượng Hải – Hồng Kông.

Kết thúc phiên 5/9: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 116,07 điểm (-0,51%), xuống 22.580,83 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 729,49 điểm (-2,61%), xuống 27.243,85 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 46,24 điểm (-1,68%), xuống 2.704,34 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC đứng tại 36,75 triệu đồng/lượng. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.355 đồng/USD.

Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,56 - 36,75 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.688 đồng/USD, không đổi so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.275 - 23.355 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng: Tăng vốn vẫn là tồn tại lớn

Hiện tại, không chỉ các ngân hàng mà chính cơ quan quản lý là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đều đã lên tiếng về câu chuyện thiếu vốn và hệ thống nhà băng lại tiếp tục chờ đợi lời giải..>> Chi tiết

Cuối năm, sàn chờ cổ phiếu mới

Nhiều nhà đầu tư đang quan tâm đến cổ phiếu của các doanh nghiệp dự kiến sẽ lên sàn chứng khoán trong thời gian tới, nhất là doanh nghiệp bất động sản..>> Chi tiết

Khó tìm cơ hội với cổ phiếu 1.000 đồng

“Vừa qua, tivi đưa tin về một cổ phiếu chào sàn với giá 1.000 đồng/cổ phiếu, tôi thấy giá thấp nên tìm hiểu cơ hội đầu tư, nhưng cảm thấy rủi ro quá", một nhà đầu tư chia sẻ..>> Chi tiết

Vượt 1.000 điểm không còn là vấn đề lớn

Nhìn chung, diễn biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 8 khá êm đềm. Chỉ số VN-Index tăng dần đều trong biên độ khá hẹp, mức dao động trong phiên cũng không lớn như các tháng trước, bình quân dưới 1%. Tính chung, trong tháng 8, VN-Index tăng 3,86%..>> Chi tiết

Giá xăng có thể tăng mạnh vào ngày mai

Giá xăng, dầu thế giới đang biến động mạnh, có thời điểm xăng RON 95 tăng gần 90 USD một thùng..>> Chi tiết

Nhiều nhà máy Trung Quốc bắt đầu “nếm mùi” chiến tranh thương mại

Nhiều nhà máy Trung Quốc đang mất đơn hàng xuất khẩu và phải sa thải công nhân, trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung gia tăng sức ép đối với nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới vốn dĩ đã giảm tốc từ đầu năm..>> Chi tiết

Tin bài liên quan