ĐHCĐ Eximbank: Tranh cãi nảy lửa và kéo dài

ĐHCĐ Eximbank: Tranh cãi nảy lửa và kéo dài

(ĐTCK) ĐHCĐ thường niên của Eximbank (EIB) diễn ra hôm nay kéo dài tới hơn 7 tiếng đồng hồ do phần tranh luận quyết liệt giữa các cổ đông và Ban lãnh đạo Ngân hàng. Thậm chí, khi Chủ tịch HĐQT Eximbank Lê Hùng Dũng tuyên bố kết thúc phần tranh luận, nhiều cổ đông vẫn chưa chịu dừng.

Vấn đề được thị trường và cổ đông Eximbank quan tâm nhất liên quan đến ĐHCĐ thường niên của Ngân hàng là vấn đề nhân sự và sáp nhập. Tuy nhiên, trong Đại hội tổ chức hôm nay, vấn đề nhân sự đã không được đề cập tới do danh sách nhân sự HĐQT và Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới của nhà băng này chưa được Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn. Tuy nhiên, không vì thế mà Đại hội lần này của Eximbank kém phần hấp dẫn và căng thẳng.

Ngay từ khi bước vào Đại hội, các cổ đông đã tranh luận với Chủ tịch đoàn về thể lệ chất vấn khi Ban tổ chức đưa ra yêu cầu phải đăng ký trước cổ đông tham dự đại hội khi muốn phát biểu cần đăng ký trước. Để đăng ký phát biểu hoặc yêu cầu giải đáp thắc mắc, cổ đông phải ghi rõ tóm tắt nội dung phát biểu vào "Phiếu ghi ý kiến đóng góp" và gửi lại Tổ thứ ký để tập hợp và chuyển cho Chủ tọa đoàn.

Chủ tọa đoàn sẽ xem xét tính phù hợp của nội dung phát biểu trước đại hội, đồng thời giải đáp những ý kiến của cổ đông.

Tuy nhiên, cổ đông đã phán ứng mạnh mẽ thể lệ Eximbank đưa ra và kết quả ĐHCĐ phải đáp ứng việc chất vấn trực tiếp của cổ đông.

Sau khi trình bày các báo cáo về kết quả kinh doanh năm 2014, kế hoạch kinh doanh năm 2015 và các báo cáo khác. Đại hội bước vào phần thảo luận, tuy nhiên do phải chờ đợi lâu nêu nhiều cổ đông đã bỏ về giữa chừng, nhưng không vì thế mà phần thảo luận bớt đi căng thẳng.

Vấn đề nợ xấu, kết quả kinh doanh kém khả quan, thù lao của HĐQT, Ban kiểm soát, cổ tức… được các cổ đông tập trung để chất vân Ban lãnh đạo Ngân hàng.

Nhiều cầu hỏi được các lãnh đạo Eximbank, từ Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Tài chính, đến Tổng giám đốc và cả Chủ tịch HĐQT trả lời.

Trước những chất vấn và yêu cầu của cổ đông, ông Phạm Hữu Phú, Tổng giám đốc Eximbank cho biết, sẵn sàng từ chức để người khác lên thay thế điều hành hoạt động của Ngân hàng. Tuy nhiên, trước tình hình khó khăn của thị trường thời gian qua và hiện nay hiệu quả kinh doanh đạt được không như kỳ vọng thì cũng là lực bất tòng tâm.

Trong khi đó, ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch HĐQT cho rằng, cổ đông của Ngân hàng cũng phải hiểu điều, không nên đưa ra chỉ trích quá đáng cho HĐQT, Ban điều hành - những người đang làm thuê cho Eximbank.

“Chúng tôi là những người làm thuê, nhưng khi lợi nhuận cao cổ đông mừng, tại sao khi có khó khăn cổ đông lại không có sự chia sẽ với HĐQT, Ban điều hành? Trong nhiệm kỳ tới, tôi sẽ không ứng cử vào HĐQT của Eximbank”, ông Dũng bức xúc.

Tuy nhiên, gần như các câu trở lại của lãnh đạo Ngân hàng đều không thỏa mãn được cổ đông. Nhiều cổ đông xoáy mạnh vào vấn đề lương thưởng của HĐQT, Ban kiểm soát. Trước những thắc mắc này, ông Phạm Hữu Phú cho biết, thù lao HĐQT, Ban kiểm soát đã chi 2014 là 33 tỷ đồng và sẽ được thu hồi. Khoản thu hồi này được ông Lê Hùng Dũng cho biết thêm là sẽ đưa vào quỹ của Eximbank.

Nhiều cổ đông cũng yêu cầu Eximbank công bố kết quả thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với Eximbank, nhưng Chủ tọa cho biết, kết quả thanh tra là tài liệu mật và Thanh tra chưa công bố. Khi được công bố, kết quả thanh tra sẽ được công bố tại ĐHCĐ bất thường sắp tới.

Dù căng thẳng trong phần thảo luận, nhưng cuối cùng toàn bộ tờ trình của HĐQT đều được thông qua.

***

Diễn biến Đại hội.

16h05

Ông Lê Hùng Dũng phát biểu kết thúc ĐHCĐ Eximbank.

……………...

15h36

Cục trưởng Cục thanh tra giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước ông Nguyễn Văn Dũng phát biểu: Bức xúc của cổ đông về cổ tức là chuyện bình thường, song mong cổ đông chia sẻ.

Việc kết quả hoạt động của Eximbank sụt giảm một phần do ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế. Tuy nhiên, Eximbank cũng phải tích cưc nỗ lực trong quá trình xử lý nợ xấu.

....................

15h26

ĐHCĐ Eximbank báo cáo kết quả kiểm phiếu, theo đó, toàn bộ 8 tờ trình của HĐQT đã được thông qua như báo cáo hoạt động 2014, kế hoạch 2015...

...................

14h17

Đại hội đến phần bỏ phiếu.

Các thùng phiếu được nhân viên Eximbank lưu động tới tận tay cổ đông.

ĐHCĐ Eximbank: Tranh cãi nảy lửa và kéo dài ảnh 1

...................

14h16

Ông Phạm Hữu Phú, Tổng giám đốc Eximbank đưa ra ý kiến, mọi vấn đề thắc mắc của cổ đông nên chờ kết quả thanh tra của NHNN đưa ra. Vì kết quả thanh tra của NHNN là tài liệu mật nên HĐQT Eximbank không thể nói được khi chưa có kết quả thanh tra.

....................

14h10

Trước ý kiến trên của cổ SMBC, một cổ đông khác lại đưa ra chất vấn: Tại sao là cổ đông nước ngoài đang nắm giữ 15% của Eximbank mà vẫn không kiểm soát được tình hình kinh doanh của Eximbank?

....................

13h58

Đại diện vốn của cổ đông nước ngoài SMBC phát biểu: Sở dĩ do tín dụng Eximbank tăng nóng, nợ xấu tăng lên thời gian qua, một phần do việc trao quyền quá lớn cho các giám đốc chi nhánh của Eximbank.

Tuy nhiên, do biến động của tình hình kinh tế, sự trồi trụt của thị trường bất động sản thì dù có kiểm soát chặt cũng khó tránh nợ xấu.

Một nguyên nhân khác dẫn đến nợ xấu Eximbank tăng là không loại trừ yếu tố cấu kết giữa các cán bộ tín dụng và yếu tố đạo đức của những cán bộ này đã tạo ra nợ xấu cho Ngân hàng. Eximbank đã phát hiện ra các vấn đề này để khắc phục hậu quả.

Phía SMBC cũng đã có sự phối hợp, nỗ lực đào tạo cán bộ nhân viên tín dụng của Eximbank để có thể kiểm soát tốt rủi ro.

Còn về vấn đề cổ tức, chúng tối cho rằng, cổ đông cũng không nên đòi hỏi cổ tức khi tình hình kinh doanh khó khăn. Vấn đề quan trọng của Eximbank hiện nay là phải làm "sạch sẽ" nợ xấu. Không nên kỳ vọng vào lợi nhuận cao.

................

13h56

Đại hội chính thức kết thúc phần thảo luận.

................

13h54

Ông Lê Hùng Dũng yêu cầu được kết thúc phần thảo luận và chờ kết quả thanh tra Eximbak của NHNN. Tuy nhiên, cổ đông tiếp tục chất vấn về các vấn đề liên quan đến Eximland và CTCK Rồng Việt.

Ông Phú: Eximbank có nắm 10% cổ phần củan EximLand. Thù lao HĐQT, Ban kiểm soát đã chi 2014 là 33 tỷ đồng.

..................

13h50

Cổ đông Eximbank đề nghị cổ đông chiến lược nước ngoài SMBC (Nhật Bản) cũng phải có tiếng nói khi hoạt động kinh doanh của Eximbank sa sút, đi xuống nghiêm trọng năm qua.

Tuy nhiên, các câu hỏi của cổ đông liên quan đến khoản nợ vay của Eximland cũng như các vấn đề khác về nợ xấu tăng, được ông Phạm Hữu Phú trả lời: Chờ đến ĐHCĐ bất thường trong thời gian tới đây, sẽ được làm rõ khi có kết quả thanh tranh của NHNN về Eximbank.

..................

13h45

Cổ đông chưa chịu dừng và tiếp tục muốn chất vấn các vấn đề còn thắc mắc, đặc biệt là thù lao đã chi 33 tỷ đồng cho HĐQT, Ban kiểm soát năm 2014.

Ông Lê Hùng Dũng: Do kế hoạch kinh doanh đưa ra đầu năm 2014 thì HĐQT, Ban kiểm soát đã ứng một khoản dự phòng. Tuy nhiên, kết thúc năm do lợi nhuận giảm, nên thù lao đã tạm ứng cho HĐQT, Ban kiểm soát cũng sẽ được thu hồi và đưa vào quỹ của Eximbak, không mất vào đâu cả.

.......................

13h37

Ông Lê Hùng Dũng tuyên bố kết thúc phần thảo luận và cho biết, những vấn đề quan tâm cổ đông gửi cho Ngân hàng bằng văn bản.

Chủ tọa đoàn không trả lời  về vấn đề thắc mắc của đại diện vốn Vietcombank.

Mặc dù tuyên bố kết thúc phần thảo luận, nhưng một cổ đông khác đã đứng lên phản bác về việc HĐQT, Ban điều hành Eximbank không giải thích cụ thể các thắc mắc cổ đông đưa ra. Đặc biệt là việc thanh tra Eximbank của NHNN đã có kết luận thanh tra hay chưa?

Trả lời vấn đề này, ông Dũng cho biết, có thể trong ĐHCĐ bất thường tới sẽ có kết luận thanh tra do NHNN đưa ra.

Đồng thời, Chủ tịch HĐQT Eximbank cũng hẹn với cổ đông trong kỳ đại hội tới sẽ có việc bầu nhân sự nhiệm kỳ HĐQT mới.

...............

13h30

Một cổ đông khác thắc mắc:  Vì sao Eximbank lại không xây dựng tòa nhà chính tại số 7 Lê Thị Hồng Gấm, quận 1, TP. HCM mà lại đi thuê các địa điểm khác, với chi phí khá cao?

Đại diện vốn của Vietcombank tại Eximbank hỏi: Việc thu hồi thù lao HĐQT đã tạm ứng sẽ như thế nào? Có đưa vào nghị quyết HĐQT?

Trả lời về việc vì sao Eximbank chưa xây dựng trụ sở mới tại số 7 Lê Thị Hồng Gấm, ông Lê Hùng Dũng nói: Hiện đã có nhiều nhà đầu tư tham gia đấu thầu, trong đó có 1 nhà đầu tư Nhật Bản. Tuy nhiên, đến thời điểm này, HĐQT Eximbank vẫn chưa có lựa chọn cuối cùng. Bởi đối tác nước ngoài bỏ tiền vào họ cũng có tính toán kỹ.

Theo tính toán của HĐQT Eximbank, phải làm thế nào để Ngân hàng không phải bỏ ra một đồng vốn nào xây dựng tòa nhà trụ sở mới, mà vẫn có nơi làm việc khang trang.

ĐHCĐ Eximbank: Tranh cãi nảy lửa và kéo dài ảnh 2

...................

13h19

Một cổ đông hỏi: Khi nào Eximbank mới giải quyết được khó khăn nợ xấu?

Bà Văn Thái Bảo Nhi: Tình hình nợ xấu của Eximbank cũng như cơ cấu nợ của Eximbank vào khoảng 2.400 tỷ đồng và Ngân hàng đang từng bước đẩy mạnh xử lý. 

Đến ngày 30/6, Eximbank đã bán nợ xấu cho VAMC đạt gần 75% chỉ tiêu NHNN giao. 6 tháng đầu năm, Eximbank đã xử lý thu hồi được gần 1.000 tỷ đồng.

"Chúng tôi là những người làm thuê, nhưng khi lợi nhuận cao cổ đông mừng, tại sao khi có khó khăn cổ đông lại không có sự chia sẽ với HĐQT, Ban điều hành?" - Ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch HĐQT Eximbank.

Năm 2014, Eximbank bán 4.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC. 6 tháng đầu năm nay Eximbank bán gần 2.000 tỷ dồng.

Trong gần 4.000 tỷ đồng nợ xấu đã bán cho VAMC trong năm 2014, Eximbank đã xử lý thu hồi được khoảng 500 ty đồng.

Kế hoạch từ nay đến hết năm 2015, Eximbank tiếp tục bán hơn 500 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC.

Eximbank đưa ra kế hoạch sẽ xử lý khoảng 2.000 ty đồng trong năm 2015. Ngân hàng kỳ vọng bất động sản hồi phục sẽ là cơ hội để xử lý nợ xấu.

Ông Nguyễn Hồ Hoàng Vũ: Trong năm nay Eximbank phải trích trên 1.000 tỷ đồng nợ xấu cho trái phiếu đặc biệt sau khi đã bán nợ xấu cho VAMC.

Vì vậy, để đạt đươc mục tiêu llợi nhuận đề ra 1.000 tỷ đồng trước thuế trong năm nay đòi hỏi phải có sự nỗ lực lớn từ HĐQT, Ban điều hành ngân hàng.

...................

13h15

Trước thắc mắc của nhiều cổ đông về thù lao HĐQT, ông Phạm Hữu Phú, Tổng giám đốc Eximbank cho rằng, HĐQT Eximbank sẽ thu hồi mức thù lao đã chi trả cho, HĐQT, Ban kiểm soát. 

Ông Phú yêu cầu ông Nguyễn Hồ Hoàng Vũ lên báo cáo cụ thể về thù lao đã chi cho HĐQT, Ban kiểm soát.

Theo ông Vũ, phần thù lao đã phục vụ cho HĐQT, Ban kiểm soát sẽ được thu hồi lại và chỉ chi trả đúng với phần lợi nhuận còn lại 69 tỷ đồng trong năm 2014.

Tuy nhiên, ông Vũ lại không nói rõ về chi phí đã tạm ứng cho HĐQT, Ban kiểm soát trong năm qua.

Cổ đông Eximbank yếu cầu không chi thù lao HĐQT, Ban kiểm soát năm 2014, vi cổ đông cũng không có cổ tức.

.................

ĐHCĐ Eximbank: Tranh cãi nảy lửa và kéo dài ảnh 3
Lợi nhuận thấp, lãnh đạo nhà băng vẫn nhận thù lao tiền tỷ

Trong khi cổ đông nhiều ngân hàng không được nhận cổ tức 2014 do lợi nhuận sụt giảm mạnh, ngân hàng ưu tiên trích lập dự phòng, các ngân hàng muốn trả cổ tức cũng phải qua “chốt chặn” Ngân hàng Nhà nước, thì HĐQT, ban kiểm soát các nhà băng vẫn được nhận những khoản thù lao tiền tỷ.

................

13h00

Một cổ đông phản bác: Chính các cổ đông đang bị xúc phạm bởi cách thể hiện của HĐQT, Ban điều hành Eximbank trong việc không chia trả cổ tức, cũng như các giải trình khác về lợi nhuận, trích dự phòng.

Cổ đông cho rằng, các giải thích của HĐQT, Ban điều hành Eximabnk cho cổ đông về cách thắc mắc chưa rõ ràng, cụ thể nên cổ đông không hài lòng.

....................

12h50

Cổ đông: Tỷ lệ cổ phần Eximbank đầu tư vào Sacombank ra sao? Tỷ lệ này sụt giảm từ gần 10% xuống còn 5%, sẽ thiệt hại cho cổ đông Eximbank, nhất là khi giá chuyển đổi cổ phiếu trong thương vụ sáp nhập trên là 1:0,75.

Cổ đông khác: Chi phí trong hoạt động của Eximbank ở mức cao, trong đó có chi phí tài trợ cho bóng đá.

Ông Lê Hùng Dũng: Trên cơ sở xem xét và tính toán thì tỷ lệ chuyển đổi cổ phiếu trong thương vụ sáp nhập Sacombank - SouthernBank làm đảm bảo quyền lợi cho cổ đông. Tuy tỷ lệ sở hữu của Eximbank tại Sacombank có giảm, song sáp nhập quy mô của Sacombank sẽ lớn mạnh hơn.

Liên quan đến chi phí tài trợ cho bóng đá, ông Dũng nói: Đó cũng là một cách để quảng bá thương hiệu.Qua các chương trình quảng bá, từ thiện, cộng đồng thì thương hiệu Eximbank mới được nhiều người biết đến, chứ lợi nhuận làm ra không chỉ để chi trả cổ tức cho cổ đông. Vì thế, cổ đông của Ngân hàng cũng phải hiểu điều này, không nên đưa ra chỉ trích quá đáng cho HĐQT, Ban điều hành - những người đang làm thuê cho Eximbank.

Chúng tôi là những người làm thuê, nhưng khi lợi nhuận cao cổ đông mừng, tại sao khi có khó khăn cổ đông lại không có sự chia sẽ với HĐQT, Ban điều hành? Trong nhiệm kỳ tới, tôi sẽ không ứng cử vào HĐQT của Eximbank.

...................

12h40

Cổ đông: Đề nghị Chủ tịch Eximbank nên tập trung vào hoạt động ngân hàng, thay vì chú trọng đến bóng đá. Làm thế nào để chia cổ tức ở mức 7-8%, thay vì chỉ có 4-5%?

Trả lời cổ đông về vấn đề chất lượng tín dụng Eximbank đi xuống do tín dụng tăng nóng, ông Lê Hùng Dũng cho rằng, không thể lường trước được việc bất động sản đóng băng, thị trường khó khăn. Vì vậy, các cổ đông cũng phải chia sẻ với những người làm ngân hàng.

Vì đã có những năm, Eximbank chia cổ tức cao, cổ đông rất vui mừng, nhưng khi tình hình khó khăn, lợi nhuận đi xuống thì không thể chia cổ tức.

Tín dụng Eximbank tăng nóng trong những năm 2008 -2010 không chỉ có mình ngân hàng, mà còn có các nhà băng khác. Ở thời điểm đó, ai cũng muốn đẩy nhanh tín dụng để kiếm lợi nhuận.

.........................

12h26

Cổ đông: Vì sao nợ xấu của Eximbank lại tăng mạnh trong thời gian qua? Chất lượng tín dụng đi xuống thì trách nhiệm sẽ thuộc về HĐQT, Ban điều hành.

Văn Thái Bảo Nhi, Phó tổng giám đốc Phụ trách Khối giám sát hoạt động Eximbank trả lời:

Nguyên nhân phát sinh nợ xấu là do ảnh hưởng từ khung hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam tác động đến doanh nghiệp khiến nợ xấu của ngân hàng tăng. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của Eximbank trong những năm qua cũng ở mức tương đối cao, trong khi chưa có những biện pháp kịp thời để kiểm soát tăng trưởng tín dụng nóng.

Một phần, do thiếu nhân sự hoặc có thể chất lượng nhân sự chưa cao nên đã có những thiếu sót.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đó chính là thị trường bất động sản đóng băng đã ảnh hưởng phần lớn đến nợ xấu của Eximbank. Nợ xấu từ nhóm 2- nhóm 5 của Eximbank trên 1.600 tỷ đồng.

Tổng nợ xấu của Eximbank (từ nhóm 2 đến nhóm 5) là 2.400 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 2,8% tổng dư nợ. Nhưng chủ yếu là có tài sản đảm bảo, chỉ khoảng 5% trong tổng dư nợ là không có tài sản đảm bảo. Tuy có tài sản đảm bảo, song do giá bất động sản giảm nên việc phát mãi tài sản để thu hồi nợ có nhiều khó khăn.

Định hướng của Eximbank là giảm tỷ lệ dư nơ không có tài sản đảm bảo. Trong khoảng 10.000 tỷ đồng cho vay không tài sản đảm bảo của Eximbank hiện nay chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước, có uy tín và không phát sinh nợ xấu.

.....................

12h25

Ông Lê Hùng Dũng trả lời:

Thù lao HĐQT, Ban kiểm soát chỉ được chia trên tổng số lợi nhuận trước trích dự phòng hơn 800 tỷ đồng của Eximbank năm qua.

................

12h12

Ông Phạm Hữu Phú trả lời về vấn kết quả kinh doanh, cổ tức:

Mặc dù có những khó khăn trong hoạt động do tác động chung của thị trường, nên có những năm Eximbank không chia được cổ tức.

Tuy nhiên, trong những năm trước đây, Eximbank là ngân hàng đã chi trả cổ tức có tỷ lệ cao, có năm lên đến 20-25%. Tuy nhiên, đã có những thiếu sót trong điều hành, tín dụng Eximbank tăng trưởng quá nóng trong những năm trước  để lại hậu quả hiện nay. Nợ xấu Eximbank tăng khiến lợi nhuận thu về trong năm qua sụt giảm mạnh.

Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm nay, Eximbank đã bán đến 4.000 tỷ đồng nợ xấu cho Eximbank. Vì thế, đòi hỏi dự phòng rủi ro phải lớn nên ảnh hưởng đến lợi nhuận là điều đương nhiên.

Chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, Eximbank phải trích dự phòng gần 1.000 tỷ đồng cho các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC. Tuy nhiên, lợi nhuận quý I/2015 của Eximbank đạt trên 500 tỷ đồng.

6 tháng đầu năm đạt khoảng 1.000 tỷ đồng sau khi đã trích lập dự phòng đầy đủ.

Kế hoạch Eximbank trong năm nay là bán 7.000 tỷ đồng nên dự phòng sẽ không nhỏ. Điều quan trọng là phải làm thế nào để đẩy mạnh giải quyết nợ xấu, hoàn nhập dự phòng.

Ông Phạm Hữu Phú cho biết, sẵn sàng từ chức để người mới lên thay điều hành hoạt động ngân hàng hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, ông Phú cho rằng, trước tình hình khó khăn của thị trường thời gian qua và hiện nay hiệu quả kinh doanh đạt được không như kỳ vọng thì cũng là lực bất tòng tâm.

................

12h08

Ông Phạm Hữu Phú, Tổng giám đốc Eximbank trả lời cho cổ đông về vấn đề thù lao HĐQT:

Trong giờ giải lao cũng đã có nhiều cổ đông thắc mắc về việc tại sao ĐHCĐ Eximbank lần này lại không có nhân sự theo như dự kiến ban đầu. Ngay từ đầu, HĐQT Eximbank đã có danh sách dự kiến để bầu HĐQT nhiệm kỳ mới giai đoạn 2015-2020. Tuy nhiên, do tình hình thanh tra đột xuất của Ngân hàng Nhà nước và chưa có chuẩn nhân sự của Ngân hàng Nhà nước nên Eximbank chưa thể bầu nhân sự cho HD9QT nhiệm kỳ mới.

Còn về nhiệm kỳ cũ, theo thông lệ khi nhiệm kỳ cũ kết thúc thì sẽ bầu lại nhiệm kỳ mới. Năm nay, HĐQT Eximbank hết nhiệm kỳ cũ, nhưng vẫn có thể duy trì cho đến khi có HĐQT nhiệm kỳ mới tiếp quản. Vì vậy, việc Eximbank chưa bầu HĐQT nhiệm kỳ mới cũng không ảnh hưởng đến hoạt động Ngân hàng.

......................

12h00

Lãnh đạo Eximbank trả lời chất vấn của cổ đông.

Ông Hà Thanh Hùng, Phó chủ tịch HĐQT Eximbank giải thích về việc vì sao không cho cổ đông phát biểu đầu tiên vào đại hội, là do cổ đông không mang CMND, nên không đáp ứng đủ chứng từ.

Ông Hùng cũng trả lời thắc mắc về việc đầu tư tòa nhà hội sở chính của Eximbank. Cho đến nay, vẫn chưa hoàn thành viêc mua lại phần đất để xây hội sở chính, do còn nhiều thủ tục chưa xong.

Về hoạt động kinh doanh của ngân hàng có phần sa sút trong năm 2014, ông Hùng cho rằng, do nợ xấu tăng nên phải trích dự phòng cao. Kết quả lợi nhuận còn lại chỉ cón 68 tỷ đồng. 

Còn lợi nhuận trước trích dự phòng vẫn trên 800 tỷ đồng. 

Vì vậy, HĐQT Eximbank quyết định không chi trả cổ tức năm 2014 cho cổ đồng như kế hoạch đưa ra ban đầu là 8,5%.

..............

ĐHCĐ Eximbank: Tranh cãi nảy lửa và kéo dài ảnh 4

 Do phần thảo luận diễn ra khá muộn, nên nhiều cổ đông đã không đợi được và ra về

.......................

11h50

Một cổ đông khác của Eximbank bức xúc vì cách tổ chức ĐHCĐ kéo dài thời gian, trong khi đáng ra phải dành nhiều thời gian cho phần thảo luận.

Không hiểu lý do vì sao Eximabnk không chia cổ tức của năm 2014, trong khi thù lao HĐQT, Ban kiểm soát vẫn chia ở mức vài chục tỷ đồng.

Giá cổ phiếu của Eximbank cũng bị ảnh hưởng khi tình hình kinh doanh đi xuống.

...................

11h46

Tới phần thảo luận cổ đông Eximbank dường như đã bỏ về phần đông, nên lượng cổ đông còn lại không nhiều.

Cổ đông đề nghị không chi trả thù lao cho HĐQT, Ban kiểm soát mà đề tiền để chi trả cho cổ đông.

ĐHCĐ Eximbank: Tranh cãi nảy lửa và kéo dài ảnh 5 

Cổ đông Eximbank cũng kiến nghị Eximbank không nên thuê nhiều cố vấn cao cấp HĐQT để làm tăng chi phí.

Trong khi, kết quả kinh doanh của Ngân hàng lại không đạt được hiệu quả như kỳ vọng.

Tình hình kinh doanh của Eximbank sa sút, nợ xấu tăng. Tiền của cổ đông bỏ vào trong những năm qua xem như bằng không, vì không có 1 đồng cổ tức nào. Trong khi, lãi suất tiền gửi tiết kiệm vẫn ở mức 5-6%/năm.

..........................

11h44

ĐHCĐ Eximbank bắt đầu phần thảo luận.

Một cổ đông cho biết, không hiểu vì sao mà có giấy mời vẫn không vào được ĐHCĐ.

……………

11h43

ĐHCĐ trở lại làm việc và theo cập nhật mới nhất, có trên 800 cổ đông tham dự, chiếm tỷ lệ trên 91% tỷ lệ cổ đông được biểu quyết.

................

11h15

Đại hội nghỉ giải lao.

ĐHCĐ Eximbank: Tranh cãi nảy lửa và kéo dài ảnh 6

Ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch HĐQT Eximbank trao đổi với các cổ đông trong giờ nghỉ giải lao

...................

10h50

Dù không có nội dung về việc bầu HĐQT và Ban kiểm soát mới do danh sách nhân sự chưa được Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn, nhưng trong ĐHCĐ sáng nay của Eximbank cũng có các thành viên ứng cử HĐQT tham dự.

......................

Trước khi ĐHCĐ thường niên của Eximbank diễn ra 1 tuần, Nam A Bank đã tiến hành ĐHCĐ bất thường và nhiều người đã nghĩ sẽ có nội dung bàn về phương án sáp nhập. Tuy nhiên, ĐHCĐ bất thường ngày 15/7 của ngân hàng này lại diễn ra khá tẻ nhạt và chóng vánh chỉ với nội dung quan trọng nhất là bãi nhiệm và bầu mới Chủ tịch HĐQT.
Trong đại hội này, cả cổ đông và lãnh đạo Ngân hàng không hề đề cập đến vấn đề sáp nhập.

..........................

10h18

Ông Nguyễn Hồ Hoàng Vũ, Phó tổng giám đốc Eximbank báo cáo đại hội kết quả kinh doanh 2014 của Eximbank.

ĐHCĐ Eximbank: Tranh cãi nảy lửa và kéo dài ảnh 8

 Ông Nguyễn Hồ Hoàng Vũ

CFO Eximbank: “Eximbank sẽ đi vào quỹ đạo những ngân hàng tốp đầu từ năm 2016”

Chúng tôi đánh giá năm 2015, nền kinh tế chưa hoàn toàn thoát hết khỏi những khó khăn. Do đó, thu nhập dành cho dự phòng vẫn phải đáng kể. Nếu theo đà này, thu nhập từ hoạt động kinh doanh của Eximbank phải đạt mức 2.400 tỷ đồng trở lên và nếu dự phòng 1.400 tỷ đồng thì lợi nhuận còn 1.000 tỷ.

................

10h00

Ông Dũng tiếp tục báo cáo:

Năm 2014, do phải trích dự phòng cao nên lợi nhuận còn lại của Eximbank chỉ còn trên 68 tỷ đồng sau thuế so với chỉ tiêu đưa ra là 1.600 tỷ đồng.

Chỉ tiêu lợi nhuận Eximbakn đưa ra cho năm 2015 là 1.000 tỷ đồng trước thuế.

Quý 1/2015, Eximabnk đạt trên 500 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

Kết thúc 6 tháng đầu năm, Eximbank đạt 600 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế sau khi đã trích đầy đủ dự phòng.

Kết thúc 6 tháng đầu năm, Eximbank đạt 600 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế sau khi đã trích đầy đủ dự phòng.

...............

9h50

Ông Lê Hùng Dũng báo cáo kết quả kinh doanh của Eximbank năm 2014 và kế hoạch cho năm 2015.

……………

9h45

ĐHCĐ Eximbank mới bắt đầu ổn định.

…………….

9h

ĐHCĐ Eximbank bắt đầu với 467 cổ đông tham dự. Tưởng chừng ĐHCĐ sáng nay của Eximbank sẽ yên ả vì không bàn chuyện nhân sự cấp cao. Tuy nhiên, mở đầu ĐHCĐ đã có sự tranh cãi giữa cổ đông và Chủ tọa đoàn.

Theo thể lệ ĐHCĐ Eximbank đưa ra, cổ đông tham dự đại hội khi muốn phát biểu cần đăng ký trước. Để đăng ký phát biểu hoặc yêu cầu giải đáp thắc mắc, cổ đông phải ghi rõ tóm tắt nội dung phát biểu vào "Phiếu ghi ý kiến đóng góp" và gửi lại Tổ thứ ký để tập hợp và chuyển cho Chủ tọa đoàn.

Chủ tọa đoàn sẽ xem xét tính phù hợp của nội dung phát biểu trước đại hội, đồng thời giải đáp những ý kiến của cổ đông.

ĐHCĐ Eximbank: Tranh cãi nảy lửa và kéo dài ảnh 9

 Ngay từ đầu, giữa cổ đông và Chủ tọa đã có tranh cãi về thể lệ chất vấn

Tuy nhiên, cổ đông đã phán ứng mạnh mẽ thể lệ Eximbank đưa ra và kết quả ĐHCĐ phải đáp ứng việc chất vấn trực tiếp của cổ đông.

Một vấn đề khác được cổ đông Eximabnk phải đối mạnh mẽ đó là theo thể lệ ĐHCĐ Eximbank mới đầu chỉ có 3 người trong Ban kiểm phiếu. Nhưng cổ đông yêu cầu thêm 3 người để đảm bảo tính minh bạch.

Kết quả, ĐHCĐ Eximbank phải chấp thuận thêm 3 người trong Ban kiểm phiếu, nâng tổng số lên 6 người.

Theo một nguồn tin đáng tin cậy của ĐTCK, trong ĐHCĐ thường niên diễn ra sáng nay của Eximbank không bàn đến nội dung nhân sự cấp cao HĐQT cho nhiệm kỳ mới 2015-2020 như đề cập trước đó. 

Một trong những nguyên nhân lý giải cho vấn đề trên chính là đến thời điểm này nhân sự cấp cao của Eximbank vẫn chưa được Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn, cho dù trước đó báo cáo UBCNN, HOSE, Eximbank đã cho biết, danh sách các ứng cử viên ứng cử thành viên HĐQT nhiệm kỳ mới giai đoạn 2015-2020. 

Trong đó, có 2 ứng cử viên đề từ Nam A Bank là ông Trần Ngô Phúc Vũ và ông Trần Ngọc Tâm, lần lượt là nguyên CEO và Phó tổng giám đốc của Nam A Bank. 

Mới đây cũng rộ lên thông tin, Vietcombank đã chuyển nhượng phần vốn trên 8% cho Nam A Bank mà người nhận chuyển nhượng là ông Trần Ngô Phúc Vũ. Đặc biệt là trước thông tin, Nam A Bank vừa miễn nhiễm chức danh Chủ tịch HĐQT đối với ông Nguyễn Quốc Toàn khiến nhiều người liên tưởng đến ghế nóng Eximbank.

Tin bài liên quan