VN-Index mất hơn 56 điểm, vốn hóa thị trường bốc hơi 8,4 tỷ USD
Trong phiên sáng, áp lực bán tháo diễn ra ngay từ đầu phiên và lan rộng trên bảng điện tử khiến số mã giảm chiếm thế áp đảo, chỉ lác đác vài sắc xanh.
Sau ít phút nỗ lực ghìm cương, VN-Index không thể cưỡng nỗi trước áp lực bán mỗi lúc một gia tăng, lao thẳng xuống dưới 1.070 điểm, trước khi kịp trở lại trên ngưỡng này khi đóng cửa phiên sáng.
Trong phiên chiều, lực cầu có chút gia tăng đầu phiên giúp VN-Index trở lại sát ngưỡng 1.080 điểm.
Tuy nhiên, tâm lý hoảng loạn lan rộng, kích hoạt lệnh bán tháo ồ ạt, đẩy VN-Index lao dốc không phanh khi mất tới hơn 50 điểm, xuống dưới ngưỡng 1.050 điểm.
Lực bán tháo càng về cuối phiên càng diễn ra dứt khoát và mạnh mẽ, khiến các chỉ số càng lao dốc mạnh hơn, VN-Index có phiên giảm mạnh nhất (theo số tương đối) hơn 3 năm rưỡi.
Trong nhóm ngân hàng, MBB, VPB và HDB may mắn thoát mức sàn, còn lại VCB, BID, CTG, STB, EIB đều đóng cửa ở mức sàn.
Nhóm chứng khoán, nhóm bất động sản cũng đồng loạt đóng cửa ở mức sàn như VIC, VRE, DIG, DXG, NTL, TDH, LDG, NLG, NVT, LGL, UDC, KAC, QCG, hay thuộc nhóm xây dựng HBC.
Ngoài trừ NVL, ROS và CTD đi ngược dòng nước khi đóng cửa tăng lần lượt 0,12%, 0,56%, và 1,13%.
Nhóm chứng khoán AGR giảm nhẹ, HCM và BSI thoái khỏi sắc xanh mắt mèo, còn SSI, CTS, VND đóng cửa ở mức sàn. Hay nhóm dầu khí có GAS, PVD, PLX cũng đóng xuống kịch sàn.
Một số mã lớn khác cũng bị giảm sàn như MSN, BVH, REE, GEX, HSG hay nhóm cổ phiếu thị trường như FLC, HQC, ITA, HAI, DLG, HAG, HNG, TSC, AMD, VHG, HHS, JVC, CDO…
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 3,56 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 71,51 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 1,39 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 27,88 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 140.259 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 13,64 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 5/2: VN-Index giảm 56,33 điểm (-5,10%), xuống 1.048,71 điểm; HNX-Index giảm 5,03 điểm (-4,06%), xuống 118,94 điểm; UPCoM-Index giảm 1,91 điểm (-3,25%), xuống 56,93 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 10.112 tỷ đồng.Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Theo Bộ Lao động Mỹ, số công việc tạo thêm trong tháng 1 tăng hơn 200.000 việc làm, trong khi tiền lương nhân công tăng 2,9%, lên mức cao nhất kể từ năm 2009, làm gia tăng áp lực lên lạm phát, qua đó càng gia tăng khả năng Fed sẽ tăng lãi suất 4 lần trong năm nay như dự kiến.
Điều này khiến giới đầu tư lo lắng nền kinh tế sẽ bước vào thời kỳ suy thoái như trước đó gần 10 năm, khiến lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên mức 3,5%, mức cao nhất kể từ tháng 4/2011.
Những dữ liệu kinh tế mới công bố khiến giới đầu tư đồng loạt bán tháo trong phiên cuối tuần trước, kéo cả 3 chỉ số chính của phố Wall lao đốc.
Trong đó, chỉ số Dow Jones có phiên giảm mạnh nhất kết từ tháng 12/2008, thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính.
Phiên lao dốc này cũng khiến Dow Jones và S&P 500 có tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 1/2016 và Nasdaq cũng có tuần thiệt hại nhất kể từ tháng 2/2016.
Tất cả 11 chỉ số ngành của S&P 500 đều giảm điểm trong phiên này, trong đó mất điểm mạnh nhất là nhóm cổ phiếu công nghệ.
Trong khi đó, chỉ số VIX đo lường sự sợ hãi của phố Wall tăng hơn 4 điểm, lên mức 17,86 điểm, cao nhất kể từ tháng 11/2016, còn giao dịch quyền chọn chỉ số VIX lên mức cao lịch sử.
Kết thúc phiên 2/2, chỉ số Dow Jones giảm 665,75 điểm (-2,54%), xuống 25.520,96 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 59,85 điểm (-2,12), xuống 2.762,13 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 144,92 điểm (-1,96%), xuống 7.240,95 điểm.
Trên thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản lao dốc do sự ảnh hưởng tiêu cực từ phiên cuối tuần qua trên phố Wall.
Chỉ số Nikkei 255 đã giảm 2,5% xuống còn 22.682,08 điểm, mức giảm mạnh nhất trong ngày kể từ 9/11/2016, thời điểm ông Donald Trump giành thắng lợi trong cuộc đua vào Nhà trắng.
Đây cũng là mức đóng cửa thấp nhất trong hơn 7 tuần và giảm xuống dưới mức trung bình 50 ngày lần đầu tiên kể từ tháng 9.
Các cổ phiếu công nghệ cao cũng bị bán tháo với Shin-Etsu Chemical giảm 3,9% trong khi đó Murata Manufacturing giảm 3,5%.
Khoảng 93% cổ phiếu sụt giảm trong khi chỉ có 5% tăng diểm, trong đó có Sony và Honda Motor vẫn giữ đà tăng, do công bố lợi nhuận tăng trưởng vào cuối tuần trước.
Chứng khoán Trung Quốc ít bị tác động tiêu cực từ hầu hết các thị trường trên thế giới, khi nhóm cổ phiếu tài chính và vận tải tăng đã bù đắp cho sự sụt giảm ở nhóm cổ phiếu tiêu dùng.
Tâm lý thị trường cũng được nâng đỡ nhờ kết quả của một cuộc khảo sát cho thấy lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc bắt đầu tăng trở lại trong tháng đầu tiên của năm 2018, và có tốc độ tăng mạnh nhất trong gần 6 năm.
Chỉ số theo dõi các tổ chức cho vay lớn tại Trung Quốc tăng 3,5%, dẫn đầu bởi China Citic Bank tăng 9,8%.
Chỉ số Shanghai Composite tăng 0,73% lên 3.487,38 điểm. Chỉ số CSI300 blue-chip tăng 0,07% lên 4.274,15 điểm.
Chỉ số theo dõi ngành tài chính tăng 1,75%, ngành tiêu dùng giảm 3,77%, bất động sản tăng 0,29%, và chăm sóc sức khỏe giảm 1,42%.
Nhóm cổ phiếu tăng điểm lớn nhất trong phiên là Kailuan Energy Chemical Co Ltd tăng 10,05%, Tân Cương Talimu Development Development Co Ltd tăng 10,05% và Tân Cương Ba Yi Iron & Steel Co Ltd tăng 10,03%.
Nhóm cổ phiếu giảm điểm lớn nhất là Công nghệ Viễn thông Datang giảm 10,03%, Công ty Công nghệ Năng lượng Xanh LONGi mất 10,01% và Chiết Giang ChiMin Pharmaceutical Co Ltd giảm 10%.
Khoảng 21,77 tỷ cổ phiếu được giao dịch trên sàn, bằng 106% trung bình 30 ngày gần nhất của thị trường.
Chứng khoán Hồng Kông cũng giảm mạnh bởi kết quả tồi tệ trên phố Wall, nhưng bù lại dòng tiền từ Đại lục vẫn tiếp tục tìm mua các cổ phiếu Thành phố trong chương trình kết nối chứng khoán Thượng Hải – Hồng Kông.
Phiên hôm nay, nhà đầu tư Đại lục đã dùng tới 71,9% hạn ngạch kết nối Chứng khoán Thượng Hải – Hồng Kông để mua cổ phiếu, tỷ lệ % hàng ngày lớn nhất kể từ tháng 4/2015.
Hang Seng-Index giảm 1,09% xuống 32.245,22 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,43% xuống 13.479,83 điểm,
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 2,5%, ngành CNTT giảm 2,11%, tài chính giảm 0,64%, và bất động sản giảm 1,83%.
Cổ phiếu tăng điểm lớn nhất hôm nay thuộc về AAC Technologies Holdings Inc tăng 4,32%, trong khi giảm điểm nhiều nhất là Sino Land Co Ltd giảm 3,42%.
Nhóm cổ phiếu H tăng mạnh nhất là Citic Bank Corp Ltd tăng 4,49%, Air China Ltd tăng 3,05% và Guangzhou Automobile Group Co Ltd tăng 2,17%.
Nhóm cổ phiếu H mất điểm nhiều nhất thuộc về Zhuzhou CRRC Times Electric Co Ltd giảm 3,32%, China Petroleum & Chemical Corp giảm 2,9% và China Shenhua Energy Co Ltd giảm 2,7%.
Khoảng 3,23 tỷ cổ phiếu đã được giao dịch trên sàn, bằng 125,4% trung bình 30 ngày gần nhất của thị trường.
Kết thúc phiên 5/2: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 592,45 điểm (-2,55%), xuống 22.682,08 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 356,56 điểm (-1,09%), xuống 32.245,22 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 25,42 điểm (+0,73%), lên 3.487,50 điểm.
- Vàng SJC tăng nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.745 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 80.000 đồng/lượng chiều mua vào, giảm 70.000 đồng/lượng chiều bán ra so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,67 - 36,86 triệu đồng/lượng, tăng 40.000 đồng/lượng chiều mua vào và 30.000 đồng/lượng chiều bán ra so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.444 đồng/USD, tăng 18 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.675 - 22.745 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Bán lẻ, phí dịch vụ sẽ là động lực chính cho thu nhập ngân hàng 2018
Khối Nguồn vốn, Khối Khách hàng doanh nghiệp lớn là niềm tự hào của ngân hàng bởi đóng góp phần doanh thu lớn, nhưng các số liệu cho thấy “sao đã đổi ngôi”...>> Chi tiết
- Đa sắc bức tranh lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết
Năm 2017 qua đi với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán. Đã có ý kiến lo ngại về nguy cơ bong bóng, bởi cho rằng thị trường tăng điểm quá đà..>> Chi tiết
- Săn cổ phiếu chờ ngày niêm yết
Trong bối cảnh nhiều cổ phiếu trên sàn niêm yết tăng giá mạnh và không còn rẻ trong mắt nhà đầu tư, một bộ phận nhà đầu tư có xu hướng săn mua cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC) hoặc UPCoM để đón đầu kế hoạch niêm yết doanh nghiệp..>> Chi tiết
- Lý giải nguyên do "bom tấn" VRG trở thành "bom xịt"
Chỉ có 499 nhà đầu tư đăng ký tham gia mua gần 101 triệu cổ phiếu, tức chỉ bằng 21% lượng cổ phiếu mà Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đưa ra đấu giá..>> Chi tiết
- Không thể buông tay cổ phần hóa
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ vừa nhắc tới mục tiêu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và kế hoạch 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả..>> Chi tiết
- Chứng khoán Việt Nam “sập sàn”, còn châu Á bán tháo mạnh nhất kể từ 2016
Thị trường chứng khoán châu Á đang có phiên bán tháo mạnh nhất kể từ năm 2016. Trong khi đó, thị trường chứng khoán tương lai của Mỹ và châu Âu cũng bắt đầu theo xu hướng giảm..>> Chi tiết