Ảnh Internet.

Ảnh Internet.

Thị trường tài chính 24h: Kịch bản cũ không lặp lại

(ĐTCK) VN-Index lấy lại mốc 900 điểm; Nhân dân tệ mất giá: Lượng hóa tác động đến VND; Bấp bênh cổ phiếu ngân hàng; Mắc kẹt với cổ phiếu yếu kém;  Cần rà soát chỉ số VN30 theo hướng giảm tác động tiêu cực liên thị trường; Chứng khoán Châu Á duy trì đà tăng nhẹ; Nghi vấn Xiaomi “thổi giá” khi lên sàn...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index tăng hơn 11 điểm

Trong phiên sáng, VN-Index bật tăng mạnh ngay khi mở cửa lên 910 điểm với sự hỗ trợ đặc lực của nhóm ngân hàng. Tuy nhiên, chỉ số  không thể giữ được mốc hỗ trợ tâm lý này do sắc đỏ tại VHM và SAB.

Trong phiên chiều, một lần nữa VN-Index thử sức 910 điểm, nhưng lại bị đẩy ngược trở lại bất chấp nhiều mã nới rộng đà tăng và có thêm nhiều con sóng đơn lẻ khác xuất hiện.

VN-Index bị đẩy về sát mức điểm của phiên sáng do lực cản từ VNH, VNM, trong khi VIC cũng không giữ được sắc xanh. Thanh khoản của thị trường có cải thiện, nhưng vẫn đứng ở mức thấp.

Top 10 mã vốn hóa lớn nhất HOSE, VIC lùi về tham chiếu, VHM giảm 0,64%, xuống 109.300 đồng, VNM giảm 1,19%, xuống 166.300 đồng và thêm SAB giảm nhẹ 0,05%, xuống 218.000 đồng.

Nhóm ngân hàng giữ được phong độ tốt với VCB tăng 4,58% lên 54.800 đồng; CTG tăng 3,67%; lên 22.600 đồng; BID tăng 2,17% lên 23.500 đồng; VPB tăng 3,98 lên 27.400 đồng; TCB tăng 0,77%, lên 26.200 đồng; MBB tăng 2,97% lên 20.800 đồng; HDB tăng 1,36% lên 33.450 đồng; STB tăng 2,96% lên 10.450 đồng; TPB tăng 1,31% lên 27.100 đồng; EIB đứng tham chiếu 14.000 đồng.

Trong nhóm cổ phiếu lớn và bluechip, có thêm nhiều mã tăng mạnh như GAS tăng 3,54%, lên 81.800 đồng, HPG tăng 5,48%, lên 35.600 đồng, FPT tăng 4,64%, lên 40.600 đồng, SSI tăng 5,17%, lên 27.450 đồng, t ROS tăng trần lên 44.150 đồng.

Cũng đua sắc tím với ROS còn có HAG lên 5.350 đồng, HAR lên 5.350 đồng, AMD lên 3.590 đồng, HAS lên 7.510 đồng, SGT lên 5.630 đồng…, HAI lại mất sắc tím khi chốt phiên.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng hơn 1,26 triệu đơn vị, giá trị bán ròng 42,2 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng hơn 1,06 triệu đơn vị, giá trị bán ròng 1,11 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng 306.759 đơn vị, nhưng giá trị tương ứng lại là mua ròng 6,47 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 13/7: VN-Index tăng 11,21 điểm (+1,25%), lên 909,72 điểm; HNX-Index tăng 2,08 điểm (+2,07%), lên 102,51 điểm; UPCoM-Index tăng 0,45 điểm (+0,91%), lên 49,27 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn  3.453 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Sau phiên bán mạnh trước đó do lo ngại cuộc chiến thương mại leo thang, phố Wall đã đồng loạt hồi phục tích cực trong phiên thứ Năm, đặc biệt là Nasdaq còn lấy lại cả vốn và lãi nhờ sự khởi sắc của nhóm cổ phiếu công nghệ.

Trong phiên thứ Năm, cổ phiếu của các đại gia công nghệ như Facebook, Amazon, Microsoft đều tăng lên mức cao kỷ lục mới.

Trong khi đó, theo dữ liệu vừa công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 của Mỹ tăng 0,1% so với tháng 5, thấp hơn so với dự báo tăng 0,2%.

CPI tính theo năm tăng 2,9%, mức cao nhất trong 6 năm. Tuy nhiên, những con số này vẫn chưa được xem là có vấn đề đối với lạm phát, nên có khả năng giữ Fed thực hiện đúng kế hoạch tăng lãi suất trong năm nay.

Mua công bố kết quả kinh doanh quý II sẽ bắt đầu từ thứ Sáu này với những “phát súng” đầu tiên đến từ nhóm ngân hàng với tên tuổi lớn là JP Morgan Chase với dự báo kết quả kinh doanh sẽ khả quan.

Kết thúc phiên 12/7, chỉ số Dow Jones tăng 224,44 điểm (+0,91%), lên 24.924,89 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 24,27 điểm (+0,87%), lên 2.798,29 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 107,30 điểm (+1,39%), lên 7.823,91 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đã tăng lên mức cao nhất trong 3 tuần, nhờ đồng Yên yếu và lực đẩy từ cổ phiếu Fast Retailing.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 tăng 1,9% lên 22.597,35 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 21/6. Topix tăng 1,2% lên 1.730,07 điểm.

Cổ phiếu của Fast Retailing tăng 7% sau khi lợi nhuận hoạt động quý III tăng 37% lên mức kỷ lục 68,4 tỷ Yên nhờ doanh số bán hàng tại các cửa hàng Uniqlo ở nước ngoài. Qua đó, đóng góp tới 130 điểm tích cực cho chỉ số Nikkei 255.

Đồng USD chạm mức cao mới trong 6 tháng là 112,775 Yên/USD, qua đó, giúp cổ phiếu của các công ty xuất khẩu đi lên.

Cổ phiếu Yaskawa Electric biến động động, khi giảm 4% sau khi đã tăng trong phiên sáng, khi kết quả kinh doanh quý III được xem là có cả tích cực và tiêu cực.

Lợi nhuận hoạt động của Yaskawa Electric tăng 30% trong năm lên 17,2 tỷ Yên nhờ doanh số bán hàng vọt lên của dòng sản phẩm điều khiển chuyển động và các sản phẩm tự động hóa robot.

Tuy nhiên, điểm tối là triển vọng tiêu cực về đơn đặt hàng cho động cơ servo AC, vốn có biên lợi nhuận cao sẽ ảnh hưởng bởi nhu cầu Smartphone chậm lại ở Trung Quốc.

Nhóm cổ phiếu công nghệ cũng thu hút người mua, sau khi tại phố Wall đêm qua chỉ số Nasdaq lên mức cao kỷ lục với Advantest Corp tăng 2,7% và Kyocera Corp tăng 2%.

Chứng khoán Trung Quốc điều chỉnh nhẹ, nhưng đã đạt mức tăng hàng tuần tốt nhất trong hơn hai năm qua.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,2% xuống 2.831,18 điểm, trong tuần chỉ số này tăng 3,1%.

Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,4% lên 3.492,69 điểm, trong tuần tăng 3,8%.

Xuất khẩu của Trung Quốc bất ngờ tăng tốc trong tháng 6 và thặng dư thương mại với Mỹ vẫn ở mức cao kỷ lục, một dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế, bất chấp căng thẳng thương mại ngày một gia tăng với Mỹ.

Cụ thể, thặng dư thương mại với Mỹ tăng lên 28,97 tỷ USD trong tháng 6/2018. Trong tháng 5/2018, khoản thặng dư thương mại này chỉ là 24,58 tỷ USD.

Tính chung trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tới Mỹ của Trung Quốc tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước (xét trên đồng Nhân dân tệ). Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ cũng tăng 4%.

Tuy nhiên, thị trường nhìn chung hầu như không có phản ứng tích cực với thông tin này.

Bởi các lo ngại về chiến tranh thương mại vẫn ám ảnh giới đầu tư, mặc dù nhiều người tin rằng áp lực bán đang ngày một hạ nhiệt, do nhiều cổ phiếu đã về sát vùng giá thấp nhất của mình, và những trấn an từ các nhà hoạch định chính sách, trong đó đã thực hiện việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại nhiều ngân hàng lớn.

Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu tăng tốt nhất là Veken Technology Co Ltd tăng 10,08%; Dynagreen Environmental Protection Group Co Ltd tăng 10,02%; Zhejiang Shengyang Science&Technology Co Ltd tăng 10,02%.

Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất là Huayi Electric Co Ltd giảm 10,06%; Ningxia Xinri Hengli Steel Wire Rope Co Ltd  mất 10,02%; Shandong Jiangquan Industry Co Ltd giảm 9,96%.

Chứng khoán Hồng Kông hạ dần độ cao, và đóng cửa trong sắc xanh nhạt, nhưng chừng đó cũng đủ giúp chỉ số chính có mức tăng tuần đầu tiên sau 1 tháng.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,2% lên 28,525.44 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,1% xuống 10.746,45 điểm.

Các nhà phân tích đã nâng dự báo tăng trưởng 2018 cho nền kinh tế Trung Quốc, một động thái đáng ngạc nhiên khi một cuộc chiến thương mại leo thang với Mỹ chưa có dấu hiệu nào sẽ giảm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 0,2%, ngành CNTT tăng 0,55%, tài chính giảm 0,01% và bất động sản tăng 0,12%.

Cổ phiếu tăng giá lớn nhất là China Mengniu Dairy Co Ltd tăng 5,12%, trong khi thua lỗ lớn nhất là China Shenhua Energy Co Ltd giảm 2,19%.

Nhóm cổ phiếu H tăng cao nhất là Hengan International Group Company Ltd tăng 3,63%; Guangdong Investment Ltd tăng 2,92% và Sinopharm Group Co Ltd tăng 2,48%.

Nhóm H giảm sâu nhất có ZhongAn Online P & C Insurance Co Ltd giảm 3,93%, China Shenhua Energy Co Ltd giảm 2,2% và Air China Ltd giảm 1,8%.

Kết thúc phiên 13/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 409,39 điểm (+1,85%), lên 22.597,35 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 44,61 điểm (+0,16%), lên 28.525,44 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 6,48 điểm (-0,23%), xuống 2.831,18 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC đứng giá. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.080 đồng/USD.

Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,82 - 37,02 triệu đồng/lượng, tăng 10.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.648 đồng/USD, giảm 4 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.010 - 23.080 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Nhân dân tệ mất giá: Lượng hóa tác động đến VND

heo giới chuyên gia, Nhân dân tệ mất giá có tác động gián tiếp lên tỷ giá VND, nhưng không  phải là vấn đề đáng lo ngại..>> Chi tiết

Bấp bênh cổ phiếu ngân hàng

VN-Index xuyên thủng mốc 900 điểm, đóng cửa phiên 11/7 ở mức 886 điểm, trong khi đây là ngưỡng tâm lý quan trọng đối với thị trường. 4 cổ phiếu ngân hàng lớn là VCB, TCB, CTG, BID lần lượt đóng góp nhiều nhất vào mức giảm điểm của chỉ số..>> Chi tiết

Mắc kẹt với cổ phiếu yếu kém

Không ít cổ phiếu có thị giá chỉ vài ba nghìn đồng, thậm chí dưới 1.000 đồng/cổ phiếu vì doanh nghiệp kinh doanh bết bát, vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin… Khả năng chuyển biến của doanh nghiệp thấp nên một số nhà đầu tư “đánh cược” vào nhóm cổ phiếu này đang bị “mắc kẹt”..>> Chi tiết

Cần rà soát chỉ số VN30 theo hướng giảm tác động tiêu cực liên thị trường

Ngày 11/7/2018, Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải - nhân sự mới phụ trách ngành chứng khoán tại Bộ Tài chính -  đã có cuộc làm việc với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK). Thứ trưởng đánh giá cao những kết quả TTCK đạt được và chỉ đạo nhiều giải pháp để thị trường bước tiếp..>> Chi tiết

VEPR dự báo tăng trưởng kinh tế quý III đạt 6,65%

Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) công bố mới đây đã lạc quan cho rằng, mục tiêu tăng trưởng năm 2018 đạt 6,5 - 6,7% là hoàn toàn khả thi cho dù triển vọng kinh tế nửa cuối năm có thể có diễn biến kém thuận lợi hơn 6 tháng đầu năm..>> Chi tiết

Nghi vấn Xiaomi “thổi giá” khi lên sàn

Được ca tụng là thương vụ lên sàn lớn nhất và quan trọng nhất của ngành công nghệ Trung Quốc trong năm nay, nhưng những ngày đầu tiên chính thức giao dịch trên sàn chứng khoán của cổ phiếu Xiaomi Corp lại không mấy thuận lợi..>> Chi tiết

Tin bài liên quan