VN-Index phục hồi
Trong phiên giao, dư âm của phiên bán tháo hôm qua khiến VN-Index lao thẳng xuống 1.015 điểm. Tuy nhiên, ở vùng điểm này, lực cầu bắt đáy ở một số mã lớn đã kéo chỉ số trở lại vùng tham chiếu.
Dù vậy, với lực cầu thận trọng, chỉ cần lực cung gia tăng đã ép chỉ số giảm trở, và diễn biến lình xình tiếp tục cho đến hết phiên.
Trong phiên chiều, với việc bên bán đã không còn quá vội vã, trong khi lực cầu cũng túc tắc nhập cuộc, giúp thị trường dần hồi phục và đà tăng được nới rộng dần về cuối phiên với sự hỗ trợ của nhóm VN30.
Ngoài VIC, GAS, CTG và VRE, trong Top 10 mã vốn hóa lớn nhất sàn HOSE, nhiều mã khác cũng đã đảo chiều tăng giá thành công, chỉ còn VNM giảm 1,11%, xuống 178.000 đồng, MSN giảm 0,11%, xuống 93.900 đồng và VJC giảm 1,15%, xuống 189.900 đồng.
Cụ thể, VIC tăng 2,9%, lên 124.000 đồng; GAS tăng mạnh 5,81% lên 111.100 đồng; VCB tăng 2,48%, lên 57.900 đồng; SAB tăng 0,85% lên 236.000 đồng; BID tăng 3,98%, lên 34.000 đồng; CTG tăng 5%, lên 29.400 đồng; VRE tăng 1,33%, lên 45.700 đồng.
Trong nhóm ngân hàng, ngoài 3 ông lớn VCB, BID, CTG, các mã còn lại niêm yết trên HOSE cũng đều đua sắc xanh đậm.
Trong đó, VPB tăng 3,4%, lên 51.700 đồng; MBB tăng 3,38%, lên 30.550 đồng; HDB tăng 3,5%, lên 41.400 đồng; STB tăng 1,55%, lên 13.100 đồng; EIB tăng 2,02%, lên 15.150 đồng; TPB tăng 1,02%, lên 29.800 đồng.
Nhóm chứng khoán cũng đảo chiều tăng, đặc biệt là VND từ mức sàn 22.000 đồng khi mở cửa, leo lên mức trần 25.300 đồng khi đóng cửa.
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng hơn 5,04 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 169,9 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng gần 1,26 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 33,46 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 158.180 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 9,71 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 11/5: VN-Index tăng 15,98 điểm (+1,55%), lên 1.044,85 điểm; HNX-Index tăng 1,82 điểm (+1,5%), lên 122,77 điểm; UPCoM-Index tăng nhẹ 0,05 điểm (+0,09%), lên 56,08 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 4.938 tỷ đồng.
Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Được thúc đẩy bởi kế hoạch mua lại 100 tỷ USD công bố hồi tuần trước, cổ phiếu Apple tăng 1,43%, tác động tích cực nhất đến S&P 500. Công ty này đang chuẩn bị trở thành công ty đầu tiên có vốn hóa thị trường trị giá 1.000 tỷ USD.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Bộ Lao động Mỹ tăng 0,2% trong tháng 4, thấp hơn dự báo của các chuyên gia kinh tế, khi chi phí nhiên liệu gia tăng và số chổ ở cho thuê bị ảnh hưởng bởi sự điều tiết trong giá chăm sóc y tế.
Chỉ số CPI cơ sở, trừ hàng hóa thực phẩm và năng lượng, nhích 0,1% trong tháng 4, thấp hơn so với 2 tháng trước đó, và không làm thay đổi kỳ vọng nâng lãi suất vào tháng 6 tới của nhà đầu tư.
Một chỉ số lạm phát cao hơn có thể làm gia tăng lo ngại Fed sẽ nâng lãi suất một cách tích cực hơn.
Mark Kepner, Nhà đầu tư cổ phần tại Themis Trading, nhận định: “Chỉ số CPI có mức không đáng báo động như Fed đang nghĩ. Điều này giúp thị trường tỏ ra thỏa mái rằng Fed sẽ không có động thái quá nhanh”.
Thị trường chứng khoán Mỹ lan tỏa sắc xanh, trong đó 11 lĩnh vực chính thuộc S&P 500 đều tăng điểm.
Kết thúc phiên 10/5, chỉ số Dow Jones tăng 196,99 điểm (+0,80%), lên 24.739,53 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 25,28 điểm (+0,94%), lên 2.723,07 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 65,07 điểm (+0,89%), lên 7.404,98 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng lên mức cao nhất trong 3 tháng, do dữ liệu lạm phát của Mỹ không như dự kiến, qua đó làm giảm bớt lo ngại về việc Fed có thể tăng lãi suất nhanh hơn.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 tăng 1,16% lên 22.758,48 điểm. Chỉ số này tăng 1,3% trong tuần này. Topix tăng 0,98% lên 1.794,96 điểm.
Nhóm cổ phiếu liên quan đến sản xuất chip tăng sau khi Apple tăng vọt trong đêm qua tại phố Wall, với Tokyo Eletron tăng 2,5%, Advantest Corp tăng 0,9% và Murata Manufacturing tăng 4,6%.
Suzuki Motor Corp tăng 9% sau khi báo cáo lợi nhuận hoạt động đã tăng 40,3% lên 374,2 tỷ yên (3,42 tỷ USD) cho năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2018.
Suzuki cũng dự đoán doanh số bán xe toàn cầu sẽ tăng 2,3% trong năm nay tới với mức kỷ lục 3,3 triệu chiếc.
Panasonic Corp tăng 4,9% sau khi báo cáo tăng 58% lợi nhuận ròng trong năm qua lên 236,04 tỷ yên.
Kirin Holdings tăng 2,4% sau khi lợi nhuận hoạt động của nhà sản xuất bia tăng 26,4% lên 74,4 tỷ yên trong quý cuối cùng trong năm tài chính.
Ngược lại, Rakuten Inc mất 4,4%. Khi lợi nhuận hoạt động giảm 30,5% xuống 28,1 tỷ yên trong quý IV năm tài chính 2017-2018, do chi phí gia tăng và thỏa thuận tài trợ với câu lạc bộ bóng đá Barcelona đã thêm phần gánh nặng cho công ty.
Chứng khoán Trung Quốc điều chỉnh, nhưng thị trường đang hào hứng với việc bổ sung thêm các blue-chip của MSCI vào tháng tới.
Đóng cửa, chỉ số Shanghai Composite giảm 0,4% xuống 3.163,26 điểm. Chỉ số CSI300 blue-chip giảm 0,5% xuống 3.872,84 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính giảm 0,3%, ngành tiêu dùng giảm 0,44%, bất động sản giảm 0,98% và y tế giảm 2,19%.
Nhóm cổ phiếu tăng điểm lớn nhất là Jiangsu Sunrain Solar Energy Co Ltd tăng 10,09%, Chengtun Mining Group Co Ltd tăng 10,04% và Shanghai No.1 Pharmacy Co Ltd tăng 10,01%.
Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất có Aurora Optoelectronics Co Ltd giảm 10,03% Chiết Giang Dibay Electric Co Ltd mất 7,41% và Yunnan Bowin Technology Industry Co Ltd
Chứng khoán Hồng Kông tăng, sau khi chỉ số CPI của Mỹ không như kỳ vọng có thể khiến Fed chậm lại quá trình tăng lãi suất.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1%, lên 31.122,06 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,9%, lên 12.345,30 điểm.
Nhóm cổ phiếu tăng mạnh nhất phiên hôm nay là Geely Automobile Holdings Ltd tăng 3,7%, Swire Pacific Ltd tăng 3% và AIA Group Ltd tăng 2,4%.
Nhóm cổ phiếu giảm mạnh nhất có Sunny Optical Technology Group Co giảm 0,7%, MTR Corp Ltd giảm 0,6% và BOC Hong Kong Holdings Ltd giảm 0,5%
Kết thúc phiên 11/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 261,30 điểm (+1,16%), lên 22.758,48 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 312,84 điểm (+1,02%), lên 30.122,06 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 11,15 điểm (-0,35%), xuống 3.163,26 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC tiếp tục tăng. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.805 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 50.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,65 - 36,85 triệu đồng/lượng, tăng 40.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.560 đồng/USD, giảm 18 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.735 - 22.805 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Vẫn cần liên tục cảnh báo rủi ro tín dụng chứng khoán, bất động sản
Theo Báo cáo tình hình kinh tế - tài chính tháng 4/2018 của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia vừa công bố, tín dụng ước tăng trưởng 4,3% (cùng kỳ năm 2017 tăng 5,6%)..>> Chi tiết
- Hàng khủng sắp lên sàn, OTC tăng nhiệt
Sau thời gian tạm tĩnh lặng, thị trường giao dịch cổ phiếu tự do (OTC) đang trở nên náo nhiệt khi các “thương vụ của năm 2018” lần lượt vào đường đua. Techcombank, Vinhomes, Cenland, Hải Phát Invest… lần lượt hé lộ thời điểm niêm yết, khiến sự săn lùng các cổ phiếu ngoài sàn trở nên sôi sục..>> Chi tiết
- BSC: Nhóm ngân hàng, bất động sản sẽ dẫn sóng
Theo báo cáo triển vọng thị trường với các chủ đề đầu tư trong nửa cuối năm 2018 của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), thị trường chứng khoán còn nhiều cơ hội để đầu tư..>> Chi tiết
- Doanh nghiệp xếp hàng tìm đối tác chiến lược
Sau khi IPO thành công, nhiều doanh nghiệp đang lên kế hoạch gọi vốn từ các nhà đầu tư chiến lược trong năm nay với kỳ vọng đem lại cú huých cho triển vọng kinh doanh, cũng như thị giá cổ phiếu..>> Chi tiết
- Quỹ đầu tư “khát” thương vụ lớn
Thách thức dành cho quỹ đầu tư tại thị trường Việt Nam là quy mô thương vụ thấp hơn mức mà họ mong muốn..>> Chi tiết
- Mỹ rút khỏi thỏa thuận với Iran: Giá dầu khó lên cao
Quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đồng thời áp đặt lại các lệnh cấm vận kinh tế đối với quốc gia này đang trở thành mối lo ngại mới nhất đối với thị trường dầu mỏ toàn cầu..>> Chi tiết