VN-Index trở lại
Đà hồi phục của phiên chiều hôm qua nhờ dòng tiền "dũng cảm" bắt đáy, cộng với tín hiệu lạc quan của chứng khoán quốc tế đã giúp cho cả phiên ngày hôm nay mang màu tươi mới.
Phiên chiều nay vẫn giữ được đà tăng của phiên sáng, nhưng vẫn có đôi chút hồi hộp khi thị trường giảm điểm khá nhanh lúc đầu phiên. Rất may, sự hồi phục có lại được luôn sau đó, dẫn dắt chính vẫn là nhóm bluechip, mà dòng bank là đầu tàu kéo chỉ số đi lên.
Cặp đôi HDB, BID đã nhanh chóng được kéo lên trần nhờ lực cầu mạnh, trong đó HDB được khối ngoại khi mua ròng mạnh hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
VJC cũng đón nhận tín hiệu vui và cùng khoe sắc tím khi tăng hết biên độ 7% lên mức 184.100 đồng/cổ phiếu, khối lượng khớp 1,15 triệu đơn vị.
Dòng tiền đã có tính lan tỏa hơn. Bên cạnh các bluechip và vốn hóa lớn, các mã thị trường cũng đang bước vào đợt sóng mới với những mã quen thuộc cũng đua nhau khởi sắc và tăng kịch trần như AMD, FLC, DIG, HAI, KSA, NLG…
Trong phiên ngày hôm nay tuy thị trường đã phục hồi khá mạnh nhưng dòng tiền không tăng, thậm chí còn giảm so với những phiên tuần trước. Tổng cộng giá trị giao dịch 2 sàn HOSE và HNX sau đợt khớp lệnh liên tục là hơn 7.500 tỷ đồng.
Điều này phản ánh tâm lý thận trọng khi bên bán không bán bằng mọi giá như 2 phiên gần đây, nhưng bên mua cũng không muốn mua ở mức giá quá cao, dù nỗi lo giảm giá mạnh đã vơi đi phần nào.
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng 3,97 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 224,54 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 237.881 đơn vị, tương ứng tổng giá trị 28,95 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng 167.797 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 2,36 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 7/2: VN-Index tăng 28,95 điểm (+2,86%), lên 1.040,55 điểm; HNX-Index tăng 3,99 điểm (+3,45%), lên 119,62 điểm; UPCoM-Index tăng 1,81 điểm (+3,3%) lên 56,76 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 7.818 tỷ đồng.Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Trong phiên cuối tuần trước và đầu tuần này, giới đầu tư ồ ạt bán tháo, đặc biệt là phiên tháo chạy tồi tệ nhất 6 năm trong ngày thứ Hai đầu tuần mới, đã cuốn bay hết những gì đã có từ đầu năm của Dow Jones và S&P 500.
Lý do bán tháo được giới phân tích cho rằng, là do giới đầu tư lo sợ trước áp lực lạm phát gia tăng, sẽ khiến đẩy nhanh việc tăng lãi suất trong năm nay.
Chủ tịch UBCK Mỹ Jay Clayton cho biết, ông không thể nói cái gì đã gây ra sự sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán trong 2 phiên vừa qua, nhưng tất cả các dấu hiệu cho thấy, thị trường tài chính đang hoạt động bình thường.
Còn Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho rằng, sự biến động gần đây không đủ để đại diện cho nền tảng của thị trường.
Tuy nhiên, sau 2 phiên bán tháo, khi Dow Jones bị đẩy về gần ngưỡng 24.000 điểm và S&P 500 lùi xuống dưới 2.615 điểm khi mở cửa phiên thứ Ba, lực cầu bắt đáy đã ồ ạt được tung vào, giúp phố Wall lấy lại được sự thăng bằng.
Sau chuỗi thời gian giằng co của phiên sáng, tới cuối phiên chiều, lực cầu diễn ra mạnh mẽ đã giúp các chỉ số chính của phố Wall chính thức quay đầu tăng mạnh, tạm thời chấm dứt cơn hoảng loạn trong 2 ngày trước đó.
Kết thúc phiên 6/2, chỉ số Dow Jones tăng 567,02 điểm (+2,33%), lên 24.912,77 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 46,20 điểm (+1,74%), lên 2.695,14 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 148,36 điểm (+2,13%), lên 7.115,88 điểm.
Thị trường châu Á vẫn còn nhiều nghi ngờ
Chứng khoán Nhật Bản may mắn có sắc xanh nhạt khi tăng cao vào phiên sáng nhưng đã suy giảm mạnh trong phiên chiều.
Chỉ số Nikkei 225 chốt phiên chỉ còn tăng 0,16% lên 21.645,37 điểm, sau khi đạt mức cao 22.353,87 điểm trong phiên sáng.
Các nhà đầu tư trở nên thận trọng vào cuối giờ chiều sau khi lo ngại tăng lên khi chỉ số S&P 500 tương lai của Mỹ giảm 1%.
Trong phiên, các công ty khai thác mỏ, các nhà sản xuất thuốc và ô tô đạt kết quả tốt với Eisai Co tăng 2,4%, Astellas Pharma tăng 2,5%, Inpex Corp tăng 1,4%.
Toyota Motor Corp tăng 1,2% sau khi nhà sản xuất ôtô này cho biết họ hy vọng lợi nhuận ròng trong năm nay sẽ đạt mức kỷ lục.
Chứng khoán Trung Quốc cũng có ngày biến động mạnh, khi tăng trong phiên sáng nhưng đã đảo chiều giảm trong phiên chiều, xuống mức thấp nhất trong vòng 1 tháng khi các nhà đầu tư bán ra các cổ phiếu bất động sản và tiêu dùng, do 2 nhóm này đã tăng mạnh gần đây.
Shanghai Composite 1,81% xuống mức 3.309,58 điểm. Chỉ số CSI300 blue-chip giảm 2,37% xuống 4.050,50 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính giảm 3,38%, khu vực tiêu dùng giảm 4,2%, ề chăm sóc sức khỏe giảm 1,34%, và chỉ số theo dõi các công ty bất động sản giảm mạnh 7,6%, mức giảm % tồi tệ nhất kể từ tháng 7/2015.
Nhóm cổ phiếu tăng mạnh nhất hôm nay gồm Zhongnongfa Seed Industry Group Co Ltd tăng 10,18%, Kunwu Jiuding Investment Holdings Co Ltd tăng 10,03% và Shanghai Diesel Engine Co Ltd tăng 9,98%.
Nhóm cổ phiếu giảm điểm lớn nhất có MeiDu Energy Corp giảm 10,05%, Chiết Giang Xinan Chemical Industrial Group Co Ltd mất 10,03% và Guizhou Chitianhua Co Ltd giảm 10,02%.
Khoảng 26,09 tỷ cổ phiếu đã được giao dịch trên sàn, bằng 122,6% trung bình 30 ngày gần nhất của thị trường.
Chứng khoán Hồng Kông cũng đảo chiều mất điểm về cuối phiên chiều, đóng cửa ở mức thấp nhất trong 5 tuần, do hiệu ứng tiêu cực từ nhóm cổ phiếu bất động sản tại Trung Quốc đại lục.
Hang Seng-Index giảm 0,89% xuống 30.323,20 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 2% xuống còn 12.433,29 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 1,1%, ngành CNTT tăng 0,93%, tài chính giảm 1,11% ,và bất động sản giảm 2,22%.
Cổ phiếu tăng điểm lớn nhất hôm nay là Tập đoàn Hengan International tăng 2,03%, trong khi cổ phiếu giảm mạnh nhất là China Resources Land Ltd, giảm 7,67%.
Nhóm cổ phiếu H tăng mạnh nhất là Byd Co Ltd tăng 0,22%, Huaneng Power International Inc tăng 0,4% và CGN Power Co Ltd tăng 0,48%.
Nhóm cổ phiếu H mất điểm nhiều nhất gồm Citic Bank Corp Ltd giảm 5,45%, China Merchants Bank Co Ltd giảm 5,3% và China Vanke Co Ltd giảm 4,4%.
Khoảng 4,76 tỷ cổ phiếu đã được giao dịch trên sàn, bằng 165,6% trung bình 30 ngày gần nhất của thị trường.
Kết thúc phiên 7/2: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 35,13 điểm (+0,16%), lên 21.645,37 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 272,22 điểm (-0,89%), xuống 30.323,20 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 61,39 điểm (-1,82%), xuống 3.309,26 điểm.
- Vàng SJC tăng nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.745 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 60.000 đồng/lượngso với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,70 - 36,89 triệu đồng/lượng, tăng 10.000 đồng/lượng chiều bán ra so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.445 đồng/USD, giảm 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.675 - 22.745 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Tết đến, nhu cầu vàng trang sức tăng mạnh
Tại Việt Nam cũng như một số nước châu Á có phong tục đón Tết Âm lịch, nhu cầu mua sắm vàng trang sức, đá quý... đang ngày một tăng cao..>> Chi tiết
- Cơ hội ở đâu khi thị trường sợ hãi?
Phiên giao dịch ngày 5/2, thị trường ghi nhận tình trạng “đỏ lửa” với mức giảm 56,3 điểm, VN-Index đóng cửa tại 1.048,7 điểm. Tính theo số tuyệt đối, đây là mức giảm điểm cao kỷ lục trên TTCK Việt Nam.
Diễn biến giao dịch phản ánh tâm lý sợ hãi của nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, điểm tích cực là thanh khoản vẫn ở mức cao..>> Chi tiết
- Mục sở thị các mã có EPS trên 10.000 đồng
Theo thống kê sơ bộ đến hết tháng 1/2018, có 12 cổ phiếu có EPS trên 10.000 đồng/cổ phiếu, trong đó đa phần là những gương mặt quen thuộc, cùng với sự xuất hiện của một số tên tuổi mới..>> Chi tiết
- Nhận diện cổ phiếu ngân hàng 2018
Năm 2017 là năm đặc biệt thành công với những nhà đầu tư tham gia đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, khi mà thống kê của FiinPor cho thấy, mức độ tăng trưởng thu nhập trên mỗi cổ phiếu chung của ngành đạt 31,5% và tốc độ tăng giá trung bình là 65,7%..>> Chi tiết
- Trên 65% doanh nghiệp Nhật Bản làm ăn có lãi tại Việt Nam
Theo kết quả khảo sát về tình hình hoạt động của doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư tại châu Á và châu Đại Dương, trong đó có Việt Nam, tỷ lệ các doanh nghiệp làm ăn có lãi khá cao và nhiều nhà đầu tư Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam..>> Chi tiết
- Boeing, Airbus “trúng số” tại châu Á
Tốc độ tăng trưởng chóng mặt của lĩnh vực hàng không châu Á, trong đó Trung Quốc là động lực chính, cùng với việc gia nhập thị trường của hàng loạt hãng hàng không mới đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất máy bay như Boeing, Airbus sẽ nhận được hàng tỷ USD đơn đặt hàng..>> Chi tiết