Diễn biến giao dịch chứng khoán tuần qua

TRÊN SÀN HOSE

PHIÊN TĂNG: 2

  • 3/11: 611,71 +8,95(+1,48%)
  • 5/11: 615,18 +4,58(+0,75%)

PHIÊN GIẢM: 3

  • 2/11: 602,76 -4,61(-0,76%)
  • 4/11: 610,60 -1,11(-0,18%)
  • 6/11: 612,36 -2,82(-0,46%)

TB: 112,51tr đv/phiên.

Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 112,51 triệu đơn vị/phiên, tương ứng tổng giá trị đạt 2.305,83 tỷ đồng, tăng 7,57% cả về lượng và 11,33% về giá trị so với tuần trước.

CHUNG TUẦN: +4,99

Tương ứng tăng 0,83%

CHỐT TUẦN:612,36

TRÊN SÀN HNX

PHIÊN TĂNG: 2

  • 3/11: 81,89 +0,78(+0,96%)
  • 5/11: 81,85 +0,12(+0,15%)

PHIÊN GIẢM: 3

  • 2/11: 81,11 -1,12(-1,36%)
  • 4/11: 81,73 -0,17(-0,20%)
  • 6/11: 81,50 -0,35(-0,42%)

TB: 47,09tr đv/phiên

Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 47,09 triệu đơn vị/phiên với tổng giá trị đạt gần 517,24 tỷ đồng, tăng 12,84% về lượng và 10,65% về giá trị so với tuần trước.

CHUNG TUẦN: +0,74

Tương ứng tăng 0,87%

CHỐT TUẦN:81,5

GIAO DỊCH NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN 2 SÀN

CLICK - XEM CHI TIẾT

Nhà đầu tư nước ngoài Tuần qua giao dịch khá sôi động và đóng góp tích cực vào thanh khoản thị trường với những phiên thỏa thuận đột biến cặp đôi cổ phiếu VNM và FPT. Tổng cộng, khối ngoại đã mua ròng 7,52 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 154,43 tỷ đồng, gấp hơn 2,3 lần về lượng và 3,8 lần về giá trị so với tuần trước đó.

CÁC MÃ NỔI BẬT

  • ⇑ DHM +32,50%
  • ⇑ KHB +28,57%
  • ⇑ KSA +25,58%
  • ⇓ HTL -29,47%
  • ⇓ S12 -23,08%
  • ⇓ HAX -22,73%

CLICK - XEM CHI TIẾT

Cổ phiếu thanh khoản cao nhất

OGC: tổng khối lượng khớp cả tuần đạt 31.551.530 đơn vị, tính trung bình đạt 6.310.306 đơn vị/phiên.

DLG: tổng khối lượng khớp cả tuần đạt 26.126.130 đơn vị, tính trung bình đạt 5.225.226 đơn vị/phiên.

Top 5 người tăng giảm giàu nhất TTCK trong tuần qua(VNĐ)

Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG)

+139 tỷ đồng

Chi tiết

Giảm điểm khá mạnh ở phiên cuối tuần, nhưng trong cả tuần này, cổ phiếu HAG vẫn tăng tổng cộng 2,84% lên 14.500 đồng. Nhờ đó, sau 3 tuần liên tục “bốc hơi”, tài sản của ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG) đã “hồi” lại được hơn 139 tỷ đồng ở tuần này, đạt 5.042 tỷ đồng, qua đó củng cố lại vị trí thứ 3 trong Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Nguyễn Hoàng Yến, Ủy viên HĐQT Tập đoàn Masan (MSN)

+13 tỷ đồng

Chi tiết

Phiên tăng nhẹ 0,68% lên 74.500 đồng ở phiên cuối tuần vừa đủ giúp cổ phiếu MSN tăng trở lại sau tuần giao dịch này. Theo đó, tài sản của bà Nguyễn Hoàng Yến, Ủy viên HĐQT Tập đoàn Masan (MSN) nhích nhẹ 13 tỷ đồng lên mức 1.594 tỷ đồng và đứng vững ở vị trí thứ 6. Cổ phiếu MSN trong vài tuần qua cũng chỉ loanh quanh ở mức 74.000-74.500 đồng.

Bà Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch CTCP Vĩnh Hoàn (VHC)

+05 tỷ đồng

Chi tiết

Cổ phiếu VHC cũng chỉ nhích nhẹ 0,28% lên 36.100 đồng, nên tài sản của bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) tăng thêm 05 tỷ đồng, lên mức 1.645 tỷ đồng. Tuy tăng không nhiều, nhưng cũng giúp vị trí thứ 7 của bà Khanh chỉ còn cách người xếp trên mình đúng 10 tỷ đồng.

Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup (VIC)

-213 tỷ đồng

Chi tiết

Sau 2 tuần tăng tốt, cổ phiếu VIC tuần này đã giảm nhẹ trở lại về mức 45.100 đồng, tương ứng giảm 0,88%. Do đó, tài sản của ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup (VIC) bị hụt đi gần 213 tỷ đồng xuống 24.012 tỷ đồng.

Ông Trần Đình Long - Tập đoàn Hòa Phát(HPG)

-92 tỷ đồng

Chi tiết

Cổ phiếu HPG cũng giảm khá 1,6% về mức 31.000 đồng sau tuần giao dịch này, nên tài sản của ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát (HPG) tiếp tục hụt đi 92 tỷ đồng, về mức 5.714 tỷ đồng.

Các thông tin đáng chú ý trong tuần

Xử lý vi phạm trên TTCK, sẽ tăng chế tài hình sự

Với nhiều nội dung mới tại dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận, xem xét thông qua, dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/7/2016, việc sử dụng chế tài hình sự để xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán sẽ được mở rộng.

Lập kế hoạch 2016: Những doanh nghiệp bước sớm

Đến thời điểm này, kết quả kinh doanh quý III/2015 chưa được nhiều doanh nghiệp công bố, nhưng không ít doanh nghiệp đã gấp rút chuẩn bị cho phương án kinh doanh năm 2016. Các kế hoạch này cho thấy, triển vọng năm tới khá tươi sáng.

Chờ sự tiếp sức của dòng tiền đầu cơ

VN-Index đã chinh phục được các ngưỡng kháng cự gần nhờ động lực chính từ VNM và FPT. Tuy nhiên, lực cầu tại các vùng giá cao đang có dấu hiệu chững lại, do đó, để thị trường tiếp tục xu hướng tăng, rất cần sự tiếp sức của dòng tiền đầu cơ.

Vốn ngoại: Chờ động thái mới

Hiện nhiều nhà đầu tư ngoại chỉ muốn đầu tư những sản phẩm tài chính để hưởng lợi ích tài chính.

Hủy niêm yết, nhiều doanh nghiệp vẫn không lên UPCoM

Điều này đặt ra nhiều dấu hỏi cho thị trường, phải chăng việc niêm yết chưa thực sự đáp ứng kỳ vọng của DN như huy động vốn, giá cổ phiếu…?

Hàng loạt DN dệt may sẽ lên sàn vào 2016

Đối với các doanh nghiệp dệt may, lên sàn niêm yết, ngoài đáp ứng các yêu cầu theo quy định, còn là cơ hội lớn đối với cổ phiếu.

VN30, “tỏa sáng” kết quả quý III

Tính đến thời điểm hiện tại, trong rổ VN30 mới chỉ có khoảng 1/3 doanh nghiệp công bố BCTC quý III, một số doanh nghiệp thông báo kết quả kinh doanh bằng nghị quyết hoặc thông cáo.

Hơn 30 công ty chứng khoán đối mặt với án “xóa tên”

Tuy các yêu cầu về nâng cao an toàn tài chính đối với các CTCK tại dự thảo lần 2 Thông tư sửa đổi Thông tư 210/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thành lập và hoạt động CTCK đã bớt khắt khe hơn so với dự thảo lần 1, nhưng không vì thế mà các CTCK “ốm yếu” giảm được nguy cơ bị rút giấy phép hoạt động.

Công ty quản lý quỹ: vẫn cảnh lãi ít, lỗ nhiều

Kết quả kinh doanh quý III/2015 của một số công ty quản lý quỹ đã cho thấy, điệp khúc lãi ít, lỗ nhiều của ngành quản lý quỹ vẫn tiếp diễn.

Chọn kênh đầu tư cuối năm, “an toàn” là trên hết

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm có dấu hiệu tăng nhẹ, trong khi bất động sản vẫn hút hàng đối với phân khúc nhà ở hoặc mua cho thuê trong năm tới, tỷ giá dự báo sẽ còn áp lực tăng và vàng khó dậy “sóng”… khiến những người có tiền nhàn rỗi băn khoăn tìm kiếm kênh bỏ vốn hiệu quả trong thời điểm cuối năm.

Bất động sản đang hút vốn từ chứng khoán

Vì sao cổ phiếu CTD của Coteccons tăng giá 30% trong vòng 1 tháng qua và tính từ giữa năm đến nay cổ phiểu này đã tăng giá gần 100%?

Đầu tư thế nào vào 2 tháng cuối năm?

Mặc dù đã vượt qua 600 điểm, nhưng để thị trường có thể chinh phục các mốc kháng cự kế tiếp cần phải có nhiều yếu tố. Trong đó, ngoài nội lực của chính các DN niêm yết, thì việc làm thế nào để thúc đẩy thanh khoản và kích thích khối ngoại mua ròng là 2 yếu tố tạo động lực cho thị trường từ nay đến cuối năm.

Các phát ngôn đáng chú ý trong tuần

Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn FLC

“Năm 2016, cổ phiếu còn dưới mệnh giá, tôi sẽ cầm cố tài sản để mua lại”.

Ông Glenn Maguire, Kinh tế trưởng của ANZ khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương

“Trong 12 tháng tới, Việt Nam có thể cần phá tỷ giá thêm 02 lần nữa”.

Ông Đỗ Bảo Ngọc, Chuyên gia nghiên cứu cao cấp CTCK MBS

“Với các yếu tố hỗ trợ tiếp tục tác động tích cực lên thị trường, trong khi yếu tố rủi ro đang giảm dần, thì 2 tháng cuối năm 2015, các chỉ số chứng khoán nhiều khả năng duy trì xu thế tăng đã hình thành trong tháng 10. VN-Index có thể tiến lên vùng 640 - 650 điểm, HNX-Index tiến lên vùng 89 - 90 điểm”.

Khối Nghiên cứu Kinh tế của Ngân hàng HSBC (HSBC Global Research)

“Thách thức dài hạn của Việt Nam chủ yếu đến từ hoạt động trong nước và thách thức lớn nhất đến từ thâm hụt tài chính”.

Tổng hợp:

Design - Code: NgocTuanz

  • Email: tranngoctuanjs90@gmail.com
  • Phone: 0165 409 8459

Tin khác