Cùng với sự khởi sắc trở lại của TTCK Việt Nam, ông có thể cho biết một số thông tin cập nhật liên quan đến tình hình hoạt động của Quỹ VOF như tăng trưởng giá trị tài sản ròng (NAV); cơ cấu danh mục đầu tư: đầu tư bao nhiêu vào cổ phiếu niêm yết? Bao nhiêu vào cổ phiếu OTC? Bao nhiêu % tiền mặt?
Từ tháng 4/2009, TTCK Việt Nam như bừng tỉnh với chỉ số tăng cao và lợi nhuận gần 100%. Đó là một sự hồi phục đầy hứng khởi và tình hình hoạt động của Quỹ VOF cũng mang nhiều dấu hiệu khởi sắc. Theo báo cáo tháng 5/2009, hoạt động của VOF đã mang lại kết quả tốt như: chứng chỉ quỹ giao dịch của VOF là 1,56 USD, tăng 35,7 cent từ mức giá 1,15 USD vào cuối tháng 4. Dựa vào sự tăng trưởng mạnh của thị trường vốn cùng với danh mục đầu tư, NAV của Quỹ vào cuối tháng 5 tăng 9,1%, lên mức 2,05 USD/chứng chỉ quỹ, trong khi 1 tháng trước đó, NAV của Quỹ ở mức 1,88 USD/chứng chỉ quỹ (và tăng 25,6% so với những tháng đầu năm).
Điển hình tại Việt Nam, cổ phiếu Eximbank do VOF nắm giữ được đánh giá là một trong những cổ phiếu OTC triển vọng nhất, với mức tăng 22% trong tháng 5. So sánh với tháng 4, tài sản của VOF đã đạt được mức cân bằng, với 5% suy giảm trong tổng NAV (37%) của giá trị đầu tư vào bất động sản, trong khi đó thị trường vốn được cải thiện với 5% lợi nhuận tăng lên 39% NAV. Vào thời điểm cuối tháng 5, VOF giữ 71,2 triệu USD tiền mặt, bằng 10,7% NAV.
VOF đã phân bổ dòng tiền theo danh mục sau: đầu tư vào tiền mặt và một số tài sản khác 15,9%; thực hiện mua bán trái phiếu 0,7%; đầu tư cho tài sản ở nước ngoài chiếm 1,1%; tập trung vào tài sản vốn tư nhân 6%; đầu tư vào cổ phiếu OTC 13,8%, công ty niêm yết 25,3% và bất động sản 37,2%.
Dưới góc độ là một chuyên gia tài chính, ông có nhận xét gì về sự hồi phục trở lại của TTCK trong những tháng gần đây?
Sự hồi phục của TTCK trong thời gian này thật thú vị và là tin tốt cho hầu hết nhà đầu tư, bao gồm cả chúng tôi. Từ tháng 3/2009, VN-Index đã bắt đầu tăng cho đến nay đạt trên 100% giá trị và dựa trên đánh giá trung bình trị giá P/E tăng gấp đôi. Tôi cho rằng, thị trường có được sự hồi phục rất tốt và sự hồi phục này không chỉ riêng ở Việt Nam, mà một số TTCK khác trên toàn thế giới cũng có sự hồi phục đầy ngoạn mục.
Sự tăng trưởng nóng trong một thời gian ngắn như hiện nay thường được nhìn nhận với sự thận trọng. Sự bùng nổ nói trên là do nhà đầu tư cho rằng, thị trường trước tháng 3/2009 đã được bán quá mức hoặc dưới giá trị thực. Tại một thời điểm nhất định, nhà đầu tư sẽ phải dừng lại và cân nhắc, đánh giá về tiềm năng phát triển trong tương lai. Tôi cho rằng, chúng ta đang ở tại khoảng mốc mà mọi người đang “nghỉ xả hơi” và tính toán cho tiềm năng phát triển của thị trường. Có ý kiến cho rằng, sự đánh giá hiện nay không chỉ ra rằng thị trường không còn ở dưới mức giá trị thực.
Như đã từng nói, chúng tôi tin rằng, còn nhiều cổ phiếu có giá trị tốt để mua vào trên thị trường.
Ông có nghĩ đây là dấu hiệu phục hồi đến sớm của nền kinh tế hay chỉ là sự tăng giá bộc phát tức thời, không mang tính bền vững?
Việt Nam không cần phải “hồi phục”, vì GDP của Việt Nam vẫn tăng trưởng, chỉ với tốc độ chậm hơn thôi. Và Việt Nam không phải chứng kiến thời kỳ sụt giảm GDP, do đó không cần phải “hồi phục”.
Theo ý kiến đề cập ở trên, tôi nghĩ, phần lớn của đợt tăng giá lần này là do nhà đầu tư cho rằng, thị trường đã lâm vào tình trạng bán quá mức hoặc dưới giá trị thật. Chúng tôi cũng không rõ giá chứng khoán có tăng nữa hay không, nhưng xác suất thị trường tiếp tục tăng cao với mức P/E chúng ta đang thấy là khá thấp.
Ông dự đoán gì về dòng tiền đổ vào TTCK trong thời gian gần đây, nhất là dòng vốn từ nhà đầu tư nước ngoài?
Hiện tính thanh khoản trên thị trường rất tốt và nó bắt nguồn từ nhà đầu tư trong nước. Dựa trên tính toán cơ bản, nhà đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư một lượng tiền nhỏ vào Việt Nam, họ không thật sự dồn lực vào thị trường Việt Nam như trước đây, bởi nhận thấy những giá trị, cơ hội tốt hơn và chất lượng hơn tại một số nơi khác trên thế giới.
VinaCapital có kế hoạch huy động thêm vốn cho các quỹ đầu tư hiện hữu hoặc lập thêm quỹ mới trong thời gian tới?
Đối với VinaCapital, chúng tôi luôn cố gắng huy động nguồn tiền mới về Việt Nam. Chúng tôi có niềm tin vào thị trường, nền kinh tế Việt Nam theo hướng dài hạn và liên tục kêu gọi nguồn tiền quay lại Việt Nam cho mục đích đầu tư vào các quỹ hiện tại hay thành lập quỹ mới.
Một số thông tin theo dòng giữa Quỹ VOF và VN-Index
2009
2008
2007
2006
Tháng 1
-1,3%
-2,9%
14,6%
3,9%
Tháng 2
-3,7%
-10,2%
8,3%
6,3%
Tháng 3
1,7%
-11,8%
-0,6%
8,8%
Tháng 4
4,4%
-0,8%
-1,3%
7,6%
Tháng 5
9,1%
-19,5%
5,1%
-1,0%
Tháng 6
-4,7%
-0,8%
1,5%
Tháng 7
5,7%
-3,8%
-6,5%
Tháng 8
9,8%
0,0%
6,4%
Tháng 9
-6,7%
8,1%
3,0%
Tháng 10
-12,4%
4,2%
1,0%
Tháng 11
-1,9%
0,6%
13,5%
Tháng 12
-2,1%
-0,6%
8,1%
10,1%
-46,6%
37,4%
64,9%
VN-Index
33,2%
-66,0%
23,3%
144,5%