Năm nay, nhu cầu vàng và trang sức trên toàn cầu duy trì sự ổn định

Năm nay, nhu cầu vàng và trang sức trên toàn cầu duy trì sự ổn định

Vàng vẫn có động lực tăng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Trong gần 1 tháng qua, giá vàng thế giới biến động mạnh, sau khi điều chỉnh xuống gần 1.800 USD/ounce đã hồi phục lên quanh mức 1.980 USD/ounce. Ông Shaokai Fan, Giám đốc điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời là Giám đốc toàn cầu về ngân hàng trung ương của Hội đồng Vàng Thế giới nhận định, từ nay đến cuối năm, biên độ dao động của giá vàng sẽ ở mức cao.

Theo ông, có phải tình hình địa chính trị trên thế giới căng thẳng trong thời gian gần đây là nhân tố chính khiến giá vàng tăng?

Vàng từ lâu đã được coi là một tài sản trú ẩn an toàn mà các nhà đầu tư thường tìm đến trong những thời điểm không ổn định. Trong thời gian qua, các sự kiện địa chính trị xảy ra trên thế giới đã khẳng định vai trò quan trọng này của mặt hàng kim quý là vàng. Giá vàng tăng lên khi xảy ra cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, mới đây là lực lượng Hamas phía Palestine tấn công vào Israel.

Ông có thể dự báo các yếu tố tác động lên giá vàng trong quý cuối năm 2023 cũng như nửa đầu năm 2024?

Bên cạnh yếu tố địa chính trị trên thế giới, chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục tác động đến giá vàng. Đồng thời, giá vàng phụ thuộc vào nhu cầu về vàng trang sức ở các thị trường trọng điểm như Ấn Độ, Trung Quốc. Ngoài ra, nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới dự kiến sẽ tăng dự trữ vàng. Động thái của các cơ quan này cũng là một yếu tố mà thị trường vàng cần quan tâm.

Ông Shaokai Fan, Giám đốc điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Ông Shaokai Fan, Giám đốc điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Trong các yếu tố đó, đâu là yếu tố mà nhà đầu tư vàng cần chú ý nhất?

Giá vàng sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng từ chính sách tiền tệ của Mỹ, nếu Fed giảm tốc hoặc chấm dứt việc tăng lãi suất cơ bản đồng USD thì vàng có thể hưởng lợi. Theo đó, nhà đầu tư nên theo dõi các dữ liệu kinh tế của Mỹ, bao gồm tình trạng lạm phát và thị trường lao động, vì tình hình kinh tế sẽ ảnh hưởng đến quyết định của Fed về lãi suất.

Ngược với lãi suất, lạm phát có mối quan hệ cùng chiều với giá vàng. Trong bối cảnh lạm phát vẫn đang ở mức cao, cầu vàng vật chất và trang sức bằng vàng của thị trường thế giới liệu có tăng mạnh vào dịp lễ tết sắp tới?

Nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới tiếp tục tăng dự trữ vàng.

Năm nay, nhu cầu vàng và trang sức trên toàn cầu duy trì sự ổn định. Tại Mỹ, Trung Đông và một số khu vực khác, nhu cầu mua thanh vàng và xu vàng ở mức cao. Tại Nhật Bản, nhu cầu mua vàng phục hồi mạnh trong giai đoạn đầu năm, khi các nhà đầu tư phải đối mặt với bối cảnh đồng Yên suy yếu và lạm phát tăng cao.

Tuy nhiên, nhu cầu mua trang sức vàng tại các thị trường lớn như Ấn Độ trong năm nay có xu hướng chững lại, do giá vàng ở mức cao trong nhiều năm qua. Nhưng điều đáng chú ý đó là các ngân hàng trung ương trên thế giới tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong thị trường vàng khi tiếp tục mua vàng với số lượng lớn.

Ông có thể cho biết cụ thể hơn về nhu cầu vàng của các ngân hàng trung ương?

Có nhiều yếu tố sẽ tác động mạnh đến giá vàng trong giai đoạn cuối năm nay, nhất là chính sách tiền tệ của Fed.

Trong năm 2023, hoạt động mua vàng của các ngân hàng trung ương không mạnh mẽ như năm 2022. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do chiến lược của Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ. Cơ quan này đã bán một lượng lớn vàng trên thị trường nội địa trong bối cảnh thị trường thiếu hụt thanh khoản vàng khi người dân mua số lượng lớn vàng trước cuộc bầu cử Tổng thống. Nhưng sau cuộc bầu cử, Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã quay trở lại việc tích trữ vàng. Nếu không tính đến trường hợp của Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ, việc mua vàng của các ngân hàng trung ương trên thế giới diễn ra mạnh mẽ tương tự như năm 2022. Chúng tôi dự đoán, các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục là những người mua ròng vàng trong thời gian còn lại của năm 2023.

Lượng tiêu thụ vàng của thị trường thế giới trong quý III/2023 thay đổi ra sao so với quý II?

Hiện tại, chúng tôi chưa có con số cụ thể về lượng vàng mà các ngân hàng trung ương mua trong quý III/2023. Dữ liệu này dự kiến sẽ được công bố vào cuối tháng 10.

Trong nửa đầu năm 2023, các ngân hàng trung ương trên thế giới đã mua khoảng 700 tấn vàng (cả năm 2022, tổng lượng vàng các ngân hàng trung ương mua vào là 1.200 tấn).

Thông thường, lãi suất đồng USD cao là một rào cản đối với giá vàng

Thông thường, lãi suất đồng USD cao là một rào cản đối với giá vàng

Fed được dự báo sẽ có thêm một đợt tăng lãi suất USD vào tháng 11 tới. Nếu điều đó xảy ra thì giá vàng liệu có đi xuống?

Thông thường, lãi suất đồng USD cao là một rào cản đối với giá vàng. Tuy nhiên, định hướng chính sách tiền tệ của Fed vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng ở thời điểm hiện tại. Nhiều nhà phân tích nhận định, một số nền kinh tế có nguy cơ rơi vào suy thoái và điều này có thể dẫn đến sự điều chỉnh trong chính sách lãi suất. Hơn nữa, giá vàng thường chịu tác động từ lãi suất trong thời gian ngắn, trong khi lợi suất vàng chịu nhiều tác động hơn từ sự thay đổi trong nhu cầu mua vàng. Trong bối cảnh các thị trường mới nổi mua nhiều vàng hơn do kinh tế của họ đang phát triển, chúng tôi nhận định điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu cấu trúc lại (chênh lệch cung cầu).

Tin bài liên quan