Ảnh Shutterstock.

Ảnh Shutterstock.

Thị trường tài chính 24h: Vẫn còn nhóm cổ phiếu tiềm năng lớn

(ĐTCK) VN-Index đánh mất mốc 910 điểm; Xáo trộn lớn trong xếp hạng lợi nhuận ngân hàng; Cổ phiếu bất động sản, tiềm năng vẫn lớn; Bất cập thuế đối với đầu tư trái phiếu của tổ chức nước ngoài; Phát triển TTCK cần tư duy “mở đất” (Kỳ 1); Chứng khoán đồng loạt quay đầu điều chỉnh nhẹ; Giới CEO trên toàn cầu bi quan về kinh tế thế giới 2019...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index điều chỉnh

Trong phiên sáng, thị trường chủ yếu giằng co trong biên độ hẹp. Dù vậy, với sự hỗ trợ của một số mã ngân hàng, VN-Index vẫn giữ được sắc xanh nhạt.

Bước vào phiên chiều, trong khi lực cầu chưa cải thiện, thì lực cung lại gia tăng ở một số mã lớn, trong đó có các mã ngân hàng, dầu khí, khiến VN-Index quay đầu đi xuống và nới rộng đà giảm trong đợt khớp ATC, đánh mất ngưỡng 910 điểm khi đóng cửa.

Top 10 mã vốn hóa lớn nhất sàn HOSE, chỉ còn CTG và VNM giữ được sắc xanh nhạt khi tăng lần lượt 0,51% lên 19.550 đồng và 0,15% lên 134.000 đồng, cùng VIC giữ giá tham chiếu 102.400 đồng, còn lại đều giảm giá.

VHM giảm 1,12% xuống 79.600 đồng, VCB giảm 1,08% xuống 55.200 đồng, GAS giảm 0,88% xuống 89.700 đồng, SAB giảm 0,3% xuống 233.800 đồng, BID giảm 0,3% xuống 32.750 đồng, TCB giảm mạnh 2,19% xuống 26.800 đồng, MSN giảm 0,87% xuống 80.100 đồng.

Ngoài ra, còn phải kể đến VRE giảm 1,19% xuống 28.950 đồng, BVH giảm 2,17% xuống 90.000 đồng, PLX giảm 3,25% xuống 53.500 đồng, VPB giảm 1,75% xuống 19.650 đồng, MBB giảm 1,9% xuống 20.600 đồng…

Trong các mã ngân hàng, ngoài CTG, EIB tăng mạnh 6,67% lên 16.000 đồng, STB tăng 0,43% lên 11.750 đồng, HDB tăng 1,52% lên 30.100 đồng. TPB đứng giá tham chiếu 21.000 đồng.

Trong các mã nhỏ, trong khi HNG tăng trần lên 14.200 đồng thì ITA lại giảm xuống 2.790 đồng.

Trên sàn HOSE, khối ngoại mua ròng 7,44 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 61,14 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 778.628 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 11,35 tỷ đồng.

Trên UPCoM, khối ngoại mua ròng 360.429 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 24,89 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 22/1: VN-Index giảm 4,5 điểm (-0,49%), xuống 906,55 điểm; HNX-Index giảm 0,83 điểm (-0,8%), xuống 102,54 điểm; UPCoM-Index tăng 0,49 điểm (+0,92%), lên 53,86 điểm.

Chứng khoán Mỹ nghỉ giao dịch dịp sinh nhật Martin Luther King Jr.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm nhẹ, khi giới đầu tư chốt lời sau đợt phục hồi gần đây đã đưa chỉ số chính lên mức cao nhất trong hơn 1 tháng.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm gần 0,5% xuống 20.622,91 điểm. Topix giảm 0,6% xuống 1.556,43 điểm.

Ngay trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới cho năm 2019 và 2020, do sự yếu kém ở châu Âu và một số thị trường mới nổi, và việc không giải quyết căng thẳng thương mại có thể làm mất ổn định nền kinh tế toàn cầu, vốn đang chậm lại.

Thông điệp này của IMF đến sau khi Trung Quốc báo cáo GDP trong năm 2018 đạt 6,6%, mức tăng thấp nhất trong 28 năm gần đây kể từ năm 1990.

Nhóm cổ phiếu đáng chú ý hôm nay có Panasonic, giảm 2,7% sau khi các nguồn tin cho biết Tesla đã ký thỏa thuận sơ bộ với China’s Tianjin Lishen để cung cấp pin cho dòng xe điện sẽ được sản xuất tại nhà máy đặt tại Thượng Hải, qua đó, cắt giảm sự phụ thuộc vào Panasonic.

Cổ phiếu của các nhà sản xuất máy móc và chip tiếp xúc nhiều với thị trường Trung Quốc đã mất điểm, với Fanuc Corp giảm 2,1%, Yaskawa Electric giảm 2,3% và Tokyo Electron giảm 1,8%.

Nhà sản xuất hệ thống điều hòa không khí Totech Corp đã tăng 10%, sau khi tăng triển vọng lợi nhuận ròng trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3 lên 3,6 tỷ yên từ 3,2 tỷ yên trước đó.

Chứng khoán Trung Quốc giảm khi các nhà đầu tư thận trọng, chuẩn bị cho một khởi đầu khó khăn cho năm 2019 trong bối cảnh kinh tế yếu kém.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,2% xuống 2.579,70 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 1,3% xuống 3.143,32 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính giảm 1%, ngành tiêu dùng giảm 1,7% và y tế giảm 2,1%.

Để đối phó với triển vọng tăng trưởng ảm đạm, các nhà đầu tư kỳ vọng chính quyền Trung Quốc sẽ nới lỏng các chính sách tài chính và tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng. Nhưng các chính sách này "có thể có hiệu lực nhưng sẽ không thể ngăn tăng trưởng kinh tế chậm lại", đặc biệt là với cuộc chiến thương mại với Mỹ đang treo lơ lửng trên đầu, các nhà phân tích tại OCBC cho biết.

Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất là China Securities Co Ltd, giảm 7,6%, Qingdao Topscomm Communication Inc mất gần 7% và Tonghua Dongbao Pharmaceutical Co Ltd giảm 6,2%.

Chứng khoán Hồng Kông giảm sau khi triển vọng kinh tế toàn cầu năm tới được dự báo sẽ suy giảm từ thông báo của Quỹ tiền tệ quốc tế, và căng thẳng mới xuất hiện giữa Mỹ và Trung Quốc.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,7% xuống 27.005,45 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,9% xuống 10.613,48 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 1,8%, tài chính giảm hơn 0,4% bất động sản giảm 0,2%.

Trong một động thái mới nhất làm gia tăng căng thẳng, Mỹ thông báo sẽ tiến hành dẫn độ Giám đốc điều hành Huawei. Ông Wan Wanzhou, đại sứ Canada tại Mỹ nói với tờ Globe and Mail vào thứ Ba.

Phản ứng với thông tin này, Trung Quốc đã nói rằng Mỹ và Canada đã lạm dụng thỏa thuận dẫn độ trong trường hợp này.

Phiên hôm nay, cổ phiếu tăng cao nhất là Link Real Estate Investment Trust tăng 1,8%, trong khi thua lỗ lớn nhất là AAC Technologies Holdings Inc, giảm 5,1%.

Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất gồm CSPC Pharmaceutical Group Ltd, giảm 3,7%, PetroChina Co Ltd, giảm 3,3% và China Shenhua Energy Co Ltd, giảm 2,9%.

Kết thúc phiên 22/1: Chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản giảm 96,42 điểm (-0,47%), xuống 20.622,91 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 30,81 điểm (-1,18%), xuống 2.579,70 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 191,09 điểm (-0,70%), xuống 27.005,45 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC giảm nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.245 đồng/USD

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 50.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,35 - 36,55 triệu đồng/lượng, giảm thêm 10.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.879 đồng/USD, tăng 9 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.155 - 23.245 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Xáo trộn lớn trong xếp hạng lợi nhuận ngân hàng

Lợi nhuận không phản ánh toàn diện hiệu quả hoạt động của một ngân hàng, nhưng vẫn được xem là một thước đo tài chính để phân định thứ hạng. Năm 2018, bảng xếp hạng này đã có sự xáo trộn lớn..>> Chi tiết

Cổ phiếu bất động sản, tiềm năng vẫn lớn

Dù thị trường bất động sản gặp những khó khăn nhất định do siết tín dụng, pháp lý, nhưng các công ty chứng khoán và quỹ đầu tư nước ngoài vẫn đánh giá cao triển vọng của nhóm cổ phiếu bất động sản..>> Chi tiết

Bất cập thuế đối với đầu tư trái phiếu của tổ chức nước ngoài

Gần đây, Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn được các tổ chức nước ngoài lựa chọn để đầu tư gián tiếp thông qua trái phiếu, thay vì trở thành cổ đông để đảm bảo lợi ích đầu tư (nhận lãi cố định bất kể tình hình tài chính của chủ thể nhận đầu tư)..>> Chi tiết

Phát triển TTCK cần tư duy “mở đất” (Kỳ 1): Hệ lụy từ sự phụ thuộc vào vốn ngân hàng

Nhiều chuyên gia cho rằng, dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi cần thể hiện tư duy mới mang tầm “mở đất” để thị trường chứng khoán phát triển nhanh, bền vững..>> Chi tiết

Át chủ bài để doanh nghiệp hưởng lợi với CPTPP

Quy tắc xuất xứ hàng hóa là điểm mấu chốt để doanh nghiệp Việt Nam hưởng lợi từ Hiệp định Ðối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đặc biệt đối với các doanh nghiệp dệt may..>> Chi tiết

Giới CEO trên toàn cầu bi quan về kinh tế thế giới 2019

Ngay trước thềm Hội nghị Davos 2019 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, PwC đã công bố kết quả khảo sát với giới CEO toàn cầu. Các CEO đều tỏ ra bi quan về triển vọng kinh tế 2019..>> Chi tiết

Tin bài liên quan