Thị trường tài chính 24h: Tín hiệu tốt về lợi nhuận ngành ngân hàng trong quý III

Thị trường tài chính 24h: Tín hiệu tốt về lợi nhuận ngành ngân hàng trong quý III

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index tiếp tục giảm; Lợi nhuận ngân hàng: Bán lẻ buồn hơn bán buôn; Room cho vay margin tại các công ty chứng khoán hiện còn lớn; Chủ tịch ECB: Phải thận trọng khi đưa ra quyết định về lãi suất… là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 25/10 không đổi so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 87,00 – 89,00 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 20,5 USD lên 2.736,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng đảo chiều và lùi về ngưỡng 2.720 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,05 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 25/10 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.255 đồng/USD, giảm 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.233 – 25.473 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng từ 65.800 USD lên 67.500 USD, thì sang ngày hôm nay đã có thời điểm lên mức 68.400 USD, trước khi lùi về 67.600 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,32 USD (+0,46%), lên 70,51 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,29 USD (+0,39%), lên 74,69 USD/thùng.

VN-Index tiếp tục giảm

Trong phiên sáng, dòng tiền tham gia khá yếu và thiếu sự dẫn dắt khiến VN-Index sớm đảo chiều giảm điểm.

Bước sang phiên chiều, lực bán gia tăng dù không quá lớn nhưng trong bối cảnh lực cầu yếu, đã khiến sắc đỏ chiếm ưu thế hơn trên bảng điện tử và VN-Index lùi sâu hơn về gần 1.250 điểm khi đóng cửa. Thanh khoản cũng sụt giảm đáng kể, ghi nhận mức thấp nhất trong tuần này.

Kết thúc phiên giao dịch 25/10: VN-Index giảm 4,69 điểm (-0,37%), xuống 1.252,72 điểm; HNX-Index giảm 0,06 điểm (-0,03%), xuống 224,63 điểm; UpCoM-Index giảm 0,24 điểm (-0,26%), xuống 91,82 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Hai chỉ số Nasdaq và S&P 500 tăng trong phiên thứ Năm (24/10), được thúc đẩy bởi đà tăng bất ngờ của Tesla và lợi suất trái phiếu kho bạc hạ nhiệt.

Cổ phiếu của Tesla tăng vọt gần 22%, sau khi báo cáo lợi nhuận quý III đầy tích cực và gây ngạc nhiên cho các nhà đầu tư với dự báo tăng trưởng doanh số 20% đến 30% vào năm tới.

Trong khi đó, thị trường cũng được tiếp thêm sức nhờ lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã hạ nhiệt xuống 4,2%.

Kết thúc phiên 24/10: Chỉ số Dow Jones giảm 140,59 điểm (-0,33%), xuống 42.374,36 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 12,44 điểm (+0,21%), lên 5.809,86 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 138,83 điểm (+0,76%), lên 18.415,49 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, khi các nhà đầu tư đứng ngoài, chờ đợi cuộc tổng tuyển cử vào cuối tuần này với dự báo chính phủ liên minh có thể mất thế đa số trong quốc hội.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,6% xuống 37.913,92. Chỉ số Topix giảm 0,65% xuống 2.618,32 điểm.

Đáng chú ý khác hôm nay là dữ liệu lạm phát lõi, một chỉ báo hàng đầu về xu hướng giá cả trên toàn quốc cho thấy đã giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng là 1,8% vào tháng 10, thấp hơn mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.

Chứng khoán Trung Quốc tăng, mặc dù các nhà đầu tư không muốn đặt cược quá lớn, khi họ chờ đợi chi tiết về kích thích tài khóa của Bắc Kinh và kết quả bầu cử Mỹ vào tháng tới.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,59% lên 3.299,70 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,70% lên 3.956,42 điểm. Cả hai chỉ số đều tăng khoảng 1% trong tuần.

Chứng khoán Trung Quốc đã tăng mạnh vào tháng trước sau khi Bắc Kinh khởi động gói kích thích lớn nhất kể từ đại dịch, nhưng dòng tiền bán chốt lời trong tháng này đã kìm hãm đà tăng.

Các quỹ phòng hộ toàn cầu đã bán ra gần 80% lượng cổ phiếu nắm giữ tính đến ngày 23/10, nhóm môi giới của Goldman Sách ước tính.

Giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán Trung Quốc đã đạt mức kỷ lục vào ngày 8/10 và đã bị thu hẹp kể từ đó, cho thấy sự thận trọng ngày càng tăng từ các nhà đầu tư, Luo Xuhong, cố vấn đầu tư của Founder Securities cho biết.

Chứng khoán Hồng Kông tăng nhờ dữ liệu doanh số bán bất động sản phục hồi tại Trung Quốc thúc đẩy sự lạc quan về triển vọng tăng trưởng.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,49% lên 20.591,03 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,34% lên 7.384,38 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng, sau khi nhóm cổ phiếu công nghệ nhận ảnh hưởng tích cực từ nhóm cùng ngành trên Phố Wall đêm qua.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 2,24 điểm, tương đương 0,09% lên 2.583,27 điểm.

Kết thúc phiên 25/10: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 229,37 điểm (-0,60%), xuống 37.913,92 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 19,44 điểm (+0,59%), lên 3.299,70 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 100,53 điểm (+0,49%), lên 20.590,15 điểm. Chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc tăng 2,24 điểm (+0,09%), lên 2.583,27 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Lợi nhuận ngân hàng: Bán lẻ buồn hơn bán buôn

Tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm khá tích cực, là tín hiệu tốt về lợi nhuận của ngành ngân hàng trong quý III/2024. Tuy vậy, theo giới chuyên gia, sẽ không có sự đồng pha tăng trưởng của các nhà băng..>> Chi tiết

- Room cho vay margin tại các công ty chứng khoán hiện còn lớn

Căn cứ vào vốn chủ sở hữu của các công ty chứng khoán hiện nay, về lý thuyết, ước tính số tiền mà các công ty chứng khoán hiện còn có thể cho vay thêm là vào khoảng 270.000 tỷ đồng. Tỷ lệ dư nợ cho vay margin so với vốn chủ sở hữu hiện tại nhiều công ty chứng khoán vẫn thấp hơn nhiều so với mức đỉnh, cũng như mức an toàn theo quy định của pháp luật..>> Chi tiết

- Chủ tịch ECB: Phải thận trọng khi đưa ra quyết định về lãi suất

Hôm thứ Tư (23/10), Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cho biết nên thận trọng khi quyết định về các đợt cắt giảm lãi suất sắp tới..>> Chi tiết

Tin bài liên quan