Thị trường tài chính 24h: Tìm cơ hội đầu tư

Thị trường tài chính 24h: Tìm cơ hội đầu tư

(ĐTCK) VN-Index lùi về gần 930 điểm; Ngân hàng đã chủ động kích cung; Cơ hội đầu tư khi TTCK “lệch pha” với tăng trưởng kinh tế; Tránh mất tiền trong tâm bão Corona; Cho vay margin và môi giới: Khối công ty ngoại tăng thị phần; Chứng khoán châu Á đa số điều chỉnh; Corona “vượt mặt” SARS, Trung Quốc vẫn kích hoạt lại hàng triệu lao động...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Thị trường vàng, ngoại tệ và dầu thô

Thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay sau phiên cuối tuần qua tại Mỹ tăng 3,6 USD lên 1.570 USD/ounce, thì sang phiên châu Á sáng nay giằng co nhẹ nhưng sau đó bứt lên gần 1.575 USD/ounce vào cuối giờ chiều.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 10/2 tăng 50.000 đồng/lượng so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 43,90 – 44,37 triệu đồng/lượng, tăng thêm 100.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều so với đầu giờ sáng.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,05% xuống 98,64 điểm vào cuối phiên châu Á.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 10/2 được Ngân hàng Nhà nước công bố là 23.211 đồng, tăng 10 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.195 - 23.335 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,38 USD (-0,76%), xuống 49,94 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,40 USD (-0,73%), xuống 54,07 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index mất hơn 10 điểm

Áp lực bán trên diện rộng cùng sức ép lớn đến từ nhóm bluechip ngay từ sớm khiến VN-Index lao dốc về 925 điểm. Tuy sau đó, lực cầu gia tăng giúp thị trường thu hẹp đà giảm.

Bước sang phiên chiều, VN-Index nỗ lực nhích lên 935 điểm rồi nhanh chóng bị kéo mạnh trở lại và đóng cửa lùi về sát 930 điểm.

Rổ VN30, ngoại trừ CTD và ROS tăng kịch trần, GAS + 0,93%, cùng MSN, HPG, SAB, NVL đứng tham chiếu, còn lại đều mất điểm.

Trong đó, dòng bank tạo sức ép chính như BID -5%, VCB -1,2%, TCB -1,4%, CTG -1,1%, HDB -1,5%, MBB -1,9%, VPB -3%, STB -1,79%.

Nhóm cổ phiếu dược phẩm đồng loạt khởi sắc. Bên cạnh TRA, JVC tăng trần, DCL +3,7%, DHG +3,7%, DMC +2,3%, IMP +2,4%, DHT +2,3%...

Tính chung trên toàn thị trườngnhà đầu tư nước ngoài mua ròng 0,95 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 29,52 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 10/2: VN-Index giảm 10,02 điểm (-1,07%), xuống 930,73 điểm; HNX-Index giảm 0,94 điểm (-0,9%), xuống 103,97 điểm; UPCOM-Index giảm 0,39 điểm (-0,7%), xuống 55,37 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall có phiên cuối tuần 7/2 suy giảm, bất chấp dữ liệu cho thấy, lĩnh vực phi nông nghiệp của  tạo thêm 225.000 việc làm, cao hơn  so với con số dự báo 160.000 việc làm.

Dù nhận thông tin kinh tế khả quan, nhưng nỗi lo sự bùng phát của virus Corona ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu lại trở lại khi số người chết gia tăng mạnh khiến giới đầu tư chùn tay trong phiên cuối tuần, đẩy phố Wall điều chỉnh sau chuỗi tăng ấn tượng trước đó.

Trong tuần, Dow Jones tăng 3%, chỉ số S&P 500 tăng 3,17%, mức tăng mạnh nhất theo tuần trong 8 tháng và Nasdaq tăng 4,04%, mức tăng theo tuần lớn nhất trong hơn 1 năm.

Kết thúc phiên 7/2, chỉ số Dow Jones giảm 277,26 điểm (-0,94%), xuống 29.102,51 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 18,07 điểm (-0,54%), xuống 3.327,71 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 51,64 điểm (-0,54%), xuống 9.520,51 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản trượt dốc, khi lo ngại gia tăng về mức độ nghiêm trọng của dịch virus corona ở Trung Quốc.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,6% xuống 23.685,98 điểm. Topix mất 0,72% xuống 1.719,64 điểm.

Số người chết vì virus corona đã tăng vào cuối tuần qua, vượt qua tổng số người chết vì dịch SARS. Tại Trung Quốc đại lục, con số này đã lên tới hơn 900 và số ca nhiễm lên tới hơn 40.000.

Thị trường còn bị tác động bởi dự báo kết quả kinh doanh tại nhiều công ty Nhật Bản sụt giảm. Theo đó, Toray Industries giảm 2,3% sau khi cắt giảm triển vọng lợi nhuận trong năm nay do sức cầu đi xuống.

Nikon đã giảm 5,8% xuống mức thấp trong một thập kỷ, cũng bởi nhu cầu máy ảnh kỹ thuật số bị thu hẹp.

Theo SMBC Nikko Securities, các công ty Nhật Bản đã báo cáo thu nhập quý vừa qua cho đến nay đã giảm trung bình 3,8% so cùng kỳ năm trước, trong đó, các nhà sản xuất đặc biệt khó khăn do ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại và dịch bệnh.

Chứng khoán Trung Quốc tăng phiên thứ 5 liên tiếp, khi một bộ phần người lao động trở lại các văn phòng và nhà máy do chính phủ nới lỏng một số hạn chế.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,51% lên 2.890,49 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,41% lên 3.916,01 điểm.

Trung Quốc đã báo cáo rằng giá tại cổng nhà máy (FGP) nước này đã giảm xuống mức thấp nhất trong sáu tháng vào tháng 1 vừa qua, trong khi giá thực phẩm tăng 20,6% so với một năm trước trong bối cảnh dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đang diễn ra.

“Bắc Kinh sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với sự hỗ trợ từ chính sách, bao gồm cả chi tiêu cơ sở hạ tầng để giảm bớt áp lực từ sự bùng phát của dịch cúm virus corona”, nhà phân tích Yan Kaiwen từ China Fortune Securities nhận định.

Thông tin đáng chú ý khác là Trung Quốc đã khuyến nghị Foxconn chưa nên nối lại sản xuất từ ngày 10/2 tới, trước những diễn biến phức tạp của dịch viêm đường hô hấp cấp.

Chứng khoán Hồng Kông giảm, khi mức độ nghiêm trọng gia tăng của sự bùng phát virus corona ở Trung Quốc đại lục, nơi nó đã giết chết hơn 900 người.

Đóng cửa, Hang Seng-Index đã giảm 0,59% xuống 27.241,34 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,47% xuống 10,654,43 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, cũng bởi những lo ngại sâu sắc xung quanh tác động đến kinh tế của do dịch virus corona gây ra ngày một lớn.

Thông tin đáng kể là Barunson Entertainment & Arts Corp, nhà sản xuất bộ phim Parasite (Ký sinh trùng) đã tăng 19,3% khi bộ phim giành được bốn giải Oscar, bao gồm cả phim hay nhất.

Kết thúc phiên 10/2: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 142,00 điểm (-0,60%), xuống 23.685,98 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 14,52 điểm (+0,51%), lên 2.890,49 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 162,93 điểm (-0,59%), xuống 27.241,34 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 10,88 điểm (-0,49%), xuống 2.201,07 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

Chưa cần gói kích cầu, ngân hàng đã chủ động kích cung

Mặc dù lãi suất điều hành đang được giữ nguyên, song nhiều ngân hàng đã sớm vào cuộc giảm lãi vay cho các doanh nghiệp chịu thiệt hại bởi dịch cúm Corona, đồng thời kích thích tín dụng..>> Chi tiết

Cơ hội đầu tư khi TTCK “lệch pha” với tăng trưởng kinh tế

TTCK đang tiềm ẩn cơ hội từ sự tăng trưởng lệch pha với bối cảnh kinh tế vĩ mô, đặc biệt là khi dịch viêm phổi Vũ Hán làm chao đảo thị trường đầu năm khiến nhiều cổ phiếu đồng loạt lao dốc..>> Chi tiết

Tránh mất tiền trong tâm bão Corona

Việc lo sợ đánh mất những gì đang sở hữu như tiền bạc là nỗi sợ cố hữu của nhà đầu tư nói riêng và con người nói chung, nhưng cần phân biệt khái niệm sự lo lắng có lý trí (anxiety) với nỗi sợ hãi (fear) không có cơ sở..>> Chi tiết

Cho vay margin và môi giới: Khối công ty ngoại tăng thị phần

Đa phần công ty chứng khoán vốn ngoại tăng vốn mạnh đều có dư nợ cho vay năm 2019 tăng cao so với năm 2018, mảng đóng góp doanh thu lớn nhất vẫn đến từ cho vay và môi giới..>> Chi tiết

Corona “vượt mặt” SARS, Trung Quốc vẫn kích hoạt lại hàng triệu lao động

Trung Quốc hôm 8/2 xác nhận 811 người tử vong do virus Corona, vượt tổng số người chết do dịch SARS năm 2002-2003, trong khi đó chính quyền nước này vẫn dự kiến đưa hàng triệu người trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài..>> Chi tiết

Tin bài liên quan