Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 16/10 tăng 150.000 đồng/lượng chiều mua vào và 100.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện niêm yết tại mức 55,75 – 56,32 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 8,4 USD lên 1.909,6 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích lên 1.915 USD/ounce, trước khi hạ nhiệt về lại gần 1.909 USD/ounce vào cuối giờ chiều.
Giá vàng tương lai giao tháng 11 trên sàn Comex New York tăng 2,4 USD lên 1.907,3 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,16% xuống 93,70 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 16/10 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.201 đồng, tăng 9 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.090 - 23.270 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,59 USD (-1,44%), xuống 40,42 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,68 USD (-1,41%), xuống 42,55 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index nhích nhẹ
Mặc dù sớm giảm điểm khi mở cửa và về mốc 935 điểm, nhưng dòng bank và một số bluechip đứng vững đã giúp VN-Index vọt trở lại ngưỡng 945 điểm.
Bước sang phiên chiều, lực bán lại dâng cao và khi thủng thủng tham chiếu, chỉ số thêm một lần được hỗ trợ và đảo chiều về lại sắc xanh khi đóng cửa.
Dòng bank có sức hút lớn với TCB khớp 27 triệu đơn vị, dẫn đầu HOSE, nhưng đã quay đầu giảm nhẹ, còn MBB +1,42% VPB +2,29%...
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, TTF và DXG nổi bật khi tăng hết biên độ. Trong khi DBC thoát mức giá sàn, mất 2,1%.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 13,87 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 425,69 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 16/10: VN-Index tăng 0,54 điểm (+0,06%), lên 943,3 điểm; HNX-Index tăng 0,17 điểm (+0,12%), lên 139,82 điểm; UpCoM-Index tăng 0,37 điểm (+0,59%), lên 63,85 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall tiếp tục vật lộn trong phiên ngày thứ Năm (15/10), với những lo ngại trước sự gia tăng các ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu và hy vọng ngày càng mờ nhạt về bất kỳ biện pháp kích thích tài chính nào từ Quốc hội trước cuộc bầu cử tháng 11.
Cổ phiếu Facebook dẫn đầu đà sụt giảm của các cổ phiếu công nghệ lớn, mất 1,9%, trong khi Amazon lùi 0,8%. Alphabet và Microsoft đều giảm 0,5% và cổ phiếu Apple mất 0,4%.
Đà suy giảm này đã phần này được bù đắp bởi đà tăng trong lĩnh vực ngân hàng và năng lượng. Cổ phiếu JPMorgan Chase, Morgan Stanley và Citigroup đều tăng hơn 1%. Cổ phiếu Exxon Mobil và Chevron lần lượt tăng 0,9% và 0,8%.
Kết thúc phiên 15/10, chỉ số Dow Jones giảm 19,80 điểm (-0,007%), xuống 28.494,20 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 5,33 điểm (-0,15%) xuống 3.483,43 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 64,86 điểm (-0,47%), xuống 11.713,82 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm khi những lo ngại về các biện pháp hành chính để ngăn cản đà lây lan của Covid-19 tại châu Âu đã lấn át sự khởi sắc của cổ phiếu Fast Retailing.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,41% xuống 23.410,63 điểm. Chỉ số Topix rộng hơn mất 0,86% xuống 1.617,69 điểm.
Trong tuần, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,89% và Topix mất 1,8%, mức giảm lớn nhất trong hơn hai tháng.
Tâm lý thị trường đè nặng sau khi các biện pháp hạn chế Covid-19 lây lan được áp dụng trở lại ở châu Âu, với việc London áp đặt những biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn và Pháp áp đặt lệnh giới nghiêm ban đêm ở các thành phố lớn.
Thị trường may mắn hãm đà rơi nhờ cổ phiếu lớn Fast Retailing, khi tăng hơn 4,4% sau khi công bố kết quả tốt hơn mong đợi.
Ngoài ra, Fujifilm Holdings cũng tăng 2,5% sau khi cho biết họ đã nộp đơn xin phê duyệt dùng thuốc chống cúm Avigan ở Nhật Bản để điều trị Covid-19.
Chứng khoán Trung Quốc tăng nhẹ nhờ được thúc đẩy bởi các chính sách mới được công bố gần đây và dữ liệu kinh tế lạc quan.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,12% lên 3.336,36 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,15% xuống 4.791,68 điểm.
Trong tuần, CSI300 tăng 2,4%, ghi nhận mức tăng thứ ba liên tiếp trong tuần, trong khi SSEC tăng 2%.
Các nhà đầu tư hoan nghênh dữ liệu mới nhất cho thấy, nhập khẩu của Trung Quốc đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong năm nay vào tháng 9. Các khoản vay ngân hàng mới cũng đã tăng cao hơn dự kiến trong tháng 9, chủ yếu đóng góp từ các khoản vay từ phía doanh nghiệp.
Chứng khoán Hồng Kông tăng gần 1% khi tâm lý giới đầu tư tiếp tục được cải thiện nhờ các dữ liệu kinh tế lạc quan ở Đại lục trong tháng 9 vừa qua.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,94% lên 24.386,79 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,56% lên 9,914,90 điểm.
Trong tuần, HSI tăng 1,1%, còn HSCE tăng 3,1%, cả hai đều tăng tuần thứ ba liên tiếp.
Chứng khoán Hàn Quốc tiếp tục giảm khi sự gia tăng các ca nhiễm Covid-19 trên khắp châu Âu cùng hy vọng tắt dần về một gói kích thích của Mỹ đã khiến tâm lý giới đầu tư chán nản.
Đóng cửa, Chỉ số KOSPI giảm 0,83%,xuống 2.341,53 điểm. Trong tuần, chỉ số này giảm 2,1%, ghi nhận mức giảm trong tuần mạnh nhất trong 3 tuần.
Kết thúc phiên 17/10: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 96,60 điểm (-0,41%), xuống 23.410,63 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 4,18 điểm (+0,13%), lên 3.336,36 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 228,25 điểm (+0,94%), lên 24.386,79 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 19,68 điểm (-0,83%), xuống 2.341,53 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Ngân hàng ồ ạt báo lãi quý III/2020, vượt qua Covid-19
Ngân hàng bắt đầu hé lộ lợi nhuận quý III/2020, với gam màu sáng, tối đen xen. Nhưng nhìn chung các nhà băng đã gần đi đến mục tiêu, dù năm qua đối mặt với đại dịch khiến áp lực nợ xấu gia tăng..>> Chi tiết
- Những cổ phiếu bất động sản bị lãng quên
Dù bất động sản được xem là nhóm ngành luôn thu hút sự quan tâm của giới đầu tư, nhưng thực tế vẫn có không ít cổ phiếu trong nhóm bị dòng tiền thờ ơ..>> Chi tiết
- Đầu tư vào nông nghiệp là xu hướng của tương lai
Bất chấp khó khăn do Covid-19, nông nghiệp là ngành tăng trưởng tốt nhất từ đầu năm đến nay, giữ vững vai trò trụ đỡ của nền kinh tế..>> Chi tiết
- Chán vàng, tiền chảy vào chứng khoán
Từ đầu năm đến nay, vàng và chứng khoán thay nhau chiếm vị trí nóng nhất trong các kênh đầu tư. Trong khi đó, bất động sản và tiết kiệm ngân hàng vẫn có vị thế riêng..>> Chi tiết