Thị trường tài chính 24h: Thanh khoản mất hút

Thị trường tài chính 24h: Thanh khoản mất hút

0:00 / 0:00
0:00

(ĐTCK) VN-Index tăng, nhưng thanh khoản cạn kiệt; 9 tháng kiều hối về TP.HCM đạt 4,2 tỷ USD; Chứng khoán phái sinh: Dòng tiền “găm” vào cổ phiếu trụ; Giao dịch chứng khoán: Chờ cơ hội mới; Chứng khoán châu Á đồng loạt phục hồi tốt; Liệu giới đầu tư có bán tháo sau ngày bầu cử Tổng thống Mỹ…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 2/11 tăng 50.000 đồng/lượng so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng thêm 100.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại mức 56,10 – 56,62 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ tăng 11,3 USD lên 1.878,6 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng gần nhích lên và có thời điểm chạm 1.890 USD/ounce trước khi hạ nhiệt đôi chút vào cuối giờ chiều.

Giá vàng tương lai giao tháng 12 trên sàn Comex New York tăng 7,7 USD lên 1.887,6 USD/ounce.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,07% lên 94,10 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 2/11 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.201 đồng, không đổi so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.090 - 23.270 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,89 USD (-2,49%), xuống 34,90 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,79 USD (-2,08%), xuống 37,15 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index tăng lên 930 điểm, nhưng thanh khoản tiếp tục sụt giảm mạnh

Tâm lý thận trọng khiến thị trường khá ảm đạm từ khi mở cửa, VN-Index theo đó biến động nhẹ quanh vùng giá 925 điểm.

Bước sang phiên chiều,, thị trường dần nới rộng biên độ tăng nhờ lực cầu sôi động hơn và chinh phục thành công mốc 930 điểm khi đóng cửa nhờ đôi cánh VCB – CTG.

Nhóm ngân hàng có đóng góp khá tích cực nhất, trong đó, đáng kể là CTG +4,83% và VCB + 3,37%, các mã BID, MBB, STB, HDB, VPB, TCB tăng trên dưới 1%.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, điểm sáng là FLC khi tăng kịch trần, khớp lệnh gần 33 triệu đơn vị, sau thông tin Chủ tịch HĐQT Trịnh Văn Quyết đăng ký mua 35 triệu cổ phiếu.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 13,83 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng 509,61 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 2/11: VN-Index tăng 8,21 điểm (+0,89%), lên 933,68 điểm ; HNX-Index tăng 0,97 điểm (+0,73%), lên 135,34 điểm; UPCoM-Index tăng 0,11 điểm (+0,18%), lên 62,85 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall giảm điểm trong phiên ngày thứ Sáu (30/10), do tâm lý trên thị trường vô cùng bấp bênh khi phải đối mặt với viễn cảnh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ không thể kết thúc một cách êm đẹp.

Chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE (VIX), thước đo mức độ sợ hãi của nhà đầu tư trên thị trường, đóng cửa ngày 30/10 ghi nhận mức cao nhất trong 20 tuần.

Trong tuần, Dow Jones giảm 6,5, S&P 500 giảm 5,6% và Nasdaq Composite giảm 5,5%.

Trong tháng 10, Dow Jones giảm 4,6%, S&P 500 giảm 2,8% và Nasdaq Composite giảm 2,3%

Kết thúc phiên 30/10, chỉ số Dow Jones giảm 157,51 điểm (-0,59%), xuống 26.501,60 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 40,15 điểm (-1,21%) xuống 3.269,96 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 274,00 điểm (-2,45%), xuống 10.911,59 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đã tăng vọt, khi các dấu hiệu cho thấy lợi nhuận các doanh nghiệp phục hồi và tình hình Covid-19 trong nước đã được kiềm chế tương đối tốt.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,39% lên 23.295,48 điểm. Chỉ số Topix tăng 1,81% lên 1.607,95 điểm.

Hôm nay, Keyence - Công ty lớn thứ tư trên sàn chứng khoán Tokyo tính theo vốn hóa thị trường tăng gần 2%, sau khi nhà phát triển cảm biến và hàng điện tử công bố thu nhập quý vừa qua khả quan.

Ngoài ra, đáng kể còn có Toyota tăng 2,14% và KDDI tăng 4,6%, sau khi nhà sản xuất ô tô cho biết, sẽ đầu tư 52,2 tỷ yên (500 triệu USD) vào hãng di động để làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác trong thời đại “ô tô kết nối”.

Chứng khoán Trung Quốc gần như không đổi, nhưng nhóm cổ phiếu bluechip hưởng lợi nhờ kết quả của một khảo sát độc lập cho thấy, hoạt động của các nhà máy ở Trung Quốc tăng tốc nhanh nhất trong gần một thập kỷ.

Đóng cửa, Shanghai Composite gần như không đổi ở mức 3.225,12 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,54% lên 4.720,83 điểm.

Kết quả một cuộc khảo sát cho thấy, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) sản xuất của Trung Quốc cho tháng 10 đã tăng lên 53,6 điểm, vượt con số 53 điểm được dự đoán trong các dự báo.

Trước đó, PMI sản xuất và phi sản xuất được công bố ngày thứ Bảy lần lượt tăng lên 51,4 và 56,2 điểm. Mặc dù chỉ số PMI sản xuất giảm nhẹ so với mức 51,5 điểm của tháng 9, nhưng nó đã vượt qua con số dự báo là 51,3 điểm.

Chứng khoán Hồng Kông tăng nhờ sự tích cực ở nhóm cổ phiếu vật liệu và tiêu dùng.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,46% lên 24.460,01 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,81% lên 9.936,56 điểm.

Dẫn đầu mức tăng là chỉ số theo dõi ngành vật liệu và tiêu dùng, đóng cửa lần lượt tăng 3,8% và 3,3%.

Chứng khoán Hàn Quốc có phiên tăng tốt nhất trong hơn 2 tháng, bất chấp dữ liệu xuất khẩu ghi nhận sự sụt giảm.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 1,46% lên 2.300,16 điểm, mức tăng tốt nhất kể từ phiên ngày 25/8.

Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MTIE) cho biết lượng đơn hàng xuất khẩu trong tháng Mười bất ngờ giảm 3,6% so với cùng kỳ năm trước sau khi phục hồi tăng trong tháng trước.

Cụ thể, lượng đơn hàng xuất khẩu trong tháng 10 đạt 44,9 tỷ USD. Trong khi đó, nhập khẩu của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á trong tháng qua giảm 5,8% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 39 tỷ USD.

Kết thúc phiên 2/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 318,36 điểm (+1,39%), lên 23.295,48 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 0,59 điểm (+0,02%), lên 3.225,12 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 352,59 điểm (+1,46%), lên 24.460,01 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 33,01 điểm (+1,46%), lên 2.300,16 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- 9 tháng kiều hối về TP.HCM đạt 4,2 tỷ USD

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM, 9 tháng đầu năm nay, kiều hối chuyển về TP.HCM đạt khoảng 4,2 tỷ USD tăng 6% so với cùng kỳ..>> Chi tiết

- Chứng khoán phái sinh: Dòng tiền “găm” vào cổ phiếu trụ

Thị trường vừa có một tuần giao dịch đầy thử thách khi các nhịp điều chỉnh với cường độ lớn xuất hiện, nhưng chỉ số đã tăng trở lại vào cuối tuần. Dòng tiền “cầm trịch” thị trường vẫn găm vào các nhóm ngành trụ..>> Chi tiết

- Giao dịch chứng khoán: Chờ cơ hội mới

Trong khi lũ lụt tại miền Trung tiếp tục nhấn chìm nhiều căn nhà và tài sản của người dân thì trên thị trường chứng khoán tuần qua, nhà đầu tư cũng phải trải qua một chuỗi ngày giảm điểm mạnh nhất kể cuối tháng 7..>> Chi tiết

- Liệu giới đầu tư có bán tháo sau ngày bầu cử Tổng thống Mỹ

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 có thể là sự kiện được đánh cược cao nhất trong lịch sử..>> Chi tiết

Tin bài liên quan