Ảnh Internet

Ảnh Internet

Thị trường tài chính 24h: Thăng hoa

(ĐTCK) VN-Index suýt kết thúc năm ở đỉnh 990 điểm; Cần tăng vốn thêm 1,8 - 2 lần, 3 ngân hàng lớn lấy đâu ra tiền?; Vi phạm thao túng giá: Ranh giới pháp lý từ 1/1/2018; Tài sản 10 người giàu nhất sàn CK Việt Nam tăng hơn 100% trong năm 2017; Quỹ ngoại tăng giải ngân vào cuối năm 2017; Chứng khoán thế giới ghi nhận năm thành công lớn; 2018: Năm “xả hàng” của doanh nghiệp Trung Quốc...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index giữ đà tăng cho phiên cuối cùng của năm

Phiên giao dịch cuối cùng trong năm không bị ảnh hưởng bởi tâm lý kỳ nghỉ lễ khi dòng tiền vẫn chảy mạnh vào thị trường, tiếp thêm lửa giúp các chỉ số khởi sắc.

Dù có chút rung lắc đầu phiên sáng nhưng các chỉ số chính đã nhanh chóng hồi phục và tiếp tục kéo dài chuỗi ngày tăng điểm.

Sang phiên chiều, tâm lý hưng phân tiếp tục dâng cao khiến nhà đầu tư mạnh tay chi tiền gom hàng để đón lộc đầu năm mới, đã kéo thị trường tăng vọt.

Chỉ số VN-Index tiệm cận ngưỡng kháng cự 990 điểm chỉ sau hơn 30 phút giao dịch. Tuy nhiên, nhà đầu tư đã nhanh chóng “tỉnh giấc” và VN-Index đã hạ độ cao ngay sau đó.

Dù chưa thể chạm mốc 990 điểm nhưng dòng tiền chảy mạnh cùng sự hỗ trợ tích cực của cặp đôi lớn VNM và ROS đã giúp VN-Index đóng cửa cao hơn phiên sáng và cũng là mốc đỉnh mới trong 10 năm qua.

Nhóm bluechip vẫn là điểm tựa chính của thị trường khi có tới 20 mã tăng.

Mặc dù gánh vác tốt trách nhiệm nâng đỡ thị trường nhưng trụ cột VNM cũng là một trong những tác nhân khiến giấc mơ chưa thành hiện thực.

VNM chốt phiên chỉ còn 1,66% lên 208.600 đồng/CP và chuyển nhượng thành công 893.540 đơn vị.

Bên cạnh đó, ROS bật mạnh tăng sát trần 6,9% khớp lệnh đạt hơn 2 triệu đơn vị. Như vậy, trong nửa tháng cuối năm, cổ phiếu ROS chỉ đón nhận duy nhất phiên điều chỉnh ngày 21/12, còn lại có 9 phiên tăng mạnh, tổng cộng đã tăng 32,72%.

Ngoài VNM và ROS, các mã khác trong top 10 vốn hóa lớn nhất thị trường như VCB, SAB, VRE, PLX, BID cũng đua nhau khởi sắc.

Nhóm ngân hàng tiếp tục phân hóa, trong đó BID tăng hơn 3%, VPB tăng 1,2%, VCB tăng nhẹ 0,4%, còn lại MBB, CTG, STB đều suy giảm.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng không còn tạo sóng lớn, trong đó SSI chỉ còn tăng 0,5%, VND tăng 1,1% còn HCM đảo chiều giảm nhẹ 0,3%.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, FLC duy trì đà tăng nhẹ 0,1% khớp lệnh dẫn đầu đạt 14,62 triệu đơn vị; DXG khớp 11,4 triệu đơn vị và đóng cửa tăng 4,6%.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 8,68 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 1.109,16 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 1,91 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 23,5 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 1,37 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 31,61 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 29/12: VN-Index tăng 7,52 điểm (+0,77%), lên 984,24 điểm; HNX-Index tăng 0,14 điểm (+0,12%), lên mức 116,55 điểm; UPCoM-Index tăng 0,58 điểm (+1,08%), lên mức 54,91 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 7.498 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ 

Phố Wall tiếp tục duy trì đà tăng phiên thứ 2 liên tiếp với biên độ tăng mạnh hơn phiên trước đó nhờ nhận được sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu tài chính và đà hồi phục nhẹ thứ 2 liên tiếp của nhóm công nghệ sau 5 phiên giảm liên tiếp trước đó.

Thông tin kinh tế đáng chú ý được công bố trong phiên thứ Năm là số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp không thay đổi trong tuần trước ở mức 245.000 người, cao hơn chút ít so với dự báo 240.000 người, nhưng xu hướng cơ bản vẫn phù hợp với một thị trường lao động tích cực.

Kết thúc phiên 28/12, chỉ số Dow Jones tăng 63,21 điểm (+0,26%), lên 24.837,51 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 4,92 điểm (+0,18%), lên 2.687,54 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 10,82 điểm (+0,16%), lên 6.950,16 điểm.

Trên thị trường châu Á

Chỉ số Nikkei của Nhật Bản lại có thêm một phiên giảm điểm trong ít phút cuối giao dịch. Tuy nhiên, cả năm nay, chỉ số này ghi nhận tăng gần 20%.

Chỉ s Nikkei 255 kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm giảm 0,08% xuống 22.764,94 điểm.

Nền kinh tế toàn cầu phục hồi mạnh mẽ cũng như sự ổn định chính trị trong nước và chính sách tiền tệ nới lỏng của Ngân hàng Trung ương Nhật đã giúp nâng cao lợi nhuận của công ty Nhật Bản trong năm 2017, điều này đã đẩy chỉ số Nikkei tăng 19,1% và Topix lên 19,7%.

Tính riêng trong tuần, Nikkei giảm 0,6% do các nhà đầu tư chốt lời trước thời điểm cuối năm. Tuy nhiên, trong tháng 12, Nikkei đã tăng 0,2%.

Trong phiên, chỉ số theo dõi ngành ngân hàng tăng 0,7%, với cổ phiếu dẫn đầu là Mitsubishi UFJ Financial Group tăng 1.2%.

SoftBank Group Corp giảm 0,1% sau khi tin tức sẽ mua một lượng lớn cổ phần của Uber trị giá 48 tỷ USD.

Cổ phiếu của Asahi Glass Co đã tăng 2% sau khi tờ Nikkei báo cáo rằng công ty dự kiến sẽ công bố lợi nhuận hoạt động khoảng 125 tỷ yên cho năm tài chính của mình kết thúc vào ngày 31/12.

Chứng khoán Trung Quốc tăng nhẹ, với dòng tiền của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vẫn đổ vào thị trường, bất chấp những lo ngại về nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại, và các kế hoạch thắt chặt thanh khoản tín dụng vẫn tiếp diễn.

Shanghai Composite tăng 0,35% lên 3.307,97 điểm. Trong năm 2017, chỉ số chuẩn này đã tăng 6,21%.

Chỉ số CSI300 blue-chip tăng 0,31%. Trong năm 2017, chỉ số này tăng tới 21,8%, phản ảnh dòng tiền chảy sang các bluechip từ các cổ phiếu vốn hóa nhỏ.

Cũng trong năm nay, chỉ số H-index (nhóm các công ty Trung Quốc niêm yết ở Hồng Kông) tăng 24,4%.

Trong phiên, chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính tăng 0,35%, ngành tiêu dùng tăng 1,5%, bất động sản tăng 1,66% và chăm sóc sức khỏe tăng 0,62%.

3 cổ phiếu tăng lớn nhất là Shanghai Cable Co Ltd tăng 10,02%, Furen Pharmaceutical Group Industry Co Ltd tăng 9,52% và Hangzhou Silan Microelectronics Co Ltd tăng 8,43%.

3 cổ phiếu giảm điểm nhiều nhất là  CRED Holding Co Ltd giảm 9,49%, Yangzhou Yaxing Motor Co Ltd mất 8,55% và Wenyi Suntech Co Ltd giảm 7,27%. 

Chứng khoán Hồng Kông đóng cửa tăng, với chỉ số HangSeng tăng cao nhất khu vực Châu Á trong năm 2017 khi cộng thêm 36%. Mức tăng cao nhất kể từ năm 2019.

Thành tích xuất sắc này được thúc đẩy bởi sự phục hồi kinh tế toàn cầu, thanh khoản phong phú trong hệ thống tài chính thế giới và dòng tiền từ Trung Quốc đại lục.

Đóng cửa giao dịch, Hang Seng tăng 0,19% đạt 29.919,15 điểm. Chỉ số Doanh nghiệp Trung Quốc tăng 0,22% lên 11.709,30 điểm.

Trong phiên, chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 0,3%, ngành CNTT giảm 0,41%, tài chính tăng 0,4% và bất động sản giảm 0,11%.

cổ phiếu tăng mạnh nhất trong phiên là AIA Group Ltd tăng 2,07%, trong khi cổ phiếu giảm mạnh nhất là Country Garden Holdings giảm 2,36%.

3  Cổ phiếu tăng giá nhiều nhất trong nhóm cổ phiếu H là Air China Ltd tăng 3,49%, Guangzhou Automobile Group Co Ltd tăng 2,78% và Great Wall Motor Co Ltd tăng 2,16%.

3 mã giảm điểm lớn nhất là Củng Lợi CRRC Times Electric Co Ltd giảm 2,02%, Ngân hàng Bưu điện Trung Quốc giảm 1% và China Pacific Insurance Group Co Ltd giảm 0,9%. 

Kết thúc phiên 29/12: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 19,04 điểm (-0,08%), xuống 22.764,94 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 55,44 điểm (+0,19%), lên 29.919,15 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 10,79 điểm (+0,33%), lên 3.307,17 điểm.

Thị trường vàng, ngoại tệ

- Vàng SJC giảm nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.750 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay không đổi so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,34 - 36,58 triệu đồng/lượng, giảm 30.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.425 đồng/USD, giảm 1 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.680 - 22.750 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Cần tăng vốn thêm 1,8 - 2 lần, 3 ngân hàng lớn lấy đâu ra tiền?

Tăng vốn tự có luôn là áp lực của các tổ chức tín dụng (TCTD) thời gian qua, nhằm bảo đảm yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) theo Basel II đến năm 2020..>> Chi tiết

Vi phạm thao túng giá: Ranh giới pháp lý từ 1/1/2018

Trong tuần cuối cùng của năm 2017, một cá nhân đã bị xử phạt do thao túng giá cổ phiếu, với tổng mức phạt và truy thu lên tới gần 10 tỷ đồng. Thế nhưng, nếu so với quy định mới, những trường hợp tương tự nếu xảy ra kể từ thời điểm 1/1/2018 sẽ phải đối mặt với án hình sự..>> Chi tiết

Tài sản TOP 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam tăng hơn 100% trong năm 2017

Năm 2017, vốn hóa thị trường chứng khoán (TTCK) tăng trên 73%, nhưng tổng sở hữu của TOP 10 người giàu nhất năm nay năm ngoái còn tăng cao hơn, tới 104%..>> Chi tiết

Quỹ ngoại tăng giải ngân vào cuối năm 2017

Nửa đầu tháng 12, khối ngoại bán ròng mạnh, trong đó có giao dịch mang tính chu kỳ của hoạt động tái cơ cấu danh mục từ quỹ ETFs..>> Chi tiết

Kỳ tích kinh tế Việt Nam 2017

Kinh tế Việt Nam 2017 không phải chỉ tăng trưởng 6,7% như mục tiêu đề ra, mà ước đạt mức 6,81%. Cùng với bước tăng trưởng ngoạn mục này, nhiều kỷ lục khác cũng đã được thiết lập, đưa nền kinh tế đạt được kỳ tích trong năm 2017..>> Chi tiết

2018: Năm “xả hàng” của doanh nghiệp Trung Quốc

Nếu như trong 2 năm 2016, 2017, các doanh nghiệp Trung Quốc ồ ạt xuất tiền thâu tóm tài sản nước ngoài, tiến hành M&A tại thị trường quốc tế thì sang năm 2018, nhiều khả năng xu hướng này sẽ đảo chiều nhanh chóng..>> Chi tiết

Tin bài liên quan