Thị trường tài chính 24h: Nhu cầu tham gia chứng khoán của người dân là rất lớn

Thị trường tài chính 24h: Nhu cầu tham gia chứng khoán của người dân là rất lớn

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index có thêm một phiên tăng khá; Đại dịch tái phát, ngân hàng lo lợi nhuận nửa cuối năm; Ranh giới mong manh giữa “thoát hàng” và “mất hàng”; Nhà đầu tư chứng khoán: Mua vì lý do gì thì bán vì lý do đó; Covid lần 2: Khối ngoại phản ứng khác biệt; Chứng khoán châu Á nhìn chung tiếp tục nhích lên; Goldman Sachs: Thị trường chứng khoán không lạc quan về tăng trưởng mà lạc quan về lạm phát...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô 

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 5/8 tăng 570.000 đồng/lượng chiều mua vào và 620.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã tăng thêm 500.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết ở mức 57,90 – 59,12 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 41,7 USD lên 2.019,4 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục tăng và leo lên chạm 2.040 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 9 trên sàn Comex New York tăng 34,9 USD lên 2.039,1 USD/ounce.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,52% xuống 92,90 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 5/8 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.208 đồng, giảm 6 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.090 - 23.270 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,03 USD (+2,47%), lên 42,73 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,00 USD (+2,25%), lên 45,43 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index tăng thêm hơn 10 điểm

Trong phiên sáng, sau ít phút giằng co đầu phiên, thị trường đã bật trở lại vào nửa cuối phiên khi dòng tiền nhập cuộc khá tự tin.

Bước sang phiên chiều, dòng tiền tiếp tục chảy mạnh kéo VN-Index lên sát ngưỡng cản 840 điểm, trước khi hạ nhiệt đôi chút trong phiên ATC.

Trong các mã lớn, đa số đều tăng giá, với HPG +4,78%, HVN +4,12%, HDB +3,45%, TCB +3,18%, VJC +2,89%, MWG +2,86%, SAB t+2,8%, CTG +2,72%...

Nhóm cổ phiếu thị trường chịu áp lực chốt lời nên nhiều mã đảo chiều giảm như HQC, ITA, FLC, HAI, DLG…trong khi đó, SJF, PLP, TLD, TV2… tăng trần.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 2,26 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 15,75 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 5/8: VN-Index tăng 10,23 điểm (+1,24%), lên 837,8 điểm; HNX-Index tăng 1,52 điểm (+1,35%), lên 114,02 điểm; UPCoM-Index tăng 0,16 điểm (+0,29%), lên 56,06 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Các chỉ số chính của phố Wall giằng co trong phiên thứ Ba nhưng cuối cùng vẫn giữ được sắc xanh khi đóng cửa phiên.

Sự hỗ trợ của cổ phiếu Apple với 5 phiên tăng liên tiếp và nhóm năng lượng tăng theo giá dầu giúp phố Wall duy trì đà tăng, nhưng mức tăng bị hạn chế do đà giảm của AIG và Microsoft, cũng như giới đầu tư chờ đợi quyết định cuối cùng của Quốc hội Mỹ về gói kích thích kinh tế mới.

Kết thúc phiên 4/8, chỉ số Dow Jones tăng 164,07 điểm (+0,62%), lên 26.828,47 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 11,90 điểm (+0,36%), lên 3.306,51 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 38,37 điểm (+0,35%), lên 10.941,17 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đã giảm, khi các báo cáo kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ảm đạm và đồng yên mạnh lên tạo sức ép với nhóm cổ phiếu xuất khẩu.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,26% xuống 22.514,85 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,04% xuống còn 1.554,71 điểm.

Hôm nay, Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ (MUFG), công ty cho vay lớn nhất Nhật Bản bằng tài sản, cho biết lợi nhuận ròng giảm hơn một nửa trong quý vừa qua, nhưng may mắn cổ phiếu này chỉ giảm 0,17%.

Sony Corp giảm hơn 1,61% do lo ngại về lợi nhuận trong tương lai làm lu mờ kết quả tốt hơn mong đợi.

Nhóm cổ phiếu lao dốc còn có những cái tên lớn như SoftBank Group Corp, giảm 4,19%, Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản mất 2,44%.

Chứng khoán Trung Quốc hồi nhẹ lên trên tham chiếu về cuối phiên, khi giới đầu tư vẫn kỳ vọng vào sự phục hồi kinh tế, nhờ dữ liệu cho thấy ngành dịch vụ vẫn ở trong lãnh thổ tích cực.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,17% lên 3.377,56 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,03% lên 4.777,11 điểm.

Chỉ số PMI Caixin ngành dịch vụ của Trung Quốc, vốn chiếm 60% nền kinh tế nước này ở mức 54,1 điểm trong tháng 7, thấp hơn so với mức kỷ lục 58,4 điểm trong tháng trước, nhưng do điểm số vẫn trên 50% phản ảnh niềm tin người tiêu dùng vẫn ở mức tích cực.

Chứng khoán Hồng Kông nhích lên nhờ ảnh hưởng từ thị trường Đại lục, với hy vọng rằng sẽ thêm các biện pháp kích thích kinh tế từ các nhà hoạch định chính sách toàn cầu và sự phục hồi dần trong nền kinh tế Trung Quốc.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,62% lên 25.102,54 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,5% lên 10.256,64 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc đã tăng theo chân Phố Wall đêm qua, với hy vọng rằng các nhà lập pháp Mỹ sẽ đạt được thỏa thuận về gói kích thích mới trong tuần này.

Kết thúc phiên 5/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 58,81 điểm (-0,26%), xuống 22.514,85 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 5,88 điểm (+0,17%), lên 3.377,56 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 155,91 điểm (+0,62%), lên 25.102,54 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 31,89 điểm (+1,40%), lên 2.311,86 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

Đại dịch tái phát, ngân hàng lo lợi nhuận nửa cuối năm

Không ít ngân hàng đã hoàn tất 50% chỉ tiêu lợi nhuận trong nửa đầu năm nay, song do đại dịch Covid-19 tái phát, hoạt động của ngành sẽ không khỏi bị tác động. Nhiều ngân hàng lo giảm lợi nhuận, thậm chí không thể dự báo con số cuối năm..>> Chi tiết

Ranh giới mong manh giữa “thoát hàng” và “mất hàng”

Những phiên giao dịch gần đây, tâm lý không ít nhà đầu tư liên tục chuyển từ trạng thái “nóng ruột” bởi lệnh bán không khớp do lo ngại thị trường giảm thì lại mừng thầm vì không bị “mất hàng” khi thấy giá tăng trở lại..>> Chi tiết

 Nhà đầu tư chứng khoán: Mua vì lý do gì thì bán vì lý do đó

Khoảng 35.000 tài khoản được mở mới hàng tháng kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam đến nay cho thấy, nhu cầu tham gia thị trường chứng khoán của người dân là rất lớn..>> Chi tiết

Covid lần 2: Khối ngoại phản ứng khác biệt

Trong bối cảnh Covid quay lại lần 2, điểm nhấn đáng chú ý là khối ngoại mua ròng..>> Chi tiết

Goldman Sachs: Thị trường chứng khoán không lạc quan về tăng trưởng mà lạc quan về lạm phát

Thị trường chứng khoán có thể chịu áp lực điều chỉnh khi lợi nhuận sụt giảm và biến động thị trường gia tăng, theo Christian Mueller-Glissmann, người đứng đầu bộ phận phân bổ tài sản của Goldman Sachs..>> Chi tiết

Tin bài liên quan