Thị trường tài chính 24h: Mặt bằng lãi suất cho vay được duy trì ở mức thấp

Thị trường tài chính 24h: Mặt bằng lãi suất cho vay được duy trì ở mức thấp

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index tiếp tục giảm; Đẩy mạnh vốn giá rẻ kích cầu tín dụng cuối năm; Cổ phiếu bán lẻ bắt đầu được “gọi tên”; Lựa chọn khó khăn; Gánh nặng lãi vay của Mỹ đạt mức cao nhất trong 28 năm…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 21/10 tăng 2 triệu đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 86,00 – 88,00 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ tăng 28,9 USD lên 2.721,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tăng lên trên 2.735 USD, trước khi lùi nhẹ về 2.730 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 103,69 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 21/10 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.213 đồng/USD, tăng 14 đồng so với phiên cuối qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.070 – 25.430 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm nhẹ từ 68.000 USD lên 68.500 USD, thì sang ngày hôm nay đã có lúc lên trên 69.000 USD, trước khi giảm về 68.400 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,13 USD (+1,63%), lên 70,35 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,97 USD (+1,33%), lên 74,03 USD/thùng.

VN-Index tiếp tục giảm

Áp lực bán luôn thường trực đã khiến VN-Index rung lắc và liên tục đổi sắc trong phần lớn thời gian giao dịch của phiên đầu tuần.

Tuy nhiên, trong bối cảnh dòng tiền yếu, áp lực bán dần dâng cao về cuối phiên đã khiến sắc đỏ tràn ngập bảng điện tử. Nhóm Vingroup vẫn khá nỗ lực, nhưng sự thiếu đồng thuận của thị trường, đã khiến VN-Index nới dần đà giảm và tuột mất mốc 1.280 điểm khi đóng cửa.

Kết thúc phiên giao dịch 21/10: VN-Index giảm 5,69 điểm (-0,44%) xuống 1.279,77 điểm; HNX-Index giảm 1,78 điểm (-0,78%) xuống 227,43 điểm; UPCoM-Index giảm 0,56 điểm (-0,6%) xuống 92,14 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ tăng trong phiên thứ Sáu (18/10), khi giới đầu tư được tiếp thêm niềm tin về mùa báo cáo kết quả kinh doanh.

Cổ phiếu Netflix tăng 1, sau khi công bố doanh thu và lợi nhuận vượt kỳ vọng trong quý III, đồng thời báo cáo số thuê bao tăng 35% so với quý trước đó.

Hơn 70 công ty thuộc S&P 500 đã báo cáo kết quả kinh doanh tính đến nay. Trong đó, có 75% có kết quả kinh doanh vượt kỳ vọng.

Trong tuần, Dow Jones tăng 0,96%, S&P 500 tăng 0,85% và Nasdaq Composite tăng 0,8%.

Kết thúc phiên 18/10: Chỉ số Dow Jones tăng 36,86 điểm (+0,08%), lên 43.275,91 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 23,20 điểm (+0,40%), lên 5.864,67 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 115,94 điểm (+0,63%), lên 18.489,55 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, khi sự thận trọng gia tăng trước cuộc bầu cử trong nước và một số báo cáo kết quả kinh doanh.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,07% xuống 38.954,60 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,34% xuống 2.679,91.

Cổ phiếu công nghệ của Nhật Bản nhận ảnh hưởng tích cực từ đà khởi sắc của các công ty cùng ngành ở Mỹ phiên cuối tuần trước, với Advantest tăng 2,7% và Tokyo Electron tăng 0,9%.

Tuy nhiên, chỉ số Nikkei 225 đã nhanh chóng trượt dốc, khi các nhà đầu tư chú ý đến nhiều thông báo kết quả kinh doanh vào cuối tuần này.

Mặt khác, tâm lý thị trường cũng thận trọng khi người dân Nhật Bản sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử vào ngày 27/10 và vẫn còn phải xem liệu Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền có thành công trong việc giành được 233 ghế cần thiết để chiếm đa số tại Hạ viện hay không.

Chứng khoán Trung Quốc giằng co và tăng nhẹ, khi các nhà đầu tư thận trọng cân nhắc động thái cắt giảm lãi suất cho vay, trước những lời kêu gọi tăng chi tiêu của chính phủ để giúp nền kinh tế xoay chuyển tình thế.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,20% lên 3.268,11 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,25% lên 3.935,20 điểm.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) thông báo giảm lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn 1 năm và 5 năm thêm 0,25%. Lần gần nhất PBOC giảm lãi vay là tháng 7.

Trong một diễn biến khác, PBOC cho biết họ đã cam kết cho 32 công ty niêm yết vay để thực hiện hoạch mua lại cổ phiếu.

"Các sáng kiến hoán đổi cổ phiếu gần đây và kế hoạch mua lại cổ phiếu của PBOC là tích cực. Những gì chúng ta có thể cần thấy là việc bơm thanh khoản tích cực và các biện pháp tài khóa có mục tiêu”, Billy Leung, chiến lược gia đầu tư tại Global X ETFs cho biết.

Chứng khoán Hồng Kông giảm, khi các nhà đầu tư chờ đợi thêm các biện pháp kích thích từ Bắc Kinh cũng như một loạt kết quả kinh doanh của các công ty trong tuần này.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,57% xuống 20.478,46 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,76% xuống 7.340,56 điểm.

Các nhà đầu tư không mấy ấn tượng với mức cắt giảm 0,25% lãi suất cho vay cơ bản (LPR) ở cả kỳ hạn một năm và năm năm, vì mức giảm này đúng như dự báo từ bình luận về việc hạ lãi suất của thống đốc ngân hàng trung ương Pan Gongsheng vào thứ Sáu.

Mọi con mắt sẽ đổ dồn vào quyết định của ủy ban thường vụ của Quốc hội trong những tuần tới về các gói kích thích tài khóa. Cơ quan lập pháp này được kỳ vọng rộng rãi sẽ chấp thuận tăng chi tiêu của chính phủ và tăng hạn ngạch phát hành trái phiếu chính phủ.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng, nhờ sự tích cực trên Phố Wall trong phiên trước đó.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 11,10 điểm, tương đương 0,43% lên 2.604,92 điểm.

Các cổ phiếu vốn hóa lớn như Samsung Electronics giảm 0,34%, nhưng SK Hynix tăng 1,92%.

Trong số các cổ phiếu tăng khác, nhà sản xuất ô tô Hyundai Motor tăng 1,07%, Korean Air tăng 1,94%, LG Chem tăng 0,6% và Jeju Air tăng 2,8%.

Kết thúc phiên 21/10: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 27,15 điểm (-0,07%), xuống 38.954,60 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 6,65 điểm (+0,20%), lên 3.268,11 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 325,65 điểm (-1,57%), xuống 20.478,46 điểm. Chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc tăng 11,10 điểm +0,43%), lên 2.064,92 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Đẩy mạnh vốn giá rẻ kích cầu tín dụng cuối năm

Mặt bằng lãi suất cho vay được ngân hàng duy trì ở mức thấp, nhằm kích cầu tín dụng cuối năm, đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng..>> Chi tiết

- Lựa chọn khó khăn

Thị trường bước vào cao điểm công bố kết quả kinh doanh quý III không có nhiều bất ngờ so với dự báo trước đó. Những doanh nghiệp được dự báo có kết quả tích cực đã công bố tốc độ tăng trưởng 2 con số, thậm chí 3 con số so với cùng kỳ. Tuy nhiên, số lượng chỉ đếm trên đầu ngón tay..>> Chi tiết

- Cổ phiếu bán lẻ bắt đầu được “gọi tên”

Bán lẻ là một trong những nhóm ngành được dự báo có lợi nhuận quý III/2024 tăng trưởng cao. Một số mã cổ phiếu bán lẻ được nhà đầu tư cũng như khối công ty chứng khoán nhắc đến nhiều nhất là MWG, FRT, DGW, PNJ..>> Chi tiết

- Gánh nặng lãi vay của Mỹ đạt mức cao nhất trong 28 năm

Gánh nặng chi phí lãi vay của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất kể từ những năm 1990 trong năm tài chính vừa kết thúc, làm gia tăng nguy cơ lo ngại về tính hạn chế của các lựa chọn chính sách tài khoá đối với chính quyền tiếp theo..>> Chi tiết

Tin bài liên quan