Thị trường tài chính 24h: Không ít cổ phiếu bất động sản đã tăng mạnh gần đây

Thị trường tài chính 24h: Không ít cổ phiếu bất động sản đã tăng mạnh gần đây

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index lên gần 930 điểm; Lãi suất cứ giảm, tiền gửi cứ tăng; "Sóng" thoái vốn thường ngắn; Giải mã đà tăng nóng của một số cổ phiếu bất động sản; Giao dịch chứng khoán: Tránh những mã “tin ra là bán”; Chứng khoán châu Á biến động nhẹ; EY liên tiếp bị điều tra... là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 13/10 giảm 50.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng trở lại 150.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại mức 56,00 – 56,52 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 8,7 USD xuống 1.921,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm về gần 1910 USD/ounce, trước khi hồi phục và về lại gần 1.921 USD/ounce vào cuối giờ chiều.

Giá vàng tương lai giao tháng 11 trên sàn Comex New York giảm 2,6 USD xuống 1.921,7 USD/ounce.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,11% lên 93,17 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 13/10 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.195 đồng, tăng 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.100 - 23.280 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,79 USD (+2,00%), lên 40,22 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,72 USD (+1,73%), lên 42,44 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index lên gần 930 điểm

Sau phiên sáng rung lắc quanh tham chiếu, lực cầu tích cực nhập cuộc ngay khi bước vào phiên chiều, mặc dù không có sự lan tỏa tốt nhưng số mã tăng điểm đã có sự gia tăng đáng kể cùng sự khởi sắc của cặp đôi lớn CTG và MSN đã kéo VN-Index chạm gần 930 điểm khi đóng cửa.

Sự khởi sắc đến từ CTG +5% và đặc biệt là MSN, khi có thời điểm chạm mức giá trần, trước khi đóng cửa +6,6%, khớp hơn 4,66 triệu đơn vị.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, FLC thêm một phiên nổi sóng, tăng +6,2%, khớp hơn 23,2 triệu đơn vị, còn ITA tăng khá +3,2%, khớp hơn 17,5 triệu đơn vị.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 5.780 đơn vị, với tổng giá trị bán ròng 37,29 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 13/10: VN-Index tăng 4,03 điểm (+0,44%), lên 929,86 điểm; HNX-Index tăng 0,25 điểm (+0,18%), lên 136,15 điểm; UpCoM-Index giảm 0,04 điểm (-0,07%), xuống 63,43 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Cả ba chỉ số chính trên phố Wall đóng cửa tăng điểm trong phiên đầu tuần (12/10) dưới sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu công nghệ, tuy nhiên, tâm lý thị trường vẫn còn rủi ro khi gói kích thích kinh tế vẫn đang bế tắc.

Cổ phiếu Apple vọt 6,4%, đánh dấu phiên tăng mạnh nhất kể từ ngày 31/07/2020, khi nhà đầu tư hướng sự kiện ra mắt chiếc iPhone 5G đầu tiên của mình.

Cổ phiếu Facebook và Amazon lần lượt tăng 4,3% và 4,8%. Cổ phiếu Alphabet tăng 3,6% và cổ phiếu Microsoft tăng 2,6%.

Kết thúc phiên 12/10, chỉ số Dow Jones tăng 250,62 điểm (+0,88%), lên 28.837,52 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 57,09 điểm (+1,64%), lên 3.534,22 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 286,32 điểm (+2,56%) lên 11.876,26 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản nhích nhẹ khi tâm lý giới đầu tư được cải thiện bởi đà tăng của các chỉ số tương lai phố Wall.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,18% lên 23.601,78 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,35% lên 1.649,10 điểm.

Hỗ trợ thị trường hôm nay là nhóm cổ phiếu liên quan đến Apple với Taiyo Yuden và Murata Manufacturing Co đều tăng hơn 3,9%, trong khi TDK Corporation tăng 1,83%.

Các nhà phân tích cho biết, giao dịch chậm lại còn do nhiều nhà đầu tư dừng lại, chờ đợi các báo cáo kết quả kinh doanh quý vừa qua vào cuối ngày như J.Front Retailing Co và Takashimaya Co.

Chứng khoán Trung Quốc đã đảo ngược mức giảm từ sớm để đóng cửa tăng nhẹ khi tâm lý được nâng lên nhờ các hoạt động thương mại trong nước mạnh mẽ.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,04% lên 3.359,75 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,33% lên 4.893,20 điểm.

Dữ liệu tích cực từ doanh số bán ô tô ở Trung Quốc đã tăng 12,8% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu tháng tăng thứ 6 liên tiếp.

Tâm lý cũng được củng cố bởi dữ liệu thương mại cho thấy, nhập khẩu của Trung Quốc tăng với tốc độ nhanh nhất trong năm nay vào tháng 9 khi tăng 13,2%, trong khi xuất khẩu cũng hồi phục khi nhiều đối tác thương mại dỡ bỏ các hạn chế về vận chuyển do dịch Covid-19.

Chứng khoán Hồng Kông đã phải tạm ngừng giao dịch do ảnh hưởng của cơn bão Nangka.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm nhẹ, chấm dứt chuỗi tăng liên tiếp 8 phiên trước đó, khi nhận tin số ca nhiễm Covid-19 bất ngờ tăng vọt lên 3 con số.

Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc cho biết đã có 102 trường hợp nhiễm Covid-19 mới tính đến nửa đêm hôm qua, đánh dấu mức tăng ba con số lần đầu tiên sau 6 ngày.

Kết thúc phiên 13/10: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 43,09 điểm (+0,18%), lên 23.601,78 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 1,28 điểm (+0,04%), lên 3.359,75 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 0,58 điểm (-0,02%), xuống 2.403,15 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Lãi suất cứ giảm, tiền gửi cứ tăng

Mặt bằng lãi suất huy động giảm từ 50-200 điểm phần trăm ở tất cả các kỳ hạn từ đầu tháng 10. Dẫu vậy, tiền nhàn rỗi vẫn chảy vào ngân hàng..>> Chi tiết

- "Sóng" thoái vốn thường ngắn

Nhiều cổ phiếu tăng giá mạnh nhờ yếu tố thoái vốn nhà nước, nhưng "sóng" này thường ngắn, nhà đầu tư ít kinh nghiệm đối mặt với rủi ro cao..>> Chi tiết

- Giải mã đà tăng nóng của một số cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu của không ít doanh nghiệp bất động sản vừa chứng kiến giai đoạn thăng hoa nhờ kỳ vọng, tin đồn và những thông tin chưa công bố...>> Chi tiết

- Giao dịch chứng khoán: Tránh những mã “tin ra là bán”

Cổ phiếu của những doanh nghiệp dự kiến có kết quả kinh doanh quý III khả quan đã và đang tăng giá, nhưng rủi ro chực chờ bởi tình trạng “tin ra là bán” có thể tái xuất hiện..>> Chi tiết

- EY liên tiếp bị điều tra

Scandal tại Wirecard là “cơn đau đầu” mới nhất mà EY phải đối mặt. Hàng ngàn nhà đầu tư đang kiện EY, yêu cầu hãng kiểm toán này phải bồi thường khoảng 1 tỷ euro..>> Chi tiết

Tin bài liên quan