Nhóm cổ phiếu ngân hàng cứu VN-Index
Trong phiên sáng, VN-Index sớm bật tăng mạnh hướng lên mốc 1.130 điểm khi các mã bluechips đồng loạt tăng.
Tuy nhiên, áp lực bán lớn tại ngưỡng cản mạnh này khiến VN-Index liên trục giằng co mạnh, thậm chí có thời điểm đã rơi xuống dưới tham chiếu.
Bước vào phiên chiều, diễn biến này một lần nữa lặp lại, song có điểm khác là lực bán ra đã mạnh hơn hẳn, trong khi sức cầu có phần dè dặt.
Điều này khiến VN-Index một lần nữa lùi khá sâu dưới mốc tham chiếu.
Tuy nhiên, với sự ổn định của nhóm dẫn dắt là ngân hàng và dầu khí, VN-Index đã kịp hồi phục cuối phiên.
Tất cả các mã ngân hàng trên HOSE đều tăng, đặc biệt là CTG khi tăng 4,6% lên 32.100 đồng và khớp lệnh tới 18,42 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn.
STB khớp 12,57 triệu đơn vị, tăng 0,6% lên 16.150 đồng, trong khi VCB khớp 2,249 triệu đơn vị, tăng 1,8% lên 73.200 đồng. HDB tăng 1,14%, lên 44.500 đồng với 1,56 triệu đơn vị được khớp.
Với nhóm dầu khí, GAS, PVD, PVT giữ khá vững sắc xanh. PVD tăng 3,8% lên 22.000 đồng. PVT tăng 6,5% lên 18.100 đồng.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng tăng tốt, thậm chí VND tăng lên mức giá trần 26.000 đồng với 3,6 triệu đơn vị.
Nhiều mã lớn khác cũng có được đà tăng tốt để hỗ trợ VN-Index như NVL, VJC, MWG, MSN, KDC, DHG..., trong đó VJC bật tăng 3% lên 201.000 đồng.
Các mã thị trường như FLC, SCR, DXG, ASM, OGC, VHG, TCK... đều giảm điểm, mã có thanh khoản tốt nhất là FLC hay SCR cũng chỉ khớp được 4,6 triệu đơn vị. VHG đã giảm sàn trong phiên này về 1.030 đồng, khớp lệnh 2,676 triệu đơn vị.
Một số mã thị trường còn tăng có HAG, HNG, QCG, ANV, HAI, DLG, GTN...
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng 3,81 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 173,61 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng hơn 0,54 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 11,01 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoạibán ròng 82.654 đơn vị, tuy nhiên tổng giá trị vẫn là mua ròng 1,05 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 27/2: VN-Index tăng 5,08 điểm (+0,46%), lên 1.119,61 điểm; HNX-Index tăng 1,1 điểm (+0,88%), lên 127,29 điểm; UPCoM-Index tăng 0,33 điểm (+0,55%),lên 60,07 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 7.603 tỷ đồng.Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall tiếp tục có phiên khởi sắc đầu tuần để leo lên mức cao nhất 3 tuần và lấy lại được gần hết những gì đã mất trong đợt bán tháo đầu tháng do giới đầu tư lo ngại trước việc lợi tức trái phiếu tăng mạnh.
Lợi tức trái phiếu 10 năm của chính phủ Mỹ trong phiên đầu tuần giảm xuống mức 2,8642% từ mức cao nhất 4 năm của tuần trước.
Trong khi đó, hôm thứ Sáu tuần trước, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo, tăng trưởng kinh tế sẽ ổn định và không có rủi ro nghiêm trọng nào có thể khiến cơ quan này thay đổi tốc độ tăng lãi suất trong năm nay.
Trong số các nhóm ngành, công nghệ, công nghiệp và tài chính là những nhóm tăng tốt nhất trong phiên này.
Nhà đầu tư đang hướng tới phiên điều trần đầu tiên của tân Chủ tịch Fed Jerome Powell tại Quốc hội Mỹ vào thứ Ba này.
Kết thúc phiên 26/2, chỉ số Dow Jones tăng 399,28 điểm (+1,58%), lên 25.709,27 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 32,30 điểm (+1,18%), lên 2.779,60 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 84,07 điểm (+1,15%), lên 7.421,46 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản đạt mức cao nhất trong 3 tuần qua, dẫn đầu là cổ phiếu của các công ty lớn và các nhà xuất khẩu do lãi suất trái phiếu Mỹ đã giảm trong thời gian qua.
Nikkei 255 tăng 1,1% lên 22.389,86 điểm, mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 5/2, và gần như hồi phục lên mức trung bình 100 ngày tại ngưỡng 22.419 điểm.
Chỉ số Topix theo dõi 30 công ty lớn hàng đầu tăng 1,1%, trong khi Topix Small - bao gồm các công ty nhỏ, chỉ tăng 0,4% do bị nhà đầu tư chốt lời.
Các nhà sản xuất dẫn đầu với đà tăng mạnh Murata Manufacturing khi cộng thêm 2,8 %, Hitachi tăng 2,5% và Denso tăng 2,4%.
Chứng khoán Trung Quốc điều chỉnh trở lại khi các nhà đầu tư chốt lời ở nhiều nhóm ngành sau khi thị trường đã tăng 6 phiên liên tiếp.
Trong một động thái mới nhất, Tập đoàn Bảo hiểm Anbang cho biết họ ủng hộ hoàn toàn quyết định tạm thời kiểm soát công ty của cơ quan bảo hiểm Trung Quốc và vẫn cam kết phát triển các công ty con ở nước ngoài.
Tuy nhiên, hầu hết các cổ phiếu liên quan đến Anbang, bao gồm China Vanke và China Merchants Bank, đã giảm điểm.
Shanghai Composite giảm 1,1% xuống 3.292,07 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 1,44% xuống 4.058,98 điểm.
Chỉ số theo dõi ngành tài chính giảm 1,91%, ngành tiêu dùng giảm 1,61%, bất động sản giảm 3,18%, chăm sóc sức khỏe giảm 1,04%
Nhóm cổ phiếu tăng mạnh nhất hôm nay là AECC Aero Science & Technology tăng 10,03%, Zhongyuan Union Cell & Gene Engineering Corp tăng 10,03% và China Avionics Systems Ltd tăng 10,01%.
Nhóm cổ phiếu mất điểm lớn nhất thuộc về Aluminum Corp of China Ltd giảm 10,03%, Harbin Pharmaceutical Group Co Ltd mất 8,61% và HPGC Renmintongtai Pharmaceutical Corp giảm 8,33%.
Chứng khoán Hồng Kông giảm khi các nhà đầu tư chốt lời trước phát biểu đầu tiên tại Quốc hội Mỹ của Tân chủ tịch Fed, ông Jerome Powell.
Mặc dù giảm điểm, nhưng thị trường vẫn chứng kiến dòng tiền ròng từ chương trình kết nói chứng khoán Thượng Hải–Hồng Kông ở mức 2,9 tỷ Nhân dân tệ (459,88 triệu USD).
Hang Seng-Index giảm 0,7% xuống 31.268,66 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,5% xuống 12.646,54 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng 0,9%, ngành CNTT giảm 1,32%, tài chính giảm 0,61%, và bất động sản giảm 0,89%.
Cổ phiếu tăng điểm mạnh nhất hôm nay là AIA Group Ltd, tăng 3,72%, trong khi giảm mạnh nhất là Country Garden Holdings Co Ltd, giảm 3,91%.
Nhóm cổ phiếu H tăng mạnh nhất là Huaneng Power International Inc tăng 3,18%, Dongfeng Motor Group Co Ltd tăng 2,42% và Zhuzhou CRRC Times Electric Co Ltd tăng 1,16%.
Nhóm cổ phiếu H mất điểm nhiều nhất thuộc về China Shenhua Energy Co Ltd giảm 3,42%, Xi măng Anhui Conch giảm 3,4% và Air China Ltd giảm 3,3%.
Khoảng 2,66 tỷ cổ phiếu đã được giao dịch trên sàn, bằng 87% trung bình 30 ngày gần nhất của thị trường.
Kết thúc phiên 27/2: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 236,23 điểm (+1,07%), lên 22.389,86 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 229,94 điểm (-0,73%), xuống 31.268,66 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 37,51 điểm (-1,13%), xuống 3.292,07 điểm.
- Vàng SJC giảm nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.775 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 40.000 đồng/lượng so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,77 - 36,94 triệu đồng/lượng, giảm 10.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.448 đồng/USD, không đổi so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.700 - 22.775 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Không cấp thêm đồng vốn nào cho các dự án thua lỗ ngành Công Thương
Các dự án thua lỗ ngành Công Thương sẽ không được nhận thêm bất cứ đồng vốn nào từ Nhà nước, đó là quan điểm xuyên suốt của Chính phủ, được Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đặc biệt lưu ý..>> Chi tiết
- Nhà đầu tư săn cổ phiếu ngân hàng sắp lên sàn
Sự thăng hoa của nhóm cổ phiếu ngân hàng, đặc biệt là hiệu ứng “sóng lên sàn” đang khiến cổ phiếu của một số nhà băng có kế hoạch lên sàn được nhà đầu tư săn tìm..>> Chi tiết
- Nhiều doanh nghiệp tham vọng tăng trưởng 2 con số
Bức tranh kinh tế năm 2018 được dự báo sẽ có nhiều điểm sáng. Theo đó, ngay từ đầu năm, nhiều doanh nghiệp đã tự tin lên kế hoạch kinh doanh đột phá..>> Chi tiết
- Nhận diện sản phẩm chứng quyền có bảo đảm
Các quy định pháp lý về phát hành và giao dịch sản phẩm chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant) đã được ban hành, một số công ty chứng khoán đang gấp rút triển khai..>> Chi tiết
- Vốn ngoại áp đảo lọc hóa dầu
Không lâu sau khi nhận được sự đồng ý về chủ trương nắm trọn Dự án Tổ hợp Hóa dầu Miền Nam, Tập đoàn Siam Cement Group (SCG) đến từ Thái Lan đã khởi công Dự án, đánh dấu bước ngoặt mới trong quá trình triển khai..>> Chi tiết
- Qualcomm có thể “bán mình” cho đối thủ Broadcom với giá 160 tỷ USD
2 gã khổng lồ ngành bán dẫn trên thế giới đang đi đến đích cuối cùng trong thương vụ M&A ngành công nghệ có trị giá lớn nhất thế giới từ trước đến nay..>> Chi tiết