Thị trường tài chính 24h: Khẩu vị vẫn là các cổ phiếu vừa và nhỏ

Thị trường tài chính 24h: Khẩu vị vẫn là các cổ phiếu vừa và nhỏ

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index tăng nhẹ; Tín dụng cần đòn bẩy; Tìm cơ hội khi thị trường phân hóa sâu; Sức hút của penny; Bắt sóng cổ phiếu phân bón; Giá khí tăng cao, nhiều ngành lao đao hơn là hưởng lợi... là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 4/10 tăng 150.000 đồng/lượng chiều mua vào và 250.000 đồng/lượng chiều bán ra so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện niêm yết tại mức 56,70 – 57,42 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ tăng 3,8 USD lên 1.761 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng chịu áp lực bán lớn và giảm về gần 1.750 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 93,95 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 4/10 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.156 đồng/USD, giảm 4 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.660 – 22.860 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,04 USD (+0,05%), lên 75,92 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,11 USD (+0,14%), lên 79,39 USD/thùng.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua dừng ở 48.000 USD thì sang ngày hôm nay đã hết đà và giảm nhẹ về gần 47.600 USD/BTC vào cuối giờ chiều.

Chứng khoán trong nước

VN-Index nhích nhẹ

Sau phiên sáng tích cực và chinh phục thành công mốc 1.340 điểm, tâm lý nhà đầu tư tiếp tục hứng khởi bước vào phiên chiều, kéo VN-Index vượt qua đường MA20 ở ngưỡng 1.343 điểm.

Tuy nhiên, thêm một lần nữa cho thấy đây vẫn đang là ngưỡng kháng cự khá mạnh khi lực cung gia tăng, đẩy VN-Index lùi trở lại và có phiên thứ 6 liên tiếp đóng cửa dưới đường MA20 vốn đang đi ngang với dải bollinger khá hẹp.

Nhóm điện cũng có phiên nổi sóng với GEG, NT2, SJD, KHP, VSH đều tăng trần.

Họ Louis vẫn giảm sâu như TGG, TDH, BII, VKC đều trong trạng thái dư bán sàn, còn DDV và APG giảm tương ứng 6% và 4%.

Trái lại, FLC nổi sóng lớn khi lên thẳng mức giá trần, khớp 18,66 triệu đơn vị và còn dư mua trần lên tới gần 20,5 triệu đơn vị. Các mã AMD, ROS, HAI đều tăng từ hơn 3% đến gần 6%.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 10,29 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 360,16 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 4/10: VN-Index tăng 4,65 điểm (+0,35%), lên 1.339,54 điểm; HNX-Index tăng 4,41 điểm (+1,24%), lên 360,89 điểm; UpCoM-Index tăng 0,2 điểm (+0,21%), lên 96,18 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall khởi sắc trong phiên ngày thứ Sáu (1/10), trong tâm trạng phấn khởi, sau khi Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Joe Biden đang trực tiếp tham gia nhiều hơn vào các cuộc đàm phán về dự luật chi tiêu cơ sở hạ tầng đang được tranh luận tại Đồi Capitol.

Mặt khác, trong một bài phát biểu, Chủ tịch Fed Philadelphia Patrick Harker nhấn mạnh lại quan điểm tin tưởng ngân hàng trung ương nên “sớm” bắt đầu giảm bớt động thái mua tài sản, tuy nhiên lãi suất cơ bản thì chưa nên vội tăng cho đến cuối năm sau hoặc đầu năm 2023 .

Trong tuần, Dow Jones giảm 1,36%, S&P 500 giảm 2,21%, Nasdaq Composite giảm 3,2%.

Kết thúc phiên 1/10, chỉ số Dow Jones tăng 482,54 điểm (+1,43%), lên 34.326,46 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 49,5 điểm (+1,15%), lên 4.357,04 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 118,12 điểm (+0,82%), lên 14.566,70 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, khi những lo lắng về cuộc khủng hoảng nợ China Evergrande vượt lên trên những tín hiệu tích cực từ Phố Wall.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,13% xuống 28.444,89 điểm. Chỉ số Topix mất 0,62% xuống 1.973,92 điểm.

Cuộc khủng hoảng nợ Evergrande tiếp tục gây nghi ngờ về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, trong khi số phận của các gói chi tiêu hàng đầu của Chính quyền Biden vẫn chưa rõ ràng.

Phiên hôm nay, cổ phiếu Tokyo Electron đã kéo lùi Nikkei 225 xuống nhiều nhất, với mức giảm 3,6%, SoftBank Group giảm 2,52%, còn Fanuc mất 4,31%.

Các cổ phiếu vận tải biển tiếp tục giảm sâu với chỉ số phụ theo dõi mất giảm 7,6%, trong đó, Kawasaki Kisen và Nippon Yusen lần lượt giảm 8,42% và 8,07%.

Chứng khoán Trung Quốc vẫn đang trong dịp nghỉ Quốc khánh.

Chứng khoán Hồng Kông giảm mạnh, do cổ phiếu chăm sóc sức khỏe kéo lùi, trong khi tâm lý thận trọng cũng được đề cao, sau khi cổ phiếu của China đã bị đình chỉ giao dịch.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 2,19% xuống 24.036,37 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 2,35% xuống 8.521,19 điểm.

Một chỉ số phụ theo dõi cổ phiếu chăm sóc sức khỏe mất 4,71%, do tin tức Merck & Co đã phát triển một loại thuốc kháng vi-rút corona có thể giảm một nửa nguy cơ tử vong cho những người có nguy cơ mắc Covid-19 nghiêm trọng nhất.

Tin tức đáng chú ý là việc China Evergrande thông báo, Hopson Development sẽ mua 51% cổ phần từ công ty con chuyên bất động sản của Evergrande với giá khoảng 5,1 tỷ USD.

Chứng khoán Hàn Quốc nghỉ lễ Quốc khánh.

Kết thúc phiên 4/10: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 326,18 điểm (-1,13%), xuống 28.444,89 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 539,27 điểm (-2,19%), xuống 24.036,37 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Tín dụng cần đòn bẩy

Lãnh đạo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cam kết với các doanh nghiệp là các tổ chức tín dụng sẽ ngay lập tức đáp ứng nhu cầu tín dụng. Tuy nhiên, mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% trong năm nay được nhận định khó có thể đạt được nếu thiếu “đòn bẩy”..>> Chi tiết

- Tìm cơ hội khi thị trường phân hóa sâu

Diễn biến của thị trường chứng khoán tuần cuối tháng 9 bước sang tháng 10 cho thấy, dường như phương thức đầu tư lựa chọn cổ phiếu thay vì quan tâm quá nhiều đến chỉ số sẽ có hiệu quả..>> Chi tiết

- Sức hút của penny

Khẩu vị của nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ giai đoạn này vẫn là các cổ phiếu của doanh nghiệp nhỏ, có thị giá thấp (penny)..>> Chi tiết

- Bắt sóng cổ phiếu phân bón

Sau nhiều tuần giá phân bón trong nước được điều chỉnh, cổ phiếu ngành này cũng chững lại. Tuy nhiên, từ cuối tháng 9, giá ure đã tăng trở lại, cổ phiếu phân bón lại bắt đầu đón sóng..>> Chi tiết

- Giá khí tăng cao, nhiều ngành lao đao hơn là hưởng lợi

Giá khí đốt tăng mạnh trên khắp thế giới giúp các công ty sản xuất khí tự nhiên hưởng lợi, nhưng nhiều ngành khác lao đao như phân bón, thực phẩm, thép, xi măng..>> Chi tiết

Tin bài liên quan