Thị trường tài chính 24h: Giới đầu tư châu Á xuống tiền mạnh

Thị trường tài chính 24h: Giới đầu tư châu Á xuống tiền mạnh

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index tăng lên trên 825 điểm; Chuẩn bị xem xét kết quả thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; Cổ đông nội bộ: Ngược dòng bán - mua; Nhiều vi phạm trên thị trường chứng khoán vào tầm ngắm xử phạt nặng; Một góc nhìn khác về sự phát triển nóng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp;  Trung Quốc chỉ hoàn thành 5% thỏa thuận thương mại Mỹ Trung về năng lượng; Chứng khoán châu Á đồng loạt tăng...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô 

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 4/8 tăng 30.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã tăng thêm 50.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết ở mức 56,83 – 58,00 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần tại Mỹ tăng 1,6 USD lên 1.977,7 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng leo lên 1.980 USD/ounce trước khi hạ nhiệt về quanh 1.977 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 9 trên sàn Comex New York tăng 3 USD lên 1.972,5 USD/ounce.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,27% lên 93,60 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 4/8 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.214 đồng, tăng 7 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.090 - 23.270 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,74 USD (-1,80%), xuống 40,27 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,78 USD (-1,77%), xuống 43,37 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index tăng gần 13 điểm

VN-Index sớm bật tăng khi mở cửa, tiếp cận mốc 825 điểm. Tại đây, áp lực chốt lời đã gia tăng, qua đó hãm bớt đà tăng của chỉ số.

Việc dòng tiền tiếp tục cho thấy sự ổn định trong phiên chiều đã giúp nhà đầu tư cởi bỏ tâm lý thận trọng. Nhờ đó, VN-Index nhẹ nhàng vượt qua mốc 825 điểm khi đóng cửa.

Tại rổ VN30, không có mã nào giảm. Ngoại trừ REE và SBT đứng giá. Trong đó, tăng đáng kể như ROS, KDH là  tăng hơn 3%, VCB +3,9%. VRE và MSN tăng hơn 2%.

Dòng tiền  ẫn hướng đến nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ với HQC, ITA, AMD, HAI, TNI, MCH, HCD, SJF vững sắc tím.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 4,94 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 131,36 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 4/8: VN-Index tăng 12,92 điểm (+1,59%), lên 827,57 điểm; HNX-Index tăng 2,08 điểm (+1,88%), lên 112,5 điểm; UpCoM-Index tăng 0,39 điểm (+0,7%), lên 55,89 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Theo dữ liệu vừa công bố, hoạt động sản xuất của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong gần 1 năm rưỡi vào tháng 7 khi các đơn đặt hàng tăng, bất chấp sự số ca nhiễm Covid mới gia tăng nhanh.

Ngoài ra, một thông tin khác cũng khiến giới đầu tư hứng khởi là các nhà hoạch định chính sách của Fed kêu gọi có thêm gói cứu trợ nền kinh tế.

Các lời kêu gọi tăng cường can thiệp của chính phủ được đưa ra khi các nhà lập pháp Mỹ và Nhà Trắng nối lại các cuộc đàm phán về gói cứu trợ mới của chính phủ, bao gồm cả việc gia hạn trợ cấp thất nghiệp có thể hết hạn vào thứ Sáu. Quyền quyết định bây giờ thuộc về Quốc hội Mỹ.

Kết thúc phiên 3/8, chỉ số Dow Jones tăng 236,08 điểm (+0,89%), lên 26.664,40 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 23,49 điểm (+0,72%), lên 3.294,61 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 157,52 điểm (+1,47%), lên 10.902,80 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đã tăng khi nhóm cổ phiếu xuất khẩu tiếp tục đà đi lên do đồng yêu yếu đi hỗ trợ.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei tăng 1,7% lên 22.573,66 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 28/7. Chỉ số Topix tăng 2,14% lên 1.555,26 điểm.

Cổ phiếu của các nhà sản xuất ô tô định hướng xuất khẩu đã tăng mạnh khi đồng yên yếu đi với  Mazda Motor tăng 10,59%, trong khi Mitsubishi Motor và Nissan Motor Co tăng lần lượt 7,18% và 6,61%.

Các cổ phiếu có kết quả báo cáo kinh doanh tốt hơn mong đợi cũng tạo ra động lực cho thị trường, trong đó, Suzuki Motor tăng 7,67%, sau khi công bố lợi nhuận hoạt động quý vừa qua đạt 1,3 tỷ yên.

Mặc dù đây là quý tệ nhất của Suzuki Motor từ trước đến nay, nhưng vẫn tốt hơn dự báo lỗ 38 tỷ yên từ 6 nhà phân tích được thăm dò bởi Refinitiv.

Chứng khoán Trung Quốc giằng co mạnh và đóng cửa tăng nhẹ khi giới đầu tư tỏ ra tin tưởng động thái mới nhất của Bắc Kinh về việc giảm bớt áp lực đối với các tổ chức tài chính trong nước.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,11% lên 3.371,69 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,09% lên 4.775,80 điểm.

Các ngân hàng dẫn đầu mức tăng, với chỉ số phụ theo dõi tăng 2,6%, trong đó, ngân hàng Thành Đô tăng 10%, sau khi Cục Quản lý Ngoại hối Trung Quốc (SAFE) ngày 2/8 tiết lộ nước này đã cắt giảm tỷ lệ tài sản tính bằng đồng USD trong dữ trữ ngoại hối xuống còn 58% từ năm 2014.

Tỷ lệ này thấp hơn mức trung bình quốc tế 65% và giảm mạnh từ ngưỡng 79% của nước này hồi năm 1995.

Chứng khoán Hồng Kông tăng vọt nhờ sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu công nghệ.

Đóng cửa, Hang Seng tăng 2% lên 24.946,63 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,7% lên 10.203,88 điểm.

Các công ty công nhận được sự thúc đẩy từ những kỳ vọng rằng các cái tên như Alibaba, Meituan Dianiping và Xiaomi Technology có thể tham gia bộ chỉ số đanh riêng cho nhóm công nghệ tại Hồng Kông trong tháng này.

Chứng khoán Hàn Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong gần 2 năm qua, khi giới đầu tư cổ vũ dữ liệu sản xuất mạnh mẽ của Mỹ.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 1,29% lên 2.279,97 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 2/10/2018.

Kết thúc phiên 4/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 378,28 điểm (+1,70%), lên 22.573,66 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 3,72 điểm (+0,11%), lên 3.371,69 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 488,50 điểm (+2,00%), lên 24.946,63 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 28,93 điểm (+1,29%), lên 2.279,97 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

Chuẩn bị xem xét kết quả thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng

Chiều 12/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về báo cáo kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng..>> Chi tiết

Nhiều vi phạm trên thị trường chứng khoán vào tầm ngắm xử phạt nặng

Cùng với tăng nặng hình phạt, nhiều hành vi vi phạm mới trên TTCK sẽ bị xử phạt theo đề xuất của Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) trong dự thảo Nghị định tới đây..>> Chi tiết

Cổ đông nội bộ: Ngược dòng bán - mua

Trái ngược với hoạt động bán rầm rộ cổ phiếu của cổ đông nội bộ tại nhiều thị trường chứng khoán quốc tế nhằm chốt lời sau khi bắt đáy trước đó, thị trường Việt Nam có động thái mua vào nhiều hơn bán ra..>> Chi tiết

Một góc nhìn khác về sự phát triển nóng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Thống kê từ HNX và các doanh nghiệp cho thấy, có 211 doanh nghiệp chào bán tổng cộng 300.588 tỷ đồng trái phiếu trong năm 2019. Trong đó, tổng số trái phiếu phát hành được là 280.141 tỷ đồng, tương đương 93,2% giá trị chào bán, tăng 25% so với năm 2018..>> Chi tiết

Trung Quốc chỉ hoàn thành 5% thỏa thuận thương mại Mỹ Trung về năng lượng trong nửa đầu 2020

Trung Quốc chỉ mua 5% trong số 25,3 tỷ USD mục tiêu cho các sản phẩm năng lượng từ Mỹ trong nửa đầu năm 2020..>> Chi tiết

Tin bài liên quan