Thị trường tài chính 24h: Định giá của nhóm ngân hàng nhìn chung vẫn thấp

Thị trường tài chính 24h: Định giá của nhóm ngân hàng nhìn chung vẫn thấp

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index lên trên 1.290 điểm; Vàng sẽ thoái trào?; Cổ phiếu ngân hàng: "Ăn - thua" do chọn mã; Cơ hội vượt 1.300 điểm; Chưa nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các hãng bay Việt; - Kế hoạch "sửa chữa" nền kinh tế của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC sau khi mở cửa sáng nay ngày 10/6 không đổi so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 74,98 – 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ giảm 82,1 USD xuống 2.294 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng gần như đi ngang quanh ngưỡng trên.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 105,32 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 10/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.242 đồng/USD, tăng 1 đồng so với phiên cuối tuần qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.214 – 25.454 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm nhẹ từ 69.300 USD lên 69.700 USD thì sang ngày hôm nay đã chững lại và lùi nhẹ về 69.400 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,01 USD (-0,01%), xuống 75,52 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,05 USD (+0,13%), lên 79,72 USD/thùng.

VN-Index tăng nhẹ lên 1.290 điểm

VN-Index thêm một lần vượt qua ngưỡng cản 1.290 điểm từ khá sớm và thậm chí tăng tốc lên áp sát ngưỡng quan trọng 1.300 điểm nhờ sự vận động nhanh của dòng tiền với điểm nhấn từ nhóm cổ phiếu cảng biển.

Tuy nhiên, áp lực gia tăng ở nhóm cổ phiếu bluechip khiến VN-Index chưa kịp chạm tới mốc trên đã đổ đèo và có thời điểm về tham chiếu, trước khi bật hồi và thành công lấy lại mốc 1.290 điểm khi đóng cửa.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 44,93 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng 1.326,3 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 10/6: VN-Index tăng 3,09 điểm (+0,24%), lên 1.290,67 điểm; HNX-Index tăng 0,59 điểm (+0,24%), lên 245,58 điểm; UPCoM-Index tăng 0,7 điểm (+0,71%), lên 99,56 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ trong phiên thứ Sáu (7/6), khi dữ liệu việc làm yếu cao dự kiến, được cho là sẽ giảm động lực để Fed hạ lãi suất vào cuối năm nay.

Báo cáo việc làm của Mỹ cho biết nền kinh tế nước này đã tạo ra thêm 272.000 việc làm trong tháng 5, cao hơn so với dự báo 190.000 việc làm và mức tăng 175.000 việc làm hồi tháng 4/2024.

Tiền lương trung bình mỗi giờ tăng 0,4% trong tháng trước và tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn tăng lên mức 4%.

Trong tuần, Dow Jones tăng nhẹ 0,29%, trong khi S&P 500 tăng gần 1,32% và Nasdaq Composite nhích 2,38%.

Kết thúc phiên 7/6: Chỉ số Dow Jones giảm 87,18 điểm (-0,22%), xuống 38.798,99 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 5,97 điểm (-0,11%), xuống 5.346,99 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 40,00 điểm (-0,23%), xuống 17.133,12 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng nhờ các cổ phiếu liên quan đến xuất khẩu do đồng yên yếu hơn đã thúc đẩy đà đi lên.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,92% 39.038,16 điểm. Chỉ Topix tăng 1% lên 2.782,49 điểm.

Dữ liệu cuối tuần qua cho thấy sự tăng trưởng việc làm bất ngờ của Mỹ đã làm dấy lên lo ngại rằng Fed có thể chờ đợi lâu hơn để cắt giảm lãi suất. Điều này đã khiến đồng yên giảm xuống phạm vi 157 yên/USD và thúc đẩy các cổ phiếu liên quan đến xuất khẩu như Toyota Motor, tăng 1,7%.

Trong khi đó, lĩnh vực bảo hiểm và ngân hàng cũng tăng điểm khi lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản tăng sau dữ liệu việc làm của Mỹ.

Trong đó, công ty bảo hiểm Sompo Holdings tăng 3,09% để trở thành cổ phiếu tăng phần trăm hàng đầu, trong khi Dai-ichi Life Holdings tăng 3,6%.

Cổ phiếu Sharp tăng 3,8% sau khi SoftBank Group cho biết hôm thứ Sáu rằng họ có kế hoạch xây dựng một trung tâm dữ liệu AI quy mô lớn sử dụng nhà máy của Sharp. Cổ phiếu SoftBank Group tăng 1,6%.

Chứng khoán Trung QuốcHồng Kông nghỉ giao dịch ngày tết Đoan Ngọ.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, khi kỳ vọng suy giảm về việc cắt giảm lãi suất của Fed sau dữ liệu việc làm cuối tuần qua được công bố.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 21,50 điểm, tương đương 0,79%, xuống 2.701,17 điểm.

"Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ nhích lên nhờ dữ liệu việc làm mạnh mẽ đã đè nặng lên thị trường chứng khoán Hàn Quốc. Các nhà đầu tư đang thận trọng với dữ liệu lạm phát của Mỹ và cuộc họp chính sách của Fed sắp tới", Na Jeong-hwan, nhà phân tích tại NH Investment Securities, cho biết.

Các cổ phiếu lớn đều giảm, như nhà sản xuất chip Samsung Electronics giảm 2,07%, nhà sản xuất pin LG Energy Solution giảm 1,67%, Samsung SDS giảm 4,57%.

Kết thúc phiên 10/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 354,23 điểm (+0,92%), lên 39.038,16 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 21,50 điểm (-0,79%), xuống 2.701,17 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Vàng sẽ thoái trào?

Từ đầu năm 2024 đến nay, vàng là kênh đầu tư thu hút dòng tiền và mang lại hiệu suất tốt nhất, nhưng thời gian tới có thể sẽ trở nên thận trọng..>> Chi tiết

- Cổ phiếu ngân hàng: "Ăn - thua" do chọn mã

Với việc kết quả kinh doanh quý I/2024 có sự phân hóa rõ nét và không ít nhà băng lợi nhuận sụt giảm, cơ hội trong nhóm cổ phiếu “vua” được đánh giá chỉ ở những ngân hàng có câu chuyện riêng, dù định giá của nhóm ngành này nhìn chung vẫn thấp..>> Chi tiết

- Cơ hội vượt 1.300 điểm

Chỉ số VN-Index tuần qua ghi nhận mức tăng 2%, khá ấn tượng, nhưng phần lớn thời gian thị trường trong trạng thái giằng co với cùng một điệp khúc “sáng hưng phấn, chiều tuột áp”..>> Chi tiết

- Chưa nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các hãng bay Việt

Thời điểm hiện tại, chưa có cơ sở pháp lý để xem xét các đề xuất liên quan đến việc nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong kinh doanh vận tải hàng không từ 34% lên 49% vốn điều lệ..>> Chi tiết

- Kế hoạch "sửa chữa" nền kinh tế của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới

Một lần nữa chúng ta đang ở thời điểm quan trọng trong quá trình phục hồi của nền kinh tế toàn cầu..>> Chi tiết

Tin bài liên quan