Thị trường tài chính 24h: Còn nhiều cơ hội trên thị trường chứng khoán

Thị trường tài chính 24h: Còn nhiều cơ hội trên thị trường chứng khoán

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index tăng hơn 12 điểm; Tiếp tục mở rộng tín dụng năm 2021; Chứng khoán năm 2021: Nhiều cơ hội hấp dẫn; “Lách room”, hàng ngàn tỷ đồng đổ vào quỹ ETF; Đo cường độ dòng tiền trên thị trường chứng khoán; Chứng khoán châu Á tiếp tục nhích lên; Các quỹ phòng hộ đặt cược vào sự phục hồi cho năm 2021... là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 5/1 tăng 100.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng thêm 250.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại mức 56,60 – 57,17 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 44,2 USD lên 1.942,2 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục nhích lên và gần chạm 1.950 USD/ounce, trước khi lùi nhẹ về dưới 1.945 USD/ounce vào cuối giờ chiều.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,24% xuống 89,66 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 5/11 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.121 đồng, giảm 10 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.010 - 23.190 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,30 USD (+0,63%), lên 47,92 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,26 USD (+0,51%), lên 51,35 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index lên trên 1.130 điểm

Theo phản ánh của nhà đầu tư, kể từ thời điểm 14h20' phiên hôm nay, các lệnh mua bán gần như không thực hiện được. Lúc này, thanh khoản thị trường đang ở mức khoảng 15.700 tỷ đồng.

Trở lại diễn biến chính của phiên giao dịch, dòng tiền lớn tiếp tục là yếu tố tạo bệ đỡ kéo VN-Index quay đầu tăng một mạch lên vùng 1.130 điểm khi kết thúc phiên sáng.

Trong phiên chiều, tiếp tục có gần 6.000 tỷ đồng thanh khoản được đưa vào thị trường, qua đó giúp VN-Index đứng vững trên mốc 1.130 điểm khi đóng cửa.

Nhóm cổ phiếu lớn nhiều tăng mạnh như VRE +5,2%, VHM +3,9%, FPT +4,2%, VNM +2,36%, MBB +5%, ACB +2,4%, còn LPB và VIB còn tăng kịch trần +7%

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, một vài sắc tím nổi bật có AGR, BSI, TNI, BCG, VOS, PLP, TDC… với lượng khớp từ 2-6 triệu đơn vị.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 11,78 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 515,87 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 5/12: VN-Index tăng 12,08 điểm (+1,08%), lên 1.132,55 điểm; HNX-Index tăng 1,85 điểm (+0,9%), lên 208,13 điểm; UPCoM-Index tăng 0,23 điểm (+0,31%), lên 74,43 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall giảm khá mạnh trong phiên ngày thứ Hai (04/01), phiên giao dịch đầu tiên của năm 2021, trong bối cảnh lo ngại về số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu và cuộc bầu cử ở Georgia, cũng như cuộc họp của Quốc hội Mỹ để chứng nhận phiếu đại cử tri đến gần.

Kết thúc phiên 4/1, chỉ số Dow Jones giảm 382,59 điểm (-1,25%), xuống 30.223,89 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 55,43 điểm (-1,48%), xuống 3.700,65 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 189,94 điểm (-1,47%), xuống 12.698,45 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, khi đón nhận tin chính phủ nhiều khả năng sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và khu vực lân cận để đối phó với tình trạng nhiễm Covid-19 gia tăng.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,37% xuống 27,158,63 điểm. Trong khi Topix rộng hơn giảm 0,19% xuống 1.791,22 điểm.

Các hãng hàng không và các nhà khai thác đường sắt thuộc trong những nhóm chịu ảnh hưởng lớn nhất nếu Tokyo ban bố tình trạng khẩn cấp, với chỉ số phụ theo dõi ngành giảm lần lượt 1,2% và 1,5%.

Các nhà sản xuất ô tô giảm 1,2% khi đồng yên tăng so với đồng USD lên 102,715 yên/USD, mức cao nhất trong gần 10 tháng.

Thị trường ít có phản ứng với thông tin Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) hôm qua thông báo đã giảm quy mô mua trong quỹ giao dịch hối đoái xuống 50 tỷ yên (485,91 triệu USD), so với khoảng 70 tỷ yên trong những tháng gần đây.

Chứng khoán Trung Quốc tăng nhờ nhóm cổ phiếu tiêu dùng, khi các nhà đầu tư hy vọng có thêm các biện pháp để thúc đẩy tiêu dùng của Bắc Kinh.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,73% lên 3.528,68 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 1,91% lên 5.368,50 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 9/6/2015.

Dẫn đầu thị trường là chỉ số phụ theo dõi ngành tiêu dùng tăng 5,1%. Chỉ số chăm sóc sức khỏe CSI300 và vật liệu lần lượt tăng 2,2% và 2,6%.

“Thời điểm mùa xuân, thời kỳ chứng khoán thường đi lên hiện đang ở gần, khi các nhà đầu tư mong đợi sự hỗ trợ chính sách nhiều hơn từ Bắc Kinh và các ngân hàng thường cho vay nhiều hơn vào đầu năm mới, điều này có nghĩa là thanh khoản trên thị trường sẽ tăng lên”, Fu Yanping, nhà phân tích của China Galaxy cho biết.

Chứng khoán Hồng Kông tăng phiên thứ năm liên tiếp, dẫn đầu là nhóm viễn thông sau khi Sở Giao dịch Chứng khoán New York cho biết, sẽ không hủy niêm yết ba công ty viễn thông Trung Quốc mà chính quyền Trump nhắm tới.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,64% lên 27.649,86 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,48% lên 10.774,15 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc tiếp tục nhảy vọt nhờ triển vọng tích cực cho ngành công nghiệp chip và hy vọng phục hồi kinh tế nhanh chóng.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 1,57%,lên 2.990,57 điểm, mức cao nhất mọi thời đại và ghi nhận phiên tăng thứ bảy liên tiếp.

Hàn Quốc dự kiến ​​xuất khẩu các sản phẩm liên quan đến chất bán dẫn sẽ tăng hơn 10% trong năm nay, khi đại dịch Covid-19 chưa dứt sẽ còn thúc đẩy người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn cho máy tính xách tay và các thiết bị điện tử khác để phục vụ làm việc từ xa.

Các gã khổng lồ về chip là Samsung Electronics và SK Hynix theo đó đã lần lượt tăng 1,1% và 3,6%, trong khi Celltrion và Samsung SDI đều tăng hơn 2%.

Kết thúc phiên 5/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 99,75 điểm (-0,37%), xuống 27.158,63 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 25,72 điểm (+0,73%), lên 3.528,68 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 177,05 điểm (+0,64%), lên 27.649,86 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 46,12 điểm (+1,57%), lên 2.990,57 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Tiếp tục mở rộng tín dụng năm 2021

NHNN sẽ tiếp tục điều hành tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng, tập trung vốn cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, đặc biệt là các dự án trọng điểm, hiệu quả, có sức lan tỏa...>> Chi tiết

- Chứng khoán năm 2021: Nhiều cơ hội hấp dẫn

Thị trường chứng khoán năm 2021 được nhận định là kênh đầu tư hấp dẫn nhất khi có nhiều yếu tố hỗ trợ, nhất là triển vọng tăng trưởng lợi nhuận ở mức cao của đa số doanh nghiệp niêm yết..>> Chi tiết

- “Lách room”, hàng ngàn tỷ đồng đổ vào quỹ ETF

Bà Nguyễn Thị Việt Hà, Ủy viên Hội đồng quản trị Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã chia sẻ về cơ hội phát triển của ngành quản lý quỹ trong thời gian tới..>> Chi tiết

- Đo cường độ dòng tiền trên thị trường chứng khoán

Năm 2020, dòng tiền dồi dào tìm đến kênh chứng khoán đã phá vỡ các kỷ lục thanh khoản từ trước đến nay..>> Chi tiết

- Các quỹ phòng hộ đặt cược vào sự phục hồi cho năm 2021

Một số quỹ đầu cơ trên toàn cầu đang lạc quan vào năm 2021 về sự phục hồi nhanh chóng từ những thách thức kinh tế liên quan đến đại dịch Covid-19..>> Chi tiết

Tin bài liên quan