VN-Index tiếp tục giảm
Ngay khi mở cửa, áp lực bán xuất hiện trên diện rộng khiến VN-Index nhanh chóng giảm điểm. Tuy nhiên, ngay sau khi rơi qua mốc 980 điểm, cầu bắt đáy được khởi động, kéo chỉ số vượt trở lại qua tham chiếu. Dẫu vậy, sắc xanh không duy trì được lâu.
Trong phiên chiều, diễn biến trên một lần nữa lặp lại và phải khá chật vật VN-Index mới giữ được mốc 980 điểm.
Nhóm dầu khí bị bán mạnh nên đa phần giảm điểm. Trong đó, GAS -1,3%, PVD giảm 1%. Đáng chú ý, PVD phiên này khớp lệnh 10,7 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn HOSE và là mức kỷ lục kể từ khi niêm yết vào tháng 12/2006.
Ngược lại, một số mã lớn tăng tích cực để hỗ trợ chỉ số như PLX +1,8%, PNJ +2%, MWG +0,7%, VCB +0,6%, NVL +0,9%...
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, sắc đỏ cũng chiếm ưu thế với ROS, FLC, STB, DLG, QCG, LDG, SCR...Một số mã tăng điểm như AAA, HSG, HBC, ASM, PDR, NLG...
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 9,17 triệu đơn vị. Tổng giá trị bán ròng tương ứng 168,54 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 23/5: VN-Index giảm 1,07 điểm (-0,11%), xuống 982,71 điểm; HNX-Index tăng 0,17 điểm (+0,16%) lên 106,3 điểm; UPCoM-Index tăng 0,01 điểm (+0,02%) lên 55,4 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Những ràng buộc đối với gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc – Huawei – đã khiến nước này suy nghĩ lại về toàn bộ mối quan hệ kinh tế với Mỹ, South China Morning Post đưa tin. Báo cáo cho biết Trung Quốc đang xem xét giảm mua khí thiên nhiên từ Mỹ.
Trong năm 2017, Trung Quốc đã mua dầu thô và khí thiên nhiên hóa lỏng của Mỹ trị giá 6,3 tỷ USD.
Cổ phiếu Qualcomm “bốc hơi” 10,9%, đánh dấu phiên giảm mạnh nhất kể tư ngày 23/01/2017 – sau khi tòa án phán quyết nhà sản xuất con chip này đã vi phạm luật chống độc quyền bằng cách ngăn chặn bất hợp pháp cạnh tranh trong không gian con chip điện thoại di động. Thông tin này đã kéo chứng chỉ quỹ VanEck Vectors Semiconductor ETF giảm 1,9%.
Cổ phiếu Qualcomm đã chịu sức ép cả tháng nay, lao dốc 19,5% cho đến cuối phiên ngày thứ Tư.
Mỹ gần đây đã thêm Tập đoàn viễn thông Trung Quốc, Huawei, vào danh sách đen thương mại, gây ra rất nhiều khó khăn cho khả năng kinh doanh của Tập đoàn này ở Mỹ.
Tuy nhiên, một số ràng buộc đã được nới lỏng vào ngày thứ Hai (20/5). Động thái nới lỏng ràng buộc của Washington đối với Huawei đã giúp thúc đẩy chứng khoán Mỹ nhảy vọt trong phiên trước đó.
Các nhà bán lẻ cũng chịu sức ép sau khi các công ty trong lĩnh vực này công bố kết quả lợi nhuận quý 1. Cổ phiếu Lowe’s rớt 11,9% do công bố lợi nhuận thấp hơn dự báo. Cổ phiếu Nordstrom sụt 9.3% khi doanh thu và lợi nhuận quý 1 của công ty này không đạt kỳ vọng.
Target là điểm sáng trong số các nhà bán lẻ. Cổ phiếu công ty này đã vọt hơn 9% khi doanh thu và lợi nhuận vượt qua dự báo của nhà phân tích.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng tiếp nhận biên bản cuộc họp ngày 01/5 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Biên bản cho thấy Fed sẽ không thực hiện bất kỳ động thái nào liên quan đến lãi suất “trong một thời gian”.
Kết thúc phiên 22/5, chỉ số Dow Jones giảm 100,72 điểm (-0,39%), xuống 25.776,61 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 8,09 điểm (-0,28%), xuống 2.856,27 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 34,88 điểm (-0,45%), xuống 7.750,84 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm sau khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc kéo cổ phiếu công nghệ đi xuống.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 0,6% xuống 21.151,14 điểm. Topix giảm 0,4% xuống còn 1.540,58 điểm.
Cổ phiếu công nghệ đã được bán tháo sau khi các phương tiện truyền thông hôm thứ Tư cho biết Mỹ đang xem xét các biện pháp trừng phạt đối với công ty Hikvision của Trung Quốc.
Theo đó, TDK Corp đã giảm 6,5%, Awesomeest Corp giảm 2,6%, Tokyo Electron giảm 2,5% và Sony Corp giảm 3,7%.
Ảnh hưởng tiêu cực còn phải kể để ông lớn SoftBank Group, có cổ phần của Sprint Corp, đã giảm 5,3%, sau khi Reuters cho biết,một quan chức của bộ phận chống độc quyền của Bộ Tư pháp Mỹ đã đề nghị ngăn chặn việc sáp nhập với T-Mobile.
Nishimatsuya Chain Co tăng 3,2% sau khi doanh số bán hàng tháng 5 tăng 7,5% so với một năm trước đó, nhờ doanh số bán quần áo mùa hè tăng mạnh khi nhiệt độ tăng trong kỳ nghỉ Tuần lễ vàng Nhật Bản.
Chứng khoán Trung Quốc giảm khi các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu phiếu công nghệ do lo ngại ngày càng nhiều công ty Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ cao có thể gánh chịu cuộc chiến thương mại leo thang với Mỹ.
Đóng cửa, chỉ số Shanghai Composite mất 1,4% xuống 2.852,52 điểm.Chỉ số CSI300 bluechip giảm 1,8% xuống 3.583,96 điểm.
Cổ phiếu công nghệ dẫn đầu sự suy giảm, với chỉ số theo dõi ngành giảm 3,5%, sau khi Reuters đưa tin, Mỹ đang xem xét các biện pháp trừng phạt giống như Huawei đối với công ty Hikvision của Trung Quốc.
Cổ phiếu Hikvision giảm 5,8%. Một nhà sản xuất thiết bị an ninh khác là Chiết Giang Dahua Technology Co Ltd giảm 4,6%.
Cổ phiếu của các nhà cung cấp linh kiện cho Huawei tiếp tục giảm mạnh như Luxshare Precision Industry, Shenzhen Sunway Communication Co Ltd, Shennan Circuits và Shenzhen Goodix Technology Co. Ltd.
Các công ty khai thác đất hiếm được niêm yết ở Trung Quốc, bao gồm Innuovo Technology Co Ltd và JL MAG Rare-Earth Co Ltd tiếp tục tăng mạnh, trong bối cảnh đầu cơ ngành này có thể là mặt trận tiếp theo trong cuộc chiến thương mại.
Chứng khoán Hồng Kông giảm xuống mức thấp trong 4 tháng, do cổ phiếu công nghệ bị bán tháo, vì lo ngại rằng xung đột thương mại Trung-Mỹ có thể nhanh chóng biến thành một cuộc chiến tranh lạnh công nghệ và đe dọa tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Đóng cử, Hang Seng-Index giảm 1,6% xuống 27.267,13 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 1,9% xuống 10,401.11 điểm.
Nhóm cổ phiếu công nghệ Hồng Kông đã giảm gần 4%. Trong đó, ông lớn Tencent Holdings giảm 3,8% xuống mức thấp nhất trong 4 tháng trong phiên giảm thứ sáu liên tiếp.
Các nhà cung cấp linh kiện Huawei được niêm yết ở Hồng Kông bao gồm Công nghệ quang học Sunny, AAC Technologies Holdings Inc và Q Technology Co Ltd giảm mạnh.
Kết thúc phiên 23/5: Chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản giảm 132,23 điểm (-0,62%), xuống 21.151,14 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 39,19 điểm (-1,36%), xuống 2.852,52 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 438,81 điểm (-1,58%), xuống 27.267,13 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC hãm đà giảm về cuối ngày. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.450 đồng/USD
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 10.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,16 - 36,35 triệu đồng/lượng, tăng 20.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.063 đồng/USD, giảm 3 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.330 - 23.450 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Điểm sáng tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt
Hiện Chính phủ đang giao Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là đầu mối, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện..>>Chi tiết
- Cổ phiếu chứng khoán thu hút dòng tiền
Sau một thời gian giao dịch khá trầm lắng, nhóm cổ phiếu chứng khoán đang có những chuyển biến tích cực. Dòng tiền bắt đầu có xu hướng chuyển dịch vào nhóm này như SSI, HCM, VCI, VND…>> Chi tiết
- Hàng chục dự án điện mặt trời ngóng quy hoạch
Có 25 dự án điện mặt trời và 4 dự án điện gió được đề nghị bổ sung vào Quy hoạch Điện quốc gia mà Bộ Công thương đang chưa biết xử lý ra sao..>>Chi tiết
- Nỗi lo suy thoái kinh tế toàn cầu vì chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang làm gia tăng nguy cơ về một cuộc suy thoái vào năm tới nếu tranh chấp tiếp tục kéo dài..>> Chi tiết