Nhóm cổ phiếu công nghệ Nhật Bản và các nhà cung cấp linh kiện cho Apple lao dốc, sau khi bài báo của Bloomberg cáo buộc việc Trung Quốc gắn chip gián điệp lên các sản phẩm công nghệ của Mỹ (ảnh minh họa)

Nhóm cổ phiếu công nghệ Nhật Bản và các nhà cung cấp linh kiện cho Apple lao dốc, sau khi bài báo của Bloomberg cáo buộc việc Trung Quốc gắn chip gián điệp lên các sản phẩm công nghệ của Mỹ (ảnh minh họa)

Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán châu Á đỏ lửa sau bài báo của Bloomberg

(ĐTCK) VN-Index mất hơn 15 điểm; Lãi suất huy động tiếp tục nhích tăng; Cổ phiếu chứng khoán tăng giá mạnh; Cơ hội sẽ lớn cho nhà đầu tư nước ngoài; Kỳ vọng cổ phiếu ngân hàng quý cuối năm; Chứng khoán châu Á lao đao sau bài báo của Bloomberg về con chip gián điệp siêu nhỏ; Mối liên kết kinh tế châu Á thắt chặt giữa tâm bão chiến tranh thương mại...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua. 

VN-Index giảm mạnh

Thị trường đảo chiều giảm ngay khi mở cửa phiên sáng. Sau diễn biến giằng co quanh 1.020 điểm, lực bán gia tăng về cuối phiên đã đẩy VN-Index về 1.015 điểm.

Sang phiên chiều, giao dịch tiếp diễn ảm đạm. Dù dòng tiền tham gia khá tích cực nhưng lực cung giá thấp ồ ạt tung ra khiến thị trường chìm trong sắc đỏ.

Lực bán tiếp tục tăng trong đợt khớp ATC, khiến VN-Index lao dốc, tiếp tục xuyên thủng ngưỡng 1.010 điểm.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng hầu hết ở mức giá thấp nhất ngày với VCB -0,2% xuống 62.100 đồng, CTG -2,2% xuống 27.100 đồng, BID -3,4% xuống 35.500 đồng, TCB -1,3% xuống 29.800 đồng, MBB -1,2% xuống 23.700 đồng, STB -0,4% xuống 13.800 đồng/…

Các mã họ P trên cả 2 sàn cũng đều nới rộng biên độ giảm như GAS -3,2% xuống 120.000 đồng, PLX -3,5% xuống 69.000 đồng, PVD -6,8% xuống 20.400 đồng, PXS -2,2% xuống 6.770 đồng, PVS -4,9% xuống 23.200 đồng, PVC -3,5% xuống 8.300 đồng, PVB -6,2% xuống 22.500 đồng, PVI -2,9% xuống 33.000 đồng/…

Nhóm chứng khoán, bất động sản, xây dựng cũng hòa trong sắc đỏ. Trong đó SSI, VND, HCM, BSI, SHS, MBS, TVS… đảo chiều giảm sau phiên khởi sắc hôm qua.

Bộ 3 cổ phiếu Vingroup không nằm ngoài xu thế, với VIC -2,1% xuống 98.500 đồng, VRE -1,7% xuống 41.000 đồng, VHM -0,5% xuống 102.100 đồng.

Nhiều mã cũng giảm khá sâu như MSN -3,1% xuống 91.000 đồng, SAB -1,2% xuống 223.200 đồng, VNM -1,2% xuống 135.200 đồng; hay VCS -7,5% xuống 86.000 đồng, VGC -2,1% xuống 18.400 đồng…

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng 2,43 triệu. Tuy nhiên, tổng giá trị là mua ròng 31,08 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 387.124 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 3,51 tỷ đồng.

Trên UPCoM, khối ngoại mua ròng 195.681 đơn vị. Tổng giá trị mua ròng tương ứng 5,2 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 5/10: VN-Index giảm 15,23 điểm (-1,49%), xuống 1.008,39 điểm; HNX-Index giảm 1,6 điểm (-1,37%), xuống 114,67 điểm; UPCoM-Index giảm 0,51 điểm (-0,94%). xuống 54,04 điểm.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Dữ liệu kinh tế tích cực được công bố trước đó, cùng phát biểu lạc quan của Chủ tịch Fed Jemore Powell và thêm dữ liệu tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất 49 năm vừa được công bố đã khiến lợi tức trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lê mức 3,232%, mức cao nhất trong 7 năm và mức tăng hàng ngày lớn nhất kể từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.

Lợi tức trái phiêu tăng tiếp tục hỗ trợ cho nhóm tài chính ngân hàng, nhưng khiến các nhóm cổ phiếu khác đồng loạt giảm mạnh do nhà đầu tư lo ngại lạm phát gia tăng.

Nỗi lo này đã khiến Dow Jones chấm dứt chuỗi 6 phiên tăng liên tiếp bằng phiên điều chỉnh khá mạnh hôm thứ Năm, còn S&P 500 và Nasdaq có phiên giảm mạnh nhất kể từ 25/6.

Trong khi đó, chỉ số VIX đo lường sự sợ hãi của phố Wall tăng 4,12 điểm, mức tăng cao nhất kể từ ngày 15/8.

Kết thúc phiên 4/10, chỉ số Dow Jones giảm 200,91 điểm (-0,75%), xuống 26.627,48 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 23,90 điểm (-0,82%), xuống 2.901,61 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 145,57 điểm (-1,81%), xuống 7.879,51 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm phiên thứ 3 liên tiếp, sau sự yếu kém của phố Wall phiên đêm qua ảnh hưởng.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 0,8% xuống 23.783,72 điểm. Trong tuần này, Nikkei 255 giảm 1,4%, sau khi tăng 3 tuần liên tiếp đi lên, tăng 7,9%. Topic giảm 0,47% xuống 1.792,65 điểm.

Ngành ngân hàng đã tăng 1,1%, và là ngành tăng mạnh nhất với Chiba Bank tăng 3,1% và Shizuoka Bank tăng 2,8%.

Các ngân hàng Nhật Bản đã vọt lên sau khi cố vấn Thủ tướng Shinzo Abe trình một dự thảo sơ bộ về các ý tưởng chính sách bao gồm củng cố các ngân hàng địa phương.

Nhưng nhìn chung về toàn thị trường thì các nhà phân tích cho biết, do đã tăng quá nóng gần đây, nên khiến cho các cổ phiếu dễ bị chốt lời.

Masayuki Doshida, nhà phân tích của Rakuten Securities cho biết: “Chứng khoán Nhật Bản đang ở trong tình thế khó khăn. Cổ phiếu có xu hướng đi theo xu hướng tích cực cùng phố Wall. Nhưng đồng thời, cũng có lo sợ rằng nhiều thị trường mới nổi sẽ phải gánh chịu do lãi suất của Mỹ tăng lên, cổ phiếu của Nhật Bản theo đó cũng sẽ bị bán tháo. ”

Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu công nghệ Nhật Bản và các nhà cung cấp linh kiện cho Apple lao dốc, sau khi bài báo của Bloomberg cáo buộc việc Trung Quốc gắn chip gián điệp lên các sản phẩm công nghệ của Mỹ, với Tokyo Electron giảm 2,6%, Advantest Corp giảm 4,1% và Murata Manufacturing giảm 3,9%.

Các công ty bảo hiểm và ngân hàng săn tìm các tài sản có lãi suất cao như trái phiếu nước ngoài, tiếp tục tăng sau khi lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ đạt 3,32%.

Theo đó, T&D Holdings tăng 1,5%, MS & AD Insurance tăng 1,2% và Mitsubishi UFJ Financial Group tăng 1,2%.

Chứng khoán Trung Quốc nghỉ giao dịch dịp lễ Quốc khánh.

Chứng khoán Hồng Kông tiếp tục giảm, đóng cửa ở mức thấp nhất kể từ ngày 12/9, khi nhóm cổ phiếu công nghệ lao dốc.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,19% xuống 26.572,57 điểm. Chỉ số này mất 4,4% trong tuần. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,16% xuống 10.530,32 điểm.

Các cổ phiếu công nghệ đã giảm mạnh sau khi Bloomberg đưa tin Bắc Kinh đã xâm nhập vào hệ thống máy tính của hàng chục công ty Mỹ, nhờ chip siêu nhỏ do các gián điệp chế tạo.

Điều này đã khiến chỉ số phụ theo dõi ngành CNTT giảm 1,7%, trong đó, chỉ số theo dõi phần cứng CNTT giảm 4,72%. Theo đó, Lenovo dẫn đầu mức giảm, khi mất hơn 15%, ZTE giảm 10,99%.

Cổ phiếu tăng giá hàng đầu hôm nay là China Mobile Ltd, tăng 2,51%, trong khi thua lỗ lớn nhất là Link Real Estate Investment Trust, giảm 2,94%.

Nhóm cổ phiếu H tăng tốt nhất gồm China Railway Group Ltd, tăng 2,6%, China Mobile Ltd, tăng 2,51% và China Telecom Corp Ltd, tăng 2,33%. *

Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất là ZhongAn Online P&C Insurance Co Ltd, giảm 3,41%, Guangzhou Automobile Group Co Ltd, mất 2,9% và Shenzhou International Group Holdings Ltd, giảm 2,2%.

Kết thúc phiên 5/10: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 191,90 điểm (-0,80%), xuống 24.783,72 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 51,3 điểm (-0,19%), xuống 26.572,57 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC đứng giá. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.390 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay không đổi so với ngày chiều hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,38 - 36,54 triệu đồng/lượng, không đổi so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.720 đồng/USD, không đổi so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.310 - 23.390 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Vào mùa giải ngân cuối năm, lãi suất huy động tiếp tục nhích tăng

Nhu cầu huy động vốn để phục vụ mùa giải ngân cao điểm cuối năm, cộng thêm áp lực Fed tăng lãi suất khiến lãi suất huy động của các ngân hàng nhích lên..>> Chi tiết

Cổ phiếu chứng khoán tăng giá mạnh

VN-Index hồi phục, thanh khoản cải thiện là yếu tố hỗ trợ nhóm cổ phiếu có tính thị trường cao như chứng khoán đã và đang tăng giá mạnh..>> Chi tiết

Kỳ vọng cổ phiếu ngân hàng quý cuối năm

Ngành ngân hàng đang bước vào mùa kinh doanh cao điểm nhất trong năm, giá cổ phiếu ngành này được dự báo sẽ có diễn biến khả quan, đón đầu triển vọng lợi nhuận tăng cao..>> Chi tiết

Cơ hội sẽ lớn cho nhà đầu tư nước ngoài

Đó là nhận định của TS. Nguyễn Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) về cơ hội của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian tới nhờ độ mở thị trường và cơ hội nâng hạng..>> Chi tiết

Ô tô nhập khẩu về Việt Nam tăng mạnh, chờ đợi giá hạ nhiệt

Sau một thời gian gặp khó khăn, hiện nay, lượng ô tô nhập khẩu về Việt Nam đã gia tăng trở lại. Dự báo thị trường ô tô cuối năm sẽ trở nên sôi động hơn, nhất là khi giá cả nhiều khả năng sẽ hạ nhiệt nhằm kích cầu..>> Chi tiết

Mối liên kết kinh tế châu Á thắt chặt giữa tâm bão chiến tranh thương mại

Báo cáo khảo sát giám đốc các quỹ đầu tư của Bank of America Merrill Lynch vừa công bố tháng 9 cho thấy một triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạm nhất kể từ tháng 12/2011..>> Chi tiết

Tin bài liên quan