VN-Index lên gần 985 điểm
Ngay khi mở cửa, sắc xanh đã xuất hiện khi cầu giá cao được tung vào. Tuy nhiên, đà tăng không mạnh khi tình trạng phân hóa diễn ra ở nhóm bluechip.
Bên cạnh đó, tâm lý giao dịch thận trọng cũng ảnh hưởng thị trường. Dẫu vậy, sắc xanh vẫn được duy trì trong suốt phiên và VN-Index lên gần 985 điểm khi đóng cửa.
Tình trạng phân hóa diễn ra ở ngay trong từng nhóm ngành. Trong rổ VN30, số mã tăng là 15 mã như VHM +3%, FPT +3%, GAS +1,2%, MWG +1,8%, NVL +1,5%, PNJ +1%..., ngược lại 11 mã đỏ với MSN -1,2%, VIC, -0,8%, BVH -0,9%, HPG -0,7%...
Điểm nhấn là việc dòng tiền chảy mạnh vào nhóm bất động sản và khu công nghiệp như VRE, FLC, HBC, HDG, NLG, NVL, NTL… hay ITA, SZC, SZL…, trong đó DIG, TDC, DPG... còn tăng trần.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 3,4 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng 84,88 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 20/8: VN-Index tăng 3,6 điểm (+0,37%), lên 984,67 điểm; HNX-Index tăng 0,39 điểm (+0,38%), lên 102,98 điểm; UPCoM-Index tăng 0,12 điểm (+0,21%), lên 57,72 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall tiếp tục có phiên tăng mạnh trong ngày giao dịch đầu tiên của tuần mới.
Theo đó, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) cho biết, sẽ cải tiến cơ chế thiết lập lãi suất cho vay cơ bản (LPR) trong tháng 8, nhằm giảm lãi suất đi vay. Động thái này được xem như là một kế hoạch mới nhất của Bắc Kinh nhằm thúc đẩy tiêu dùng trong nước để thúc đẩy tăng trưởng.
Trước đó, vào Chủ nhật (18/8), Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz cho biết, Berlin có thể cung cấp tới 50 tỷ euro (55 tỷ USD) chi tiêu thêm để kích thích nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Tiếp bước Trung, Đức, Washington Post đưa tin, các quan chức Nhà Trắng đã thảo luận về khả năng cắt giảm thuế tạm thời để thúc đẩy nền kinh tế Mỹ.
Kết thúc phiên 19/8, chỉ số Dow Jones tăng 249,78 điểm (+0,96%), lên 26.135,79 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 34,97 điểm (+1,21%), lên 2.923,65 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 106,82 điểm (+1,35%), lên 8.002,81 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản có ngày tăng ngày thứ 3 liên tiếp, khi các nhà đầu tư quay trở lại thị trường, trong bối cảnh có dấu hiệu giảm nhiệt căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,55% lên 20.677,22 điểm. Topix tăng 0,83% lên 1.506,77 điểm.
Thông tin ảnh hướng tích cực đến thị trường là việc Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết, quyết định cho phép Huawei tiếp tục mua thiết bị của các công ty Mỹ thêm 3 tháng nữa.
Cổ phiếu của các nhà cung cấp linh kiện cho Apple nổi bật với Taiyo Yuden và TDK Corp tăng 1,6% và Foster Electric tăng 1,4%.
Các công ty liên quan đến sản xuất chip cũng tăng khá sau khi chỉ số bán dẫn Hoa tăng 1,9% phiên đêm qua với Screen Holdings tăng 5,4% và Tokyo Electron tăng 1,4%.
Chứng khoán Trung Quốc điều chỉnh nhẹ, do giới đầu tư có phần chùn tay sau phiên tăng mạnh hôm qua, và bình tĩnh hơn để đánh giá mức độ và tác động của đợt cải cách lãi suất sắp tới của Bắc Kinh.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,11% xuống 2.880 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,09% xuống 3.787,73 điểm.
Chứng khoán Hồng Kông giảm nhẹ, khi giới đầu tư chốt lời sau 4 phiên tăng liên tiếp gần đây.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,23% xuống 26.231,54 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,23% lên 10.132,77 điểm.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 1,05 lên 1.960,25 điểm, được thúc đẩy nhờ mức tăng của các cổ phiếu bán dẫn như Samsung Electronics và và lợi suất trái phiếu chuẩn tăng.
Cổ phiếu của Samsung Electronics đã tăng gần 2%, sau khi có báo cáo về việc Nhật Bản phê duyệt các lô hàng vật liệu công nghệ cao tới Hàn Quốc, trước các cuộc đàm phán của các quan chức 2 nước trong tuần này để giải quyết tranh chấp.
Kết thúc phiên 20/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 144,06 điểm (+0,55%), lên 20.677,22 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 3,09 điểm (-0,11%), xuống 2.880,00 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 60,30 điểm (-0,23%), xuống 26.231,54 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Giá vàng tăng mạnh về cuối ngày. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.265 đồng/USD.
Giá vàng thế giới sau phiên đêm qua tại Mỹ giảm 17,7 USD xuống 1495,1 USD/ounce, thì sang phiên châu Á sáng nay đã dần hồi phục và cho tới cuối giờ chiều đã lên gần 1.505 USD/ounce.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 100.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 41,45 - 41,77 triệu đồng/lượng, tăng trở lại 250.000 đồng/lượng chiều mua và 200.000 đồng/lượng chiều bán ra so với đầu giờ sáng.
Tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.120 đồng, giảm 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.145 - 23.265 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Lãi tốt, ngân hàng mạnh bạo chi lương
Việc kinh doanh thuận lợi giúp nhiều ngân hàng mạnh tay chi lương thưởng cho cán bộ, nhân viên. Lương bình quân của nhân viên 10 ngân hàng có thu nhập hàng đầu hiện nay vào khoảng 28,23 triệu đồng/tháng, tăng 2,55 triệu đồng/tháng so với cách đây 1 năm..>> Chi tiết
- Sàn phái sinh lộ nghi vấn đội lái
Thị trường chứng khoán gần đây biến động mạnh, đặc biệt là phiên 15/8/2019, chỉ số VN30 tăng hơn 10 điểm, trong khi đầu phiên có thời điểm giảm khoảng 12,5 điểm. Theo đó, không ít nhà đầu tư nắm giữ vị thế mua trên sàn phái sinh “bất ngờ” lãi lớn..>> Chi tiết
- Triển vọng sáng nhóm cổ phiếu bất động sản công nghiệp
Làn sóng dịch chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam đang giúp cổ phiếu các công ty bất động sản công nghiệp trở nên hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư..>> Chi tiết
- Chứng khoán: Dòng tiền rút lui, nhưng không rời bỏ
Dòng tiền đầu tư trên thị trường tài chính toàn cầu không ngủ yên. Mỗi khi có biến động, dòng tiền cũng chuyển động mạnh, nhưng không rời bỏ lĩnh vực đầy cơ hội này..>> Chi tiết
- M&A an toàn bằng thẩm định tính liêm chính
Thẩm định tính liêm chính là một phần quan trọng hỗ trợ cho việc ra các quyết định về đầu tư và hợp tác với các đối tác kinh doanh mới trong các giao dịch mua bán, sáp nhập (M&A)..>> Chi tiết
- Sau Đức và Trung Quốc, Mỹ cũng tìm cách để kích thích kinh tế
Nhà Trắng đang nghiên cứu khả năng giảm thuế biên chế (thuế FICA) tạm thời nhằm kích thích nền kinh tế Mỹ, ngăn chặn sự suy giảm tăng trưởng kinh tế, tờ The Washington Post đưa tin vào hôm thứ Hai (19/8)..>> Chi tiết