Tiến sĩ Nuno F. Ribeiro. Ảnh Dũng Minh

Tiến sĩ Nuno F. Ribeiro. Ảnh Dũng Minh

“Tây Balo” 20 năm quay trở lại Việt Nam làm giảng viên hiến kế hút khách du lịch

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Tiến sĩ Nuno F. Ribeiro từng là “Tây balo” 20 năm trước đến Việt Nam và nung nấu quyết định có ngày quay trở lại. Hiện ông đang giảng dạy tại trường Đại học RMIT Việt Nam. Ông đã hiến nhiều kế sách để Việt Nam thu hút du khách quốc tế quay trở lại.

Để khách du lịch trở thành đại sứ

Tiến sỹ Nuno đang Phó chủ nhiệm cấp cao bộ môn Quản trị du lịch và khách sạn, Đại học RMIT Việt Nam. Sức hấp dẫn của Việt Nam đã níu được chân ông.

Bình luận về cách Việt Nam đang làm để thu hút du khách, ông phân tích, chính sách của Việt Nam là tăng trưởng, có càng nhiều khách du lịch càng tốt. Trong giai đoạn đầu tiên của phát triển du lịch điều này hợp lý, còn bây giờ Việt Nam đạt 20 triệu khách du lịch khi quốc gia có quy mô 100 triệu người, tức thu hút 1/5 dân số khách du lịch thì cần phải tính toán cẩn thận. Hướng tới khách du lịch thuộc phân khúc nào, giới tính, độ tuổi, họ thuộc tầng lớp kinh tế nào trong xã hội… Khi có đối tượng thu hút cụ thể sẽ có chính sách tương ứng để giữ chân họ ở lại lâu hơn, muốn nhân lên giá trị kinh tế khách quốc tế mang lại.

“Hãy để những du khách trở thành đại sứ du lịch Việt Nam, kể các câu chuyện về Việt Nam với bạn bè họ, lan tỏa và trở lại”, Tiến sỹ Nuno hiến kế.

Ông phân tích, cần phải chuyển khách tây balo (những người tới để khám phá, thám hiểm không quan tâm ở khách sạn sang xịn mịn) thành những đại sứ truyền đi thông điệp về Việt Nam. Bởi họ là người ở lâu, có trải nghiệm văn hóa nhiều, có nhiều câu chuyện để kể về Việt Nam khi về nước họ.

Việt Nam là đất nước có nhiều dân tộc anh em, có nhiều điểm đa dạng phong phú thu hút được khách du lịch.

“Làm sao để khách du lịch ban đầu có kế hoạch đến Việt Nam ngắn hạn rồi di chuyển đi Lào, Campuchia nhưng sẽ thay đổi lộ trình ở lại nhiều hơn, mỗi khách du lịch chi tiêu nhiều hơn. Không chỉ muốn quay trở lại mà truyền miệng cho bạn bè người thân, họ thành đại sứ, chúng ta cần phải có chính sách, chiến lược tiếp cận từ lần đầu đến và lặp lại trong các lần tiếp theo”, Tiến sỹ Nuno hiến kế.

Tiến sĩ Nuno F. Ribeiro đưa ra kế sách cụ thể giúp thu hút khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng nhiều hơn. Ảnh Dũng Minh
Tiến sĩ Nuno F. Ribeiro đưa ra kế sách cụ thể giúp thu hút khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng nhiều hơn. Ảnh Dũng Minh

Đẩy mạnh truyền thông quảng bá

Hiến kế với các giải pháp ngắn hạn cần làm ngay, Tiến sỹ Nuno cho rằng, thứ nhất, Việt Nam cần đẩy mạnh đơn giản thủ tục hành chính, điều này mang lại lợi ích lớn.

Thứ hai, Luật Du lịch đã được sửa đổi hai lần, Việt Nam đã có kế hoạch, chính sách về du lịch làm thế nào để thực hiện điều luật này không hạn chế khách du lịch quay lại nhiều lần là điều cần triển khai sớm.

Thứ ba, đẩy mạnh truyền thông. Xây dựng đoạn phim 5 phút giới thiệu trên chuyến bay đến Việt Nam, đặc biệt dành cho khách du lịch đến lần đầu. Điều này rất hấp dẫn khách du lịch từ Nam châu Âu có trải nghiệm văn hóa Việt Nam. Quan trọng hơn sẽ giúp cho họ có ý niệm quay trở lại Việt Nam đất nước thú vị, hấp dẫn.

Ông kiến nghị, nên dành ngân sách để quảng bá Việt Nam tại các thị trường nước ngoài, Đức, châu Âu. Việt Nam là một thị trường độc lập, không cần là một gói của thị trường nào khác. Khách có thể đến Việt Nam và ở lại lâu cùng các trải nghiệm đa dạng.

Về vấn đề truyền thông, Tiến sỹ Nuno cho rằng, cần nhấn mạnh Việt Nam là điểm đến thú vị, điểm đến tươi đẹp và là điểm đến có giá trị. Hạn chế xuất hiện những thông tin "du lịch Việt Nam chi phí thấp", "làm thế nào để đến Việt Nam chỉ tiêu ít hơn 100 USD"...

"Điều này thu hút loại khách du lịch mà chúng ta không mong muốn, có là khách đi du lịch chỉ nghĩ đến túi tiền, du lịch giá rẻ sẽ là đối tượng khách không muốn quay trở lại", ông nói.

Việt Nam đang nỗ lực thay đổi hình ảnh là thị trường hấp dẫn không phải thị trường rẻ tiền. Các bạn trẻ, youtuber, Tiktoker cũng góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam tốt đến bạn bè quốc tế.

Tạo sự khác biệt ở giải pháp trung hạn

Giải pháp trung hạn với thời gian 1-5 năm rất quan trọng. Đây là lúc để tạo ra sự khác biệt về việc định hướng cho tương lai.

Đầu tiên, theo Tiến sỹ Nuno, cần giải quyết câu chuyện cơ sở hạ tầng. Việt Nam là nước thành công trong khu vực Đông Nam Á với mức tăng trưởng GDP là mức ghen tỵ của thế giới. Du lịch năm 2019 đóng góp 9,2% vào GDP, chỉ tăng 1% thu hút du lịch đã tăng 20-30 triệu

Thứ hai, cần giải quyết câu chuyện ô nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm hình ảnh, khách đến một lần không muốn quay lại. Có thể lấy Brazil làm bài học khi trong cuối những năm 2000, du lịch tới Brazil đã tụt mạnh vì ô nhiễm tiếng ồn và hình ảnh xấu.

Thứ ba, vấn đề chất lượng dịch vụ. “Tôi luôn nói với sinh viên, một vấn đề, Việt Nam không thể phát triển du lịch tốt đó là chất lượng dịch vụ, chúng ta có thể tổ chức một hội thảo lớn chỉ nói về chủ đề chất lượng dịch vụ”, Tiến sỹ Nuno chia sẻ.

Mỗi năm với mức độ khách du lịch trong nước hay quốc tế cần tối thiểu 14.000-15.000 nhân viên có trình độ trong ngành du lịch. Nhưng mỗi năm tốt nghiệp chỉ có 4.000 sinh viên tốt nghiệp ngành này, tức khoảng thiếu đấy không có bằng cấp, chuyển từ ngành khác sang có thể không đảm bảo về chất lượng dịch vụ. Trong 5 năm tới, cần phải chú trọng đào tạo nhân sự cho ngành dịch vụ.

Thứ tư, phát triển các sản phẩm du lịch kết hợp giữa văn hóa, thiên nhiên và cuộc sống đô thị

Thứ năm, xem xét lại chiến lược phát triển du lịch Việt Nam và xác định chiến lược du lịch dài hạn cho 1.000 năm tới dựa trên phát triển bền vững.

“Phát triển ngành du lịch mà không ảnh hưởng tới tương lai. Nếu nguồn tài nguyên thiên nhiên có nguy cơ cạn kiện thì tạm dừng khai thác, đưa khách du lịch đến nơi khác”, Tiến sỹ Nuno kiến nghị.

Tin bài liên quan