Để kiểm soát lượng xe lưu thông, Singapore áp đặt quy định hạn chế tỷ lệ tăng trưởng hàng năm và thông qua cơ chế cấp phép lưu hành phương tiện (COE) giới hạn số năm phương tiện đó được lưu hành.
Theo đó, người mua xe phải đăng ký xe với mức phí khoảng 50.000 SGD (tương đương 37.000 USD) và khoản phí này sẽ được tính vào giá xe. Chứng nhận đăng ký có hiệu lực 10 năm, sau đó chủ sở hữu xe phải đăng ký lại hoặc ngừng sử dụng xe. Với mức phí này, giá trung bình một xe ô tô gia đình nhãn hiệu Toyota Corolla ở Singapore hiện nay là khoảng 114.000 SGD (tương đương 83.000 USD).
Singapore đặt mục tiêu, từ tháng 2/2018, sẽ hạn chế tỷ lệ tăng trưởng các loại xe cơ giới tư nhân vận hành ở nước này còn 0% vì lý do đất chật và vấn đề tiêu tốn nguồn ngân sách hàng tỷ USD đầu tư cho các dự án giao thông công cộng.
Kể từ năm 2000 đến nay, dân số Singapore đã tăng 40%, lên gần 5,6 triệu người. Trong năm 2016, có tổng cộng 600.000 xe ô tô tư nhân và xe ô tô cho thuê vận hành ở đất nước này. Trong khi đó, 12% diện tích đất của quốc đảo này được xây dựng thành đường sá. Do đó, Singapore được đánh giá là một trong những quốc gia có mật độ dân số đông đúc nhất thế giới và cũng là nước có hệ thống giao thông công cộng rộng lớn. Chi phí để sở hữu và vận hành một chiếc xe ô tô ở Singapore cao gấp 4 lần so với ở Mỹ.
Để giảm tải mật độ giao thông trên đường phố cũng như bảo vệ môi trường, Singapore khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm. Đến nay, Singapore đã mở rộng mạng lưới tàu điện ngầm thêm 30%, cũng như bổ sung thêm nhiều tuyến xe buýt mới.
So với các thành phố lớn khác ở châu Á cũng phải đối mặt với nạn ùn tắc giao thông như Jakarta (Indonesia) và Manila (Philippines), Singapore là thành phố đi đầu trong các sáng kiến tháo gỡ tình trạng này. Các biện pháp siết chặt quản lý giao thông được cho là dễ triển khai hơn tại Singapore bởi người dân đã quen với những biện pháp nghiêm ngặt và luôn lo sợ thành phố sẽ bị tắc nghẽn nghiêm trọng nếu không có những biện pháp này.
Theo đó, người mua xe phải đăng ký xe với mức phí khoảng 50.000 SGD (tương đương 37.000 USD) và khoản phí này sẽ được tính vào giá xe. Chứng nhận đăng ký có hiệu lực 10 năm, sau đó chủ sở hữu xe phải đăng ký lại hoặc ngừng sử dụng xe. Với mức phí này, giá trung bình một xe ô tô gia đình nhãn hiệu Toyota Corolla ở Singapore hiện nay là khoảng 114.000 SGD (tương đương 83.000 USD).
Singapore đặt mục tiêu, từ tháng 2/2018, sẽ hạn chế tỷ lệ tăng trưởng các loại xe cơ giới tư nhân vận hành ở nước này còn 0% vì lý do đất chật và vấn đề tiêu tốn nguồn ngân sách hàng tỷ USD đầu tư cho các dự án giao thông công cộng.
Kể từ năm 2000 đến nay, dân số Singapore đã tăng 40%, lên gần 5,6 triệu người. Trong năm 2016, có tổng cộng 600.000 xe ô tô tư nhân và xe ô tô cho thuê vận hành ở đất nước này. Trong khi đó, 12% diện tích đất của quốc đảo này được xây dựng thành đường sá. Do đó, Singapore được đánh giá là một trong những quốc gia có mật độ dân số đông đúc nhất thế giới và cũng là nước có hệ thống giao thông công cộng rộng lớn. Chi phí để sở hữu và vận hành một chiếc xe ô tô ở Singapore cao gấp 4 lần so với ở Mỹ.
Để giảm tải mật độ giao thông trên đường phố cũng như bảo vệ môi trường, Singapore khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm. Đến nay, Singapore đã mở rộng mạng lưới tàu điện ngầm thêm 30%, cũng như bổ sung thêm nhiều tuyến xe buýt mới.
So với các thành phố lớn khác ở châu Á cũng phải đối mặt với nạn ùn tắc giao thông như Jakarta (Indonesia) và Manila (Philippines), Singapore là thành phố đi đầu trong các sáng kiến tháo gỡ tình trạng này. Các biện pháp siết chặt quản lý giao thông được cho là dễ triển khai hơn tại Singapore bởi người dân đã quen với những biện pháp nghiêm ngặt và luôn lo sợ thành phố sẽ bị tắc nghẽn nghiêm trọng nếu không có những biện pháp này.