Số lượng kim cương cực "khủng" này có thể phá huỷ nền kinh tế thế giới (Nguồn: Getty).

Số lượng kim cương cực "khủng" này có thể phá huỷ nền kinh tế thế giới (Nguồn: Getty).

Phát hiện khối lượng kim cương cực “khủng” chưa khai thác

Các nhà khoa học vừa phát hiện một khối lượng kim cương cực khủng và đáng giá đến nỗi chúng có thể sẽ phá hủy hoàn toàn nền kinh tế của thế giới.

Theo tờ Metro, các nhà khoa học cho rằng có một lượng kim cương cực khủng ước tính lên tới hàng triệu tỷ tỷ tấn đang được chôn vùi trong nền cổ và ổn định của lớp vỏ trái đất.

Nền cổ này đã tồn tại qua các lần sáp nhập và chia tách các lục địa và siêu lục địa trong ít nhất là 500 triệu năm. Một số nền cổ có niên đại trên 2 tỷ năm.

Do đó, kho báu khổng lồ này được chôn sâu tới 100 dặm, sâu hơn bất kỳ giàn khoan khai thác kim cương nào trước đó.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu ước tính rằng trong lớp nền cổ này chứa 1-2% là kim cương, tương đương với khoảng một triệu tỷ tỷ tấn kim cương được chôn trong đó. 

Phát hiện khối lượng kim cương cực “khủng” chưa khai thác ảnh 1

 Số kim cương khổng lồ này nếu được khai thác có thể "phá hủy nền kinh tế thế giới", tờ Metro đưa tin.

Theo một số chuyên gia, nếu một tấn kim cương là 50.000.000 carat, trị giá ít nhất là 3.000 bảng Anh/carat, thì số kim cương này sẽ trị giá 150.000.000.000.000.000.000.000.000.000 bảng Anh.

Ông Ulrich Faul, một nhà khoa học thuộc Khoa Trái Đất, Khí quyển và Khoa học Hành tinh của MIT cho biết: “Điều này cho thấy rằng kim cương không phải là khoáng vật kỳ lạ, xét trên quy mô địa chất, nó tương đối phổ biến”.

Đáng nói, ông Faul nhận định rằng, chúng ta không thể có được số kim cương này, nhưng phát hiện này chứng minh rằng vẫn có rất nhiều kim cương so với chúng ta từng nghĩ trước đây.

Tin bài liên quan