Châu Phi: Chết đói trên đống của tỷ đô
Châu Phi là châu lục giàu tài nguyên bậc nhất thế giới với đủ tài nguyên quý hiếm và có giá trị như dầu mỏ, khí đốt, vàng, bạch kim, urani, niken, quặng bô xít, gỗ, titan và kim cương.
Theo báo Economist, riêng dầu mỏ, chỉ có 5 trong số 55 quốc gia thuộc châu lục này không sở hữu trữ lượng dầu mỏ, số còn lại đều có khả năng cho khai thác với sản lượng cao.
Thống kê của Hội đồng Kim cương thế giới cũng chỉ ra, 65% sản lượng kim cương của thế giới nằm tại châu Phi và lục địa này cũng nắm giữ khoảng 8,5 tỷ USD doanh số kim cương toàn cầu.
Dù là lục địa giàu tài nguyên và có một nền văn minh sông Nile lâu đời, nhưng đời sống người dân “lục địa đen” nhiều năm nay vẫn chìm trong đói khổ. Ngoại trừ Nam Phi, nổi bật với các thành tích về công ngiệp và kinh tế, đa phần các quốc gia còn lại thay nhau “đội sổ” trong Báo cáo Phát triển con người của Liên hợp quốc. Vậy tiền từ khai thác khoáng sản đi đâu?
Theo Liên hợp quốc và các tổ chức phi chính phủ, phần lớn số tiền thu được từ xuất khẩu tài nguyên, trong đó có dầu lửa và kim cương được chính phủ và các phe phái nổi dậy ở các quốc gia châu Phi sử dụng để mua vũ khí, phục vụ các cuộc xung đột, nội chiến kéo dài hàng thập kỷ .
Cũng chính việc lấy tiền xuất khẩu kim cương để mua vũ khí, bảo trợ cho các hành động quân sự, mà định nghĩa “Kim cương máu” đã được hình thành. Nguồn gốc định nghĩa này xuất phát từ
Năm 1975, sau khi giành được độc lập,
Nỗ lực của quốc tế
Năm 2000, Đại sứ Canada Robert Fowler theo phân công của Liên hợp quốc đã viết bản báo cáo Fowler gây chấn động, trong đó nêu tên nhiều quốc gia, tổ chức và nhân vật có liên quan tới đường dây buôn bán kim cương máu. Cộng đồng quốc tế dấy lên mối lo ngại, việc xuất khẩu “kim cương máu” có thể giúp các phe phái có thêm nguồn tài chính phục vụ chiến tranh.
Năm 2002, Hiệp định
Mặc dù đạt được một vài thành công trong những năm đầu hoạt động, nhưng mấy năm gần đây, Hiệp định Kimberley đã không còn có tiếng nói đủ lớn trước các hoạt động liên quan tới kim cương máu, vẫn có hàng trăm lao động, kể cả trẻ em tại châu Phi phải khai thác kim cương dưới những điều kiện vô cùng bẩn thỉu và nguy hiểm. Trên thực tế, năm 1998, báo cáo mang tên Cuộc mua bán tàn khốc (The Rough Trade) của Global Witness, lần đầu tiên xuất hiện đã gây chấn động khi chỉ ra những cuộc xung đột đẫm máu vì kim cương tại Angola, Congo, Siera Leone, Liberia và Bờ Biển Ngà. Ước tính, các cuộc nội chiến này đã cướp đi sinh mạng của khoảng 4 triệu người và để lại nhiều sự tàn phá nặng nề khác. Một báo cáo khác của Global Witness cũng chỉ ra nhiều nhân vật quân sự và chính trị chủ chốt ở
Global Wintess và Tổ chức Ân xá quốc tế (International Amnesty) đã hỗ trợ sản xuất bộ phim mang tên “Kim cương máu” như một nỗ lực nhằm đánh vào lương tri của những nhân vật giàu có, nổi tiếng đam mê sự lấp lánh, hào nhoáng của kim cương.
Xét cho cùng, kim cương bản chất là một tặng phẩm tuyệt vời của tạo hóa và nó nên được khai thác và rao bán tự do với giá trị đích thực, “sạch sẽ” của mình, thay vì đem cái đẹp đổi lấy sự chết chóc.
Các con số thống kê cần biết về kim cương
1: Ước tính có khoảng 5 triệu người trên toàn cầu được hưởng các đặc quyền y tế nhờ vào doanh thu của ngành kinh doanh kim cương.
2: Doanh thu từ buôn bán kim cương có thể giúp mỗi đứa trẻ ở Botswane có thể nhận được trợ cấp giáo dục miễn phí cho tới năm 13 tuổi.
3: Ước tính có khoảng 10 triệu người trên toàn cầu được hỗ trợ một cách chính thức hoặc gián tiếp bởi ngành công nghiệp kim cương.
4: Ngành công nghiệp khai thác kim cương chiếm tới 40% doanh thu xuất khẩu hàng năm của
5: Khoảng gần 1 triệu người đang làm việc trong ngành kim cương tại Ấn Độ. (Theo Hội đồng Kim cương Thế giới)
|