* Phiên giao dịch đầu tuần 17/12: Trước những dữ liệu kém tích cực của kinh tế thế giới, đặc biệt là Trung Quốc và châu Âu, cũng như bất ổn liên quan đến Brexit và khả năng cao Fed tăng lãi suất trong cuộc họp tuần này khiến tâm lý nhà đầu tư trong nước cũng trở nên bất an. Áp lực bán ồ ạt và lan rộng khiến thị trường lao dốc mạnh về cuối phiên.
Đóng cửa, VN-Index giảm 18,39 điểm (-1,93%) xuống 933,65 điểm, HNX-Index giảm 1,64 điểm (-1,54%) xuống 105,01 điểm, UPCoM-Index giảm 0,63 điểm (-1,18%) xuống 52,84 điểm.
Trong khi đó, PHS nhận định sai khi cho rằng thị trường vẫn còn nằm trong xu hướng phục hồi.
Mặt khác, dù cũng đưa ra dự báo thị trường có thể điều chỉnh trước sự suy yếu của nhóm cổ phiếu lớn nhưng TVSI lại tin tưởng rủi ro giảm sâu không quá lo ngại.
* Sang phiên giao dịch ngày 18/12: Sau những nhịp giảm mạnh liên tiếp, cầu bắt đáy đã được khởi động nhưng dường như chỉ mang tính chất thăm dò nên đà hồi phục không thực sự bền vững.
Trong phiên giao dịch chiều, diễn biến này một lần nữa lặp lại. Áp lực bán trên diện rộng khiến thị trường tiếp tục giảm, song không vì thế mà nhà đầu tư bị kích thích để dễ xuống tiền. Thị trường tiếp tục đón thêm một phiên giảm nhưng đà giảm đã được hạn chế đáng kể.
Đóng cửa, VN-Index giảm 6,4 điểm (-0,64%) về 927,25 điểm, HNX-Index giảm 0,58 điểm (-0,56%) về 104,42 điểm, UPCoM-Index giảm 0,23 điểm (-0,43%) về 52,61 điểm.
Tương tự, MBS cũng nhận định thị trường sẽ điều chỉnh và đưa ra vùng hỗ trợ 932-935 điểm.
Trong khi đó, TVSI nhận định thiếu chuẩn xác khi cho rằng diễn biến điều chỉnh có thể duy trì trong thời gian đầu phiên, sau đó lực cầu bắt đáy gia tăng tại vùng hỗ trợ 925-935 điểm có thể giúp chỉ số hồi phục trở lại về cuối phiên.
* Trong phiên giao dịch 19/12: Bên cạnh đà giảm của nhóm cổ phiếu dầu khí, áp lực bán ngày càng mạnh lên khiến dòng bank suy giảm, đẩy thị trường giảm sâu, thậm chí có thời điểm VN-Index bị đẩy xuống dưới ngưỡng 915 điểm. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy nhập cuộc giúp chỉ số này trở lại sát ngưỡng 920 điểm khi chốt phiên.
Đóng cửa, VN-Index giảm 8,01 điểm (-0,86%), xuống 919,24 điểm, HNX-Index giảm 0,26 điểm (-0,25%), xuống 104,16 điểm, UPCoM-Index tăng 0,08 điểm (+0,15%), lên 52,69 điểm.
Trong đó, SHS dự báo phiên 19/12, VN-Index có thể hồi phục nhẹ nhằm lấp khoảng gap down trong khoảng 928-933 điểm giữa 2 phiên 17/12 và 18/12.
Đáng kể, TVSI đưa ra kỳ vọng lớn khi cho rằng vùng giá 975-990 điểm sẽ là mục tiêu gần nhất mà VN-Index hướng tới.
* Đến phiên giao dịch 20/12: Sau diễn biến giằng co quanh mốc tham chiếu trong phiên sáng, chỉ số VN-Index bất ngờ lao mạnh xuống dưới mốc 915 điểm ngay khi bước vào phiên giao dịch chiều do áp lực bán ra tại một số mã lớn.
Tuy nhiên, giống phiên giao dịch chiều qua, khi VN-Index về ngưỡng 915 điểm, lực cầu bắt đáy nhập cuộc giúp chỉ số này hồi phục, nhưng đáng tiếc không thể có được sắc xanh do thiếu đi sự hỗ trợ của dòng tiền.
Đóng cửa, VN-Index giảm 1 điểm (-0,11%), xuống 918,24 điểm, HNX-Index tăng 0,36 điểm (+0,35%), lên 104,53 điểm, UPCoM-Index tăng 0,05 điểm (+0,09%), lên 52,74 điểm.
Tương tự, SHS cũng đưa ra nhận định sai khi dự báo phiên 20/12, VN-Index có thể hồi phục trở lại để lấp khoảng gap down trong khoảng 928-933 điểm giữa 2 phiên 17/12 và 18/12.
Trong khi đó, TVSI nhận định đúng về xu hướng thị trường giảm nhưng lại có phần khá tiêu cực khi cho rằng VN-Index có thể sẽ lui về vùng hỗ trợ mạnh 880-890 điểm.
* Ở phiên giao dịch cuối tuần ngày 21/12: Trái với dự đoán của giới phân tích, áp lực trở lại khá mạnh ngay khi mở cửa phiên giao dịch cuối tuần ngày 21/12 khiến thị trường chìm trong sắc đỏ. Dù dòng tiền chảy mạnh trong phiên chiều giúp thị trường có thời điểm tiến sát mốc tham chiếu nhưng chưa đủ để giúp VN-Index thoái khỏi phiên giảm điểm thứ 7 liên tiếp trước sức ép lớn đến từ các trụ cột.
Đóng cửa, VN-Index giảm 5,98 điểm (-0,65%) xuống 912,26 điểm, HNX-Index giảm nhẹ 0,08 điểm (-0,08%) xuống 104,45 điểm, UPCoM-Index tăng nhẹ 0,01 điểm (+0,03%) lên 52,75 điểm.
Cũng đưa ra nhận định thiếu chuẩn xác, SHS dự báo, VN-Index có thể tiếp tục giao dịch giằng co khó chịu quanh ngưỡng 920 điểm với nền tảng thanh khoản thấp.
Trái lại, TVSI dự báo đúng khi cho rằng kịch bản tiếp tục giảm điểm chưa thể loại bỏ, nhất là trong bối cảnh nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn đang có dấu hiệu suy yếu.