Theo ông Johnathan Rumsey, kể từ khi Brexit xảy ra, từ phổ biến nhất để trả lời cho câu hỏi về hậu trưng cầu dân ý của nước Anh là “tình trạng không ổn định”. Tuy nhiên, cho đến khi Chính phủ mới của nước Anh chính thức kích hoạt Điều 50 của hiệp ước Lisbon, thì nước Anh vẫn đang ở trong khối EU, và sẽ tiếp tục như vậy trong suốt thời gian đàm phán.
Trước đó, niềm tin của người tiêu dùng đã gần như giảm bất ngờ đến sát đáy sau cuộc bỏ phiếu. Nhưng ngay cả trong lúc sụt giảm, doanh số bán lẻ tiếp tục cho thấy sự tăng trưởng số lượng mạnh mẽ qua các cuộc khảo sát khác nhau. Một vài nhà bán lẻ đã dùng phương pháp “chờ đợi và quan sát”, điều này có thể làm chậm lại hoạt động cho thuê trong thời gian ngắn và trung hạn. Và các nhà đầu tư đương nhiên trở nên thận trọng hơn với lượng đầu tư giảm trước và sau cuộc bỏ phiếu. Tuy nhiên, nhu cầu người tiêu dùng nội địa cho ngành hàng bán lẻ và giải trí vẫn ổn, nhờ lãi suất cực kỳ thấp và số lao động có việc làm cao.
Ngoài ra, vấn đề lạm phát được dự báo là sẽ xảy ra trong năm tới do sự giảm giá của đồng Bảng Anh, điều này có thể làm chậm lại sự tăng trưởng của doanh thu bán lẻ (nhưng quan trọng là nó vẫn tăng trưởng). Kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 xảy ra, ngành bán lẻ đã thay đổi để phù hợp với sự thay đổi xu hướng của khách hàng và đang ở 1 vị thế hết sức khả quan để ứng phó với những thay đổi có thể xảy ra của thuế xuất nhập khẩu, chuỗi cung ứng và biến động tiền tệ.
Do đó, mặc dù “tình trạng không ổn định” sẽ vẫn là câu trả lời chính cho câu hỏi về tương lai ngành bán lẻ của nước Anh sau Brexit nhưng ông Johnathan Rumsey khẳng định sẽ vẫn “tiếp tục như bình thường” như số đông người dân Anh.