Theo đó, toàn bộ số cổ phiếu trên được 8 nhà đầu tư tổ chức mua vào với cùng một mức giá 20.000 đồng/cổ phiếu. Nam A Bank thu được 2.860 tỷ đồng và sau khi trừ chi phí, Ngân hàng thu ròng 2.831 tỷ đồng.
Thời gian hạn chế chuyển nhượng là 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán (từ ngày 17/2/2022 đến ngày 16/2/2023).
Cụ thể, các nhà đầu tư mua cổ phiếu Nam A Bank gồm: Công ty TNHH Sản xuất – Xuất Nhập khẩu – Thương mại Dịch vụ Tổng hợp Hoàng Vũ (mua 22,8 triệu đơn vị), CTCP Thương mại Sản xuất Độc Lập (mua 22,8 triệu đơn vị), CTCP Kim Phong Bảo (mua 22,8 triệu đơn vị), Công ty TNHH Anh Quốc SG (mua 22,7 triệu đơn vị), CTCP Quản lý quỹ đầu từ Lighthouse (mua 22,6 triệu đơn vị), CTCP Đầu tư Thương mại Cửu Long RESIDENCE (mua 20,6 triệu đơn vị), Công ty TNHH Kinh doanh dịch vụ Bất động sản Thăng Long (mua 6,7 triệu cổ phần), Công ty TNHH M8 (mua 2 triệu đơn vị).
Trong đó, CTCP Quản lý quỹ đầu từ Lighthouse và Công ty TNHH Kinh doanh dịch vụ Bất động sản Thăng Long đã sở hữu cổ phiếu NAB trước đợt phát hành riêng lẻ.
Sau đợt phát hành của Nam A Bank nói trên, ngoài Công ty TNHH M8 nắm giữ 0,3%, 7 nhà đầu tư còn lại đều sở hữu từ 3,14 - 3,59% vốn điều lệ Nam A Bank.
Trước đó, vào tháng 12/2021, Nam A Bank cũng đã phát hành gần 57 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông theo tỷ lệ gần 12,49%.
Thông qua việc trả cổ tức bằng cổ phiếu và chào bán cổ phiếu riêng lẻ, Nam A Bank đã tăng lên 6.500 tỷ đồng.
Kết thúc năm 2021, lợi nhuận trước thuế của NamABank đạt 1.799 tỷ đồng, tăng 79% so với năm trước và vượt 28% kế hoạch đề ra.
Tổng tài sản Nam A Bank đến cuối năm 2021 tăng 14,1% lên 153.238 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 15,1%, đạt gần 102.653 tỷ đồng.
Tại thời điểm 31/12/2021, nợ xấu nội bảng của Ngân hàng ở mức 1.613 tỷ đồng, chiếm 1,57% tổng dư nợ. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn là gần 1.100 tỷ đồng, tăng 135%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm từ mức 114% xuống còn 79,5%.
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu NAB mở cửa phiên ngày 24/2 ở mức 20.700 đồng/cổ phiếu, tăng gần 10% trong một tháng qua.