Moody's cho biết, sự kết hợp giữa chính sách tiền tệ của Mỹ, sự căng thẳng của hệ thống ngân hàng và "bất kỳ hậu quả nào của sự bế tắc về trần nợ" đã góp phần làm cho các điều kiện tín dụng yếu kém ở các thị trường mới nổi, đồng thời nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đối mặt với một cuộc suy thoái nhẹ trong nửa cuối năm.
"Trọng tâm của nhiều người tham gia thị trường đã quay trở lại với triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu và lộ trình tương lai đối với lãi suất của Mỹ. Rủi ro đối với cơ sở của chúng tôi bao gồm liệu lạm phát của Mỹ có giảm xuống nhanh hay không và phản ứng của Fed đối với điều đó”, báo cáo của Moody's cho biết.
Moody's dự báo tăng trưởng sẽ giảm "tại hầu hết các thị trường mới nổi trong năm nay". Trong đó, các nhà xuất khẩu hàng hóa ở Trung Đông, châu Phi và châu Mỹ Latinh sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất, khi giá hàng hóa giảm do lo ngại suy thoái kinh tế và lo ngại về nguồn cung dư thừa.
Báo cáo cho biết: “Việc tăng giá hàng hóa (ngoại trừ quặng sắt) kể từ khi Trung Quốc mở cửa trở lại không như kỳ vọng nếu không muốn nói là tiêu cực”.
Moody's cho biết, các nền kinh tế cận biên có nguy cơ vỡ nợ cao hơn vì họ không thể khai thác thị trường quốc tế. Nhưng các thị trường này vẫn có một "mức độ ổn định", với tốc độ hạ xếp hạng tín nhiệm so với nâng cấp đang chậm lại.
Gần đây, Moody's đã hạ xếp hạng của Bolivia từ B2 xuống Caa1, Pakistan xuống Caa3 từ Caa1 và thay đổi triển vọng từ tiêu cực thành ổn định, và xếp hạng của Kenya từ B2 xuống B3. Ngoài ra, cơ quan xếp hạng này cũng đặt triển vọng của Ai Cập được xem xét hạ xếp hạng từ mức ổn định.