Theo thống kê của Ủy ban Chứng khoán nhà nước, trong 6 tháng đầu năm 2007, giao dịch của NĐT nước ngoài thể hiện xu hướng mua vào khá rõ trên cả 2 trung tâm giao dịch chứng khoán. Tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM, tổng khối lượng mua vào của NĐT nước ngoài là 184 triệu cổ phiếu, gấp 1,7 khối lượng bán ra. Con số này tại sàn Hà Nội là 29 triệu cổ phiếu, gấp 2,8 lần khối lượng bán ra.
Trong khi NĐT “nội” đang cạn kiệt vốn do vốn nhỏ, lại mắc ở cả cổ phiếu niêm yết và trên sàn OTC (mua vào khi giá cao, hiện chưa thể thu hồi vốn do thị trường đi xuống), thì NĐT “ngoại” có rất nhiều lợi thế, đặc biệt là NĐT Nhật Bản và các tổ chức tài chính lớn. Theo ông Hoàng Xuân Quyến, Giám đốc Nghiên cứu và Tư vấn đầu tư, Công ty Chứng khoán Tân Việt, hiện chưa đến thời điểm giải ngân (thông thường vào cuối quý III), nên NĐT nước ngoài chắc chắn còn rất nhiều tiền chưa tung ra. Xu hướng mua vào của họ cũng không có nghĩa là họ đang mua vào một cách ồ ạt. “NĐT nước ngoài còn đang chờ thời gian để kiểm nghiệm các nhận định của Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC) và Merrill Lynch về thị trường chứng khoán (CK) Việt
NĐT nước ngoài hoàn toàn có lý do khi thong thả chờ đợi để kiểm nghiệm như vậy, nhờ lợi thế dày vốn, dễ đa dạng hoá danh mục đầu tư và bình quân vốn, đồng thời yêu cầu lợi suất của họ thường thấp hơn so với NĐT trong nước.
Ngoài lý do đó, theo các chuyên gia, thời điểm này, NĐT nước ngoài chưa tung ra hết tiềm lực của mình, vì còn chờ đợi những điểm rõ ràng trong thủ tục chuyển tiền vào Việt
Trong bối cảnh đó, nhiều người đặt câu hỏi, liệu nhà nước có đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận từ cổ phần hoá và IPO?
Trước hết, chắc chắn doanh nghiệp thực hiện IPO cũng không chấp nhận bán ra với giá quá rẻ. Do đó, vấn đề là NĐT trong nước có đủ “lực” để gom hàng về hay không, khi tình trạng “kẹt” vốn hiện vẫn chưa được giải quyết? Trong khi đó, NĐT nước ngoài dày vốn, yêu cầu lợi suất thấp sẽ có điều kiện mua vào với giá vừa phải hoặc rẻ (so với khả năng của họ). Như vậy, số thu thặng dư vốn từ cổ phần hoá sẽ rất thấp và mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận từ cổ phần hoá của nhà nước sẽ khó thực hiện được như mong muốn.
Không những thế, việc NĐT nước ngoài mua cổ phiếu IPO với mức thấp sẽ tạo nên sức ép về giá đối với các cổ phiếu khác đã niêm yết, do NĐT nước ngoài thường so sánh các cổ phiếu cùng ngành hoặc cùng quy mô. Như vậy, không ai dám đảm bảo những cổ phiếu đã niêm yết không “theo chân” cổ phiếu của doanh nghiệp IPO chảy vào túi NĐT nước ngoài.
Vậy có nên tiếp tục thực hiện kế hoạch IPO như đã định hay không? Câu trả lời không đơn giản là nên hay không, vì lộ trình IPO là lộ trình gắn liền với cải cách hành chính và cải tổ doanh nghiệp. Vấn đề là phải có kế hoạch điều chỉnh IPO hợp lý kèm những giải pháp điều chỉnh thị trường cần thiết để IPO thắng lợi.
Ông Hoàng Xuân Quyến cho rằng, trước hết, tổ chức phát hành phải thực sự minh bạch thông tin và nhà nước cần có biện pháp kiểm soát chất lượng phát hành để bảo vệ cổ đông nhỏ. Thứ hai, cần có các biện pháp tăng tính thanh khoản cho thị trường (như chuyển chu kỳ T+3 thành chu kỳ T+1 và bảo vệ cổ đông nhỏ). Thứ ba, cần nhanh chóng có thông điệp dứt khoát về thuế chuyển tiền, thuế thu nhập trong lĩnh vực CK. Thứ tư, cần tăng cường giám sát về chất lượng và đạo đức nghề nghiệp của các tổ chức tư vấn cho tổ chức phát hành. Hiện chưa có cơ chế cụ thể và hiệu quả nào đảm bảo tính trung thực, minh bạch của tổ chức tư vấn, đảm bảo không có sự thông đồng, thoả thuận giữa tổ chức tư vấn và tổ chức phát hành và thiệt hại chỉ dồn lên NĐT.