Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 23 tại Thái Lan

Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 23 tại Thái Lan

HSBC: 3 kiến nghị phát triển hạ tầng bền vững tại Đông Nam Á

(ĐTCK) HSBC vừa đệ trình một số kiến nghị giúp Đông Nam Á có thể thu hút đầu tư tư nhân tốt hơn đối với các dự án mang tính bền vững cả về mặt kinh tế lẫn môi trường. 

Được trình bày trước các Bộ trưởng tài chính ASEAN ngày hôm nay (5/4) ngay trước hội nghị bộ trưởng thường niên, các kiến nghị đưa ra nhằm ứng phó tình hình biến đổi khí hậu đang gây ảnh hưởng lên khu vực cũng như nhu cầu đầu tư tư nhân ngày càng tăng để thu hẹp sự thiếu hụt vốn đầu tư cơ sở hạ tầng. 

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tình hình biến đổi khí hậu nếu không có các biện pháp khắc phục có thể làm giảm tổng sản lượng quốc nội (GDP) của khu vực xuống 11% đến cuối thế kỷ 21.

Hơn nữa, ADB cho rằng khu vực công của ASEAN có thể đáp ứng chưa đến 50% tổng lượng vốn đầu tư cần thiết. Để thu hẹp khoảng cách thiếu hụt này, các quốc gia thành viên ASEAN cần phải từng bước hành động nhằm khuyến khích sự tham gia nhiều hơn từ khu vực tư nhân trong đầu tư hạ tầng. 

Trong bộ tài liệu đệ trình có tiêu đề: ‘Đầu tư hạ tầng bền vững tại ASEAN’, HSBC đưa ra ba kiến nghị nhằm thu hút đầu tư tư nhân trong việc phát triển bền vững cơ sở hạ tầng tại ASEAN.

Đề nghị thứ nhất là Phát hành ‘Báo cáo Thực hiện Cơ sở hạ tầng bền vững” thường niên.

Tại thời điểm hiện tại, chưa có một báo cáo nào riêng biệt, chuyên sâu, chuẩn hóa và được công nhận để các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các ngân hàng phát triển và khu vực tư nhân có thể dùng để đánh giá tiến trình thực hiện cũng như xác định các cơ hội phát triển khu vực ASEAN. Hợp tác với các tổ chức đa phương, bản báo cáo sẽ cung cấp:

Một danh sách chia sẻ các kinh nghiệm và sáng kiến mà các quốc gia và các thành phố có thể cân nhắc áp dụng để mở rộng thu hút tài trợ các dự án hạ tầng bền vững.

Các báo cáo tiến độ định kỳ về môi trường đầu tư cũng như nỗ lực của các nước thành viên ASEAN trong việc khuyến khích đầu tư hạ tầng bền vững; và

Các đề nghị liên quan đến cách thức giúp thu hút đầu tư vào hạ tầng bền vững dựa trên các thước đo cụ thể và phản hồi từ các bên liên quan trong chính phủ, các tổ chức quốc tế và khu vực tư nhân.

Tiếp theo đó, HSBC đề nghị xây dựng một Mạng lưới Cơ sở hạ tầng Thành thị ASEAN.

Dựa trên Mạng lưới Thành phố Thông minh của ASEAN, Mạng lưới Cơ sở hạ tầng Thành thị ASEAN giúp cung cấp năng lực xây dựng cho các nhà lãnh đạo thành phố và lãnh đạo khu vực công, từ đó họ được trang bị tốt hơn để làm việc với khối tư nhân trong việc phát triển các dự án hạ tầng bền vững có khả năng hợp tác với các ngân hàng. Sáng kiến này có thể bao gồm:

Phát triển các bộ công cụ (biểu mẫu, mô hình, các nguồn tài nguyên hỗ trợ) dành cho các cán bộ viên chức sử dụng khi họ phát triển các dự án hạ tầng bền vững.

Các buổi đào tạo trực tiếp hoặc trực tuyến dành cho các các bộ viên chức về các chủ đề chính liên quan cơ sở hạ tầng bền vững, được phát triển dựa trên các chương trình đào tạo hiện có.

Tổ chức Hội nghị trường niên Các nhà Lãnh đạo Cơ sở hạ tầng Thành phố Thông minh cho các cán bộ viên chức tại các nước ASEAN nhằm kết nối và chia sẻ kinh nghiệm.   

Cuối cùng là đề nghị phát triển Bộ công cụ Tài chính chiến lược nhằm huy động nguồn vốn tư nhân tại ASEAN.

Hợp tác với các ngân hàng phát triển và khu vực tư nhân, bộ công cụ tài chính nhằm giúp chuẩn hóa các công cụ giúp giải quyết các rủi ro thường xảy ra liên quan đến các dự án hạ tầng bền vững cũng như đáp ứng được các yêu cầu của các nguồn tài trợ khác nhau cho các dự án đầu tư.

Làm việc với các ngành và các ngân hàng phát triển nhằm giới thiệu cách thức tiếp cận tài chính chiến lược nhằm kêu gọi trên diện rộng hơn các nhà đầu tư đang tìm kiếm lợi ích đầu tư trong dài hạn;

Làm việc với các ngân hàng phát triển quốc gia và quốc tế nhằm xây dựng các tiện ích và chương trình tập trung cho ASEAN.

Giám đốc các Hành lang thương mại khu vực châu Á Thái Bình Dương của HSBC Mukthar Hussain cho biết: ”Giải quyết các thách thức về môi trường không còn đơn thuần ở phạm vi đạo đức mà còn nằm ở khía cạnh kinh tế.

Phát triển cơ sở hạ tầng gắn với phát triển bền vững sử dụng đầu tư từ khu vực tư nhân và khu vực công là cách duy nhất giúp ASEAN giải quyết các thách thức do biến đổi khí hậu gây ra đối với các nền kinh tế trong khu vực này.

Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng lên các cá nhân, các quốc gia, doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Do đó, tìm kiếm và áp dụng các giải pháp hỗ trợ nên là sự nỗ lực từ nhiều phía bao gồm các ngân hàng toàn cầu như HSBC. Chúng tôi hy vọng những kiến nghị này là sự đóng góp hữu ích nhằm đưa ra các giải pháp hữu hiệu trong dài hạn.”

Ước tính trong vòng 15 năm tới, sẽ cần tới khoảng 100 ngàn tỷ đô la Mỹ để đầu tư vào hạ tầng bền vững mới trên toàn cầu - bao gồm tài trợ cho hạ tầng năng lượng sạch, giao thông bền vững, hiệu quả năng lượng và quản lý chất thải - để có thể đáp ứng được mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu nhằm giới hạn gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức dưới 2 độ C.

Cam kết thứ ba theo Hiệp định Paris là “dòng chảy tài chính phải nhất quán với lộ trình tiến tới khí thải nhà kính thấp và tăng trường không ảnh hưởng khí hậu”.

Đông Nam Á đã tiến hành những bước đi quan trọng nhằm khai phá tiềm năng đầu tư từ khối tư nhân trong việc giải quyết biển đổi khí hậu.

Những bước đi này bao gồm: Đưa vào áp dụng bộ Tiêu chuẩn Trái phiếu xanh ASEAN vào tháng 11/2017 tại Diễn đàn thị trường vốn ASEAN. Động thái này tạo lập bộ khung chuẩn để phát triển các loại trái phiếu xanh mới trong lúc tăng cường sự minh bạch, tính nhất quán và đồng bộ của những thương vụ phát hành. Tiếp đó là việc giới thiệu bộ Tiêu chuẩn Trái phiếu xã hội ASEAN và bộ Tiêu chuẩn Trái phiếu bền vững ASEAN vào tháng 10/2018.

Năm ngoái, Malaysia đã đặt mục tiêu tăng tỷ lệ điện từ nguồn năng lượng tái tạo lên 20% cho tới năm 2030.

Indonesia công bố việc điều chỉnh chính sách tài khóa để khuyến khích sản xuất các phương tiện đi lại thân thiện với môi trường.

Việt Nam đang tiến tới hoàn thành một số dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời công suất lớn vào cuối năm nay.

Vào tháng 3/2019, Philippines (cùng với Bhutan, Mông Cổ và Việt Nam) đã ký Hiệp ước hợp tác Nam - Nam để tiếp cận nguồn tài chính hỗ trợ giải quyết biến đổi khí hậu, đặc biệt là Quỹ khí hậu xanh (GCF). Hiệp ước kêu gọi những cam kết cao nhất về mặt chính sách để ứng phó với biến đổi khí hậu và theo đuổi tăng trưởng xanh như một ưu tiên cấp thiết.  

Ngân hàng Trung Ương Singapore đã đưa ra Kế hoạch hỗ trợ trái phiếu xanh Singapore vào tháng 6/2017 cung cấp gói hỗ trợ tài chính về phí tư vấn liên quan tới bảo lãnh tài trợ xanh.

Thái Lan lên kế hoạch xây dựng các trang trại năng lượng mặt trời nổi lớn nhất trên thế giới để phục vụ nền kinh tế lớn thứ hai tại Đông Nam Á và thúc đẩy tỷ lệ sử dụng năng lượng sạch của đất nước
Tin bài liên quan