Cuộc Tọa đàm được tổ chức theo sáng kiến của Báo Đầu tư và Vụ Pháp che, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong ảnh: TS. Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Biên tập Báo Đầu tư phát biểu khai mạc cuộc Tọa đàm sáng 30/8/2012
Cuộc hội thảo khoa học này đã trở nên sôi nổi và mang đầy hơi thở thực tiễn khi Chủ tịch Mekophar khẳng định, việc Mekophar hủy niêm yết không phải để tái cơ cấu, mà muốn tạo áp lực để các cơ quan lập pháp phải thay đổi định nghĩa về DN có vốn ĐTNN.
Hiểu thế nào là DN có vốn ĐTNN? DN có vốn ĐTNN đến tỷ lệ sở hữu bao nhiêu thì nên hạn chế về ngành nghề? Đó là 2 câu hỏi lớn nhà quản lý, chuyên gia và các DN bàn luận tại Cuộc tọa đàm.
“Khái niệm không rõ ràng, mỗi nơi thực hành một kiểu”
Ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển, UBCK Hiện nay, cách hiểu thông thường là NĐT nước ngoài dù nắm ít 3 - 5% cổ phần tại một DN, nhưng nếu tham gia điều hành, quản lý thì coi là NĐT trực tiếp. Trong khi nếu họ nắm đến 49% mà không tham gia điều hành thì vẫn là NĐT gián tiếp. Liên quan đến Mekophar, do DN niêm yết trên HOSE và có 4,7% sở hữu là của NĐT nước ngoài, nên Sở KH&ĐT TP. HCM đã không chấp nhận cho DN này được mở thêm cơ sở kinh doanh để phân phối sản phẩm. Thực tế, trên sàn niêm yết có tới 21 DN ngành dược, trong đó có 4 - 6 công ty có vốn của NĐT nước ngoài lên tới 49% nhưng họ vẫn hoạt động phân phối dược phẩm bình thường. Ở đây, tôi muốn nói rằng, cách thực thi văn bản luật của các địa phương khác nhau đang khác nhau. DN kêu lên UBCK, UBCK có công văn hỏi các bộ ngành, nhưng câu trả lời cho vấn đề Mekophar vẫn bỏ ngỏ. Mekophar đã hủy niêm yết, nhưng vấn đề Mekophar vấp phải thì không dừng lại, bởi mấu chốt là chúng ta phải có 1 định nghĩa rõ ràng, nhất quán thế nào là DN có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện UBCK đang xin ý kiến (lần 2) các bộ, ngành về văn bản thay thế Quyết định 55 của Thủ tướng Chính phủ. Quan điểm của chúng tôi là DN có trên 49% vốn nước ngoài thì được gọi là DN nước ngoài, dù DN này vẫn là pháp nhân Việt Nam. |
||
“Vướng mắc chủ yếu liên quan đến việc không thống nhất về thủ tục áp dụng Luật” Ông Quách Ngọc Tuấn, Vụ phó Vụ Pháp chế, Bộ KH&ĐT Vướng mắc chủ yếu liên quan đến quy định DN có vốn ĐTNN là việc không thống nhất trong việc áp dụng thủ tục, điều kiện đầu tư đối với DN có ĐTNN có sở hữu của NĐT nước ngoài dưới 49%. Đồng thời cũng không thống nhất trong việc thống kê, theo dõi, giám sát DN có vốn ĐTNN có sở hữu của NĐT nước ngoài dưới 49%. Để giải quyết những tồn tại trên, có thể thực hiện theo hai phương án. Phương án 1: Quy định DN có vốn ĐTNN là DN có sở hữu của NĐT nước ngoài từ 51% trở lên. Phương án 2: Quy định DN có vốn ĐTNN là DN có sở hữu của NĐT nước ngoài từ 10% trở lên. Nếu thực hiện theo phương án 1 thì sẽ tương thích với các quy định hiện hành của Việt
|
||
“Thật vô lý khi DN bị hạn chế kinh doanh chỉ vì có 4,7% vốn ngoại”
Ông Nhữ Đình Hòa, Tổng giám đốc CTCK Bảo Việt |
||
“Mekophar hủy niêm yết vì muốn cơ quan lập pháp nhìn ra vấn đề”
Bà Huỳnh Thị Lan, Chủ tịch Mekophar Từ đó đến nay, đúng tròn 2 năm, chúng tôi gửi rất nhiều công văn đến các cơ quan chức năng để nói rằng, quy định DN có cổ đông ngoại là DN có vốn ĐTNN là phi lý khi bản thân Mekophar hiện có cổ đông Nhà nước nắm đến 30% vốn, trưởng thành từ DNNN được cổ phần hóa vào năm 2002. Sau rất nhiều sự chờ đợi, chúng tôi đã không thể chờ thêm nữa, nên tháng 7/2012 quyết định hủy niêm yết. Mục đích là để tái cơ cấu cổ đông nước ngoài, nhưng mong mỏi lớn hơn là các cơ quan lập pháp cần nhìn ra sự bất hợp lý để sớm sửa lại cho chuẩn mực, tạo môi trường đầu tư nhất quán và an toàn cho các DN. Khi quyết định rời sàn, chúng tôi đã chấp nhận đi lùi một bước, đã phải xin ý kiến của 900 cổ đông và cũng đã ý thức được vô vàn khó khăn khi DN hủy niêm yết. Khó khăn trước mắt là cổ đông của Công ty không chuyển nhượng được cổ phiếu (cổ phiếu MKP vẫn lưu ký tại VSD), hiện chúng tôi đang xin UBCK hướng dẫn vấn đề này. Chúng tôi đã sơ suất không đọc kỹ các văn bản luật, nếu hiểu rằng, DN có 1 đồng của cổ đông ngoại cũng bị coi là DN có vốn ĐTNN và bị hạn chế về ngành nghề thì không bao giờ tôi đưa Mekophar lên niêm yết. Vấn đề tôi muốn nói là quy định pháp lý không chuẩn, DN nói chung, DN ngành dược nói riêng rất cần cổ đông ngoại vào để hỗ trợ phát triển, chứ không thể khi họ vào, dù chỉ là 1 đồng vốn, là DN bị hạn chế kinh doanh. Tôi mong các bộ, ngành sớm sửa quy định này. Tôi khẳng định, khi vướng mắc pháp lý được giải tỏa, chúng tôi sẽ lập tức xin niêm yết cổ phiếu trở lại để tạo điều kiện cho các cổ đông được giao dịch và hoạt động của DN được minh bạch hơn. |
||
“Không phải chỉ 1 mà ít nhất 5 khái niệm không rõ ràng” Luật sư Đặng Dương Anh, Công ty Luật Vilaf Hồng Đức Liên quan đến khái niệm DN có vốn ĐTNN, căn cứ theo Điều 29.4 Luật Đầu tư, các luật sư tư vấn hay vận dụng quan điểm DN có có trên 49% vốn góp là nhà ĐTNN. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều cơ quan nhà nước áp dụng quan điểm DN có bất kỳ phần vốn góp nào do nhà ĐTNN góp (kể cả tỷ lệ 1%) cũng được coi là DN có vốn ĐTNN. Hệ quả là phạm vi kinh doanh của các DN bị hạn chế và DN phải chịu rủi ro áp dụng luật pháp không thống nhất. Theo chúng tôi, cần quy định lại là DN có vốn ĐTNN là doanh nghiệp do nhà ĐTNN kiểm soát. Các DN khác nên được áp dụng chung quy định với DN trong nước. |