Hệ quả xấu khi mô hình kinh tế chia sẻ như Uber, Airbnb, Agoda… bị biến tướng

Hệ quả xấu khi mô hình kinh tế chia sẻ như Uber, Airbnb, Agoda… bị biến tướng

Nền tảng kết hợp trên Internet đã cho ra đời các mô hình kinh tế chia sẻ như Uber, Airbnb, Agoda… nhưng sẽ ra sao nếu những mô hình này bị biến tướng?

Mô hình kinh tế chia sẻ bị biến dạng

Kinh tế chia sẻ (sharing economy) là hoạt động tái thiết kinh tế, trong đó các cá nhân ẩn danh có thể sử dụng các tài sản nhàn rỗi (bao gồm cả các tài sản vô hình như kỹ năng cá nhân và thời gian rảnh rỗi), được sở hữu bởi các cá nhân khác thông qua các nền tảng kết hợp trên Internet.

Như Airbnb, là nền tảng công nghệ giúp kết nối giữa những người cho thuê/chia sẻ chỗ ở với những người có nhu cầu như khách du lịch. Hay Uber, ban đầu là bên thứ ba, kết nối những người muốn đi nhờ xe với những người sở hữu phương tiện di chuyển rảnh rỗi.

Mục đích của Airbnb hay Uber là nhằm khai thác quỹ thời gian, tài sản nhàn rỗi của cá nhân, cung cấp cho người có nhu cầu sử dụng, đem lại lợi ích cho cả chủ sở hữu, người dùng và cả nhà cung cấp dịch vụ công nghệ. 

Ở góc nhìn của những người làm công nghệ, sự phổ biến của Uber, Airbnb là viễn cảnh xây dựng xã hội sáng tạo dựa trên công nghệ và kỹ thuật số.

“Kinh tế chia sẻ đang và sẽ mang lại nhiều hiệu quả tiềm năng tại Việt Nam như mang đến trải nghiệm mới, đồng thời đóng góp vào tăng trưởng kinh tế; tận dụng tài nguyên nhàn rỗi một cách hiệu quả; đẩy mạnh kinh tế vùng địa phương.

Đồng thời, kinh tế chia sẻ giúp đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, hướng tới xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hòa nhập với xu hướng phát triển cách mạng công nghiệp 4.0 của thế giới”, ông Lại Việt Anh, Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công thương) nhận định.

Nhưng, sẽ ra sao nếu mô hình kinh tế chia sẻ biến tướng?

Cạnh tranh không công bằng

Mô hình kinh tế chia sẻ đã bị biến dạng, không giống mục đích ban đầu. Giờ đây, người ta đã coi là Uber, Airbnb là mô hình đầu tư mới, dựa trên nền tảng công nghệ Internet chứ không phải đây là mô hình kinh tế chia sẻ.

Các mô hình này đang phá vỡ, xung đột lợi ích với các ngành nghề kinh doanh truyền thống, họ bị tố cáo sử dụng nguồn vốn khổng lồ huy động được, trợ giá, tạo ra lợi thế cạnh tranh không công bằng.

Hình thức kinh doanh này dù thua lỗ nặng, nhưng liên tục được đầu tư, bơm tiền hạ giá, gây bất bình đẳng đối với các loại hình kinh doanh truyền thống.

Bên cạnh đó, mô hình kinh doanh mới này, nếu biến tướng như ở Việt Nam, sẽ tạo ra một lượng lớn người lao động “nghèo khổ” - không có quyền lợi về bảo hiểm sức khỏe, bảo đảm công việc và những giao dịch ngang hàng sẽ làm gia tăng bất bình đẳng.

Nó phá vỡ các gói công việc, cũng đồng thời phá vỡ các quyền lợi liên kết, từ việc chăm sóc sức khỏe đến bảo hiểm, từ khâu đào tạo đến nâng cao tay nghề và cả những động cơ thăng tiến.

Các mô hình này đang phá vỡ, xung đột lợi ích với các ngành nghề kinh doanh truyền thống, họ bị tố cáo sử dụng nguồn vốn khổng lồ huy động được, trợ giá, tạo ra lợi thế cạnh tranh không công bằng.

Đây chính là thất bại xã hội lớn nhất của mô hình kinh tế này khi chính nó không định hình nên được một lực lượng lao động cho chính mình.

Điều gì sẽ xảy ra khi hàng chục ngàn lao động không được bảo hiểm, không được nâng cao tay nghề, không có phúc lợi xã hội?

Trên thế giới, mô hình kinh tế chia sẻ đang có dấu hiệu thoái trào và gặp phải sự phản ứng dữ dội của cộng đồng, của nhiều quốc gia.

Tại Việt Nam cũng vậy, mô hình kinh tế chia sẻ như Uber, Airbnb đang đặt ra nhiều thách thức đối với các nhà quản lý trong việc tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, bảo đảm hài hòa lợi ích đối với các mô hình kinh doanh dịch vụ truyền thống; kiểm soát việc minh bạch về thông tin; quản lý giao dịch điện tử, thanh toán quốc tế về thương mại bằng thẻ; quản lý chất lượng dịch vụ, sản phẩm; chống thất thoát thuế.

Nếu khung pháp lý đối với kinh tế chia sẻ chưa được định hình rõ ràng để dung hòa lợi ích giữa các mô hình kinh tế, thì mâu thuẫn giữa các công ty như Uber, Airbnb với doanh nghiệp truyền thống, người lao động chưa được giải quyết.

Mô hình kinh tế chia sẻ đang ẩn chứa nhiều mầm mống rủi ro, trên thực tế, nhiều start-up mô hình kinh tế chia sẻ đang thua lỗ nặng, như Uber đang lỗ lũy kế hơn 4,5 tỷ USD, hoặc phá sản, sáp nhập như ở Trung Quốc.

Điều đó cho thấy, start-up mô hình kinh tế chia sẻ nếu không hoạt động đúng mục đích sẽ phải lụi tàn.

Tin bài liên quan