Goldman Sachs: Làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2 sẽ khiến Fed xem xét lại lãi suất âm

(ĐTCK) Một yếu tố có thể thúc đẩy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quan tâm đến lãi suất âm thay vì bác bỏ như giai đoạn hiện tại là Covid-19 bùng phát trở lại, nhưng đây không phải một chính sách hữu hiệu, theo Goldman Sachs.
Chủ tịch Fed Jerome Powell

Chủ tịch Fed Jerome Powell

Chủ tịch Fed Jerome Powell trong ngày thứ Tư (13/4) cho biết, Fed không xem xét đến lãi suất âm vào thời điểm này ngay cả khi một số ngân hàng trung ương khác đang xem xét vấn đề này.

Khi được hỏi điều gì có thể thay đổi suy nghĩ của Fed về lãi suất âm, Zach Pandl, Trưởng bộ phận Thị trường ngoại hối, lãi suất và chiến lược thị trường mới nổi tại Goldman Sachs cho rằng, làn sóng lây nhiễm thứ 2 của Covid có thể cản trở đà hồi phục của nền kinh tế mà nhiều nhà phân tích và nhà đầu tư đang kỳ vọng.

“Nếu nền kinh tế đối diện với một vấn đề lớn khác khi mà làn sóng lây nhiễm thứ 2 (Covid-19) xuất hiện, tôi cho rằng điều này sẽ khiến Fed quan tâm đến lãi suất âm”, ông nói.

"Tuy nhiên, ngay cả khi kịch bản này xảy ra, tôi cho rằng, chính sách tài khoá chỉ là bước đi đầu tiên. Tôi không nghĩ rằng áp dụng mức lãi suất âm là hữu dụng trong môi trường hiện tại.

Nhưng các nhà hoạch định chính sách vẫn có thể muốn áp dụng một thứ gì đó mới mẻ nếu nền kinh tế thực sự phải trải qua kịch bản đó. Do đó, có thể họ sẽ xem xét đến lãi suất âm mặc dù tôi cho rằng hiệu quả của nó khá thấp”, Pandl nói thêm.

Tuy nhiên, chuyên gia này cũng không giải thích lý do tại sao lãi suất âm lại không có tác dụng lớn. Nhiều nhà phân tích vẫn đang nghi ngờ về hiệu quả của chính sách này khi chứng kiến các quốc gia ở châu Âu và Nhật Bản vẫn đang tiếp tục đấu tranh với tăng trưởng kinh tế sau khi áp dụng mức lãi suất âm sau nhiều năm.

Sức mạnh của đồng USD sẽ không kéo dài

Chỉ số giá đồng USD đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh so với một rổ các đồng tiền của các quốc gia lớn đã tăng mạnh sau khi Chủ tịch Fed đưa ra quan điểm rằng sẽ không có lãi suất âm.

Đồng USD vẫn tiếp tục tăng mạnh trong những tuần gần đây do nhà đầu tư tìm kiếm những tài sản an toàn sau khi đại dịch phá huỷ nền kinh tế toàn cầu.

Nhưng theo Pandl, nền kinh tế có thể hồi phục trong những năm tới sẽ làm giảm đi sức mạnh của đồng USD. Ông cũng giải thích, việc đồng USD đang bị định giá quá giá trị hơn 20% nên việc đồng USD giảm trở lại là điều thiết yếu sẽ xảy ra.

“Lãi suất ở Mỹ là một trong những nhân tố chính giữ giá cho đồng USD trong nhiều năm qua và yếu tố này hiện tại đã không còn nhiều sức ảnh hưởng do lãi suất thị trường Mỹ hiện tại đang ở gần mức thấp mà chúng ta có thể nhìn thấy so với phần còn lại của thế giới”, ông nói.

Tin bài liên quan