Sau kỳ nghỉ lễ dài ngày, nhà đầu tư trở lại với thị trường chứng khoán bằng động thái ồ ạt bán ra cổ phiếu ngay khi cửa phiên phiên giao dịch sáng đầu tiên của tháng 5/2021, khiến VN-Index giảm gần 30 điểm trong đợt khớp lệnh xác định giá mở cửa (ATO). Thực tế, có nhiều lý do tác động tới tâm lý nhà đầu tư, trong đó chủ yếu là do e ngại dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại bên cạnh hiệu ứng “Sell in May”.
Tuy nhiên, sau nhịp giảm mạnh này, tâm lý nhà đầu tư đã trở nên bình tĩnh hơn nên áp lực bán giảm dần, cộng với việc cung giá cao vẫn được hấp thụ tốt ở nhiều mã, đặc biệt là nhóm cổ phiếu trụ được kéo tăng, giúp hạn chế đáng kể đà giảm của VN-Index.
Trong phiên chiều, nhóm cổ phiếu trụ tiếp tục được dòng tiền ưu ái đã giúp VN-Index đảo chiều thành công, cho dù số mã giảm vẫn chiếm ưu thế so với số mã tăng. Trong bối cảnh thị trường diễn biến “xanh vỏ, đỏ lòng”, sức cầu mạnh mẽ được giữ ổn định, giúp thanh thị trường tăng cao.
Đóng cửa, với 154 mã tăng và 263 mã giảm, VN-Index tăng 2,81 điểm (+0,23%) lên 1.242,2 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 794,92 triệu đơn vị, giá trị 21.413,33 tỷ đồng, tăng 12% về khối lượng và 11% về giá trị so với phiên 29/4. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 84 triệu đơn vị, giá trị hơn 2.263 tỷ đồng.
Nhận được lực cầu mạnh mẽ, nhóm cổ phiếu bluechip giao dịch tích cực, nổi bật nhất là các mã ngân hàng với TCB khi tăng tới 5,9% lên 43.400 đồng, CTG cũng tăng mạnh 5,4% lên 43.000 đồng, các mã MBB, TPB, VPB… tăng từ 2-3%.
Ngoài ra, nhiều cổ phiếu bất động sản – xây dựng cũng tăng tốt như HPG +2,9% lên 59.800 đồng, KDH +5,1% lên 36.950 đồng, PDR +4% lên 73.000 đồng, VICvà NVL đã đảo chiều tăng điểm, trong đó VIC +2% lên 133.600 đồng… hay TCH cũng có phiên tăng mạnh 3,9% lên 22.550 đồng với thanh khoản 5,8 triệu đơn vị, FPT +2,5% lên 82.900 đồng…
Các VCB, HDB, ACB, MSB, OCB…, hay VRE, VHM, POW, MSN, VNM… vẫn giữ sắc đỏ, nhưng mức giảm đã hạn chế hơn so với cuối phiên sáng.
Về thanh khoản, STB khớp lệnh cao nhất rổ VN30 với 54,3 triệu đơn vị và đứng thứ 2 sàn HOSE, kết phiên đảo chiều tăng 0,8% lên 24.100 đồng. Tiếp đó là TCB và HPG với lượng khớp 32,99 triệu và 31,74 triệu đơn vị. Các mã CTG, VPB và MBB khớp từ 24-25 triệu đơn vị.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, ROS không còn giảm sàn, nhưng mức giảm vẫn lớn -6,8% về 6.000 đồng, khớp lệnh hơn 59,36 triệu đơn vị, dẫn đầu HOSE. FLC cũng giảm mạnh 5,4% về 10.450 đồng, khớp lệnh 37,22 triệu đơn vị. Các mã ITA, DLG, HAG, HNG, HAI, TTF, DXG, HBC, LDG… giảm từ 2-6%, khớp lệnh từ 5-13 triệu đơn vị.
Các mã HQC, VIX, SJF, HAR… tiếp tục nằm sàn, trong đó HQC khớp hơn 24 triệu đơn vị, giảm về 3.610 đồng. Ngược lại, các mã DGC, SHI, GIL… duy trì sắc tím, nhưng thanh khoản thấp, từ 1-2 triệu đơn vị khớp lệnh.
Trong khi đó, TDP bất ngờ được đẩy mạnh trong phiên chiều, đóng cửa ở mức cao nhất ngày 28.100 đồng, tăng 3,5%.
Trên sàn HNX, do các trụ đỡ không thể phục hồi nên HNX-Index tiếp tục chìm trong sắc đỏ trong phiên chiều, thanh khoản cải thiện.
Đóng cửa, với 76 mã tăng và 164 mã giảm, HNX-Index giảm 4,04 điểm (-1,43%) xuống 277,71 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 102,4 triệu đơn vị, giá trị 1.861,3 tỷ đồng, tăng 20% về khối lượng và 9% về giá trị so với phiên 29/4. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 1,85 triệu đơn vị, giá trị 45,54 tỷ đồng.
Rổ HNX30 chỉ còn 7 mã tăng, nhưng không mã nào tăng đến 1%, trong đó có NVB +0,6% lên 17.000 đồng, SHS +0,7% lên 27.600 đồng, MBS +0,9% lên 23.600 đồng…, còn lại hầu hết là giảm điểm, trong đó SHB -4% xuống 26.300 đồng, PVS -2% xuống 19.700 đồng, TNG -2,8% xuống 20.700 đồng…
Thanh khoản SHB cao nhất sàn với hơn 14 triệu đơn vị khớp lệnh, các mã NVB, SHS, PVS khớp lừ 5-6 triệu đơn vị.
KLF giảm sàn về 5.000 đồng (-9,1%), khớp lệnh cao thứ 2 sàn HNX với 11,7 triệu đơn vị.
Ngược lại, ART tăng trần lên 9.100 đồng (+9,6%), khớp lệnh cao thứ 3 với 9,78 triệu đơn vị.
Trên UPCoM, chỉ số UPCoM-Index cũng chìm trong sắc đỏ trong suốt phiên giao dịch, nhưng mức giảm không còn mạnh như phiên sáng, thanh khoản tăng.
Đóng cửa, với 104 mã tăng và 179 mã giảm, UPCoM-Index giảm 0,82 điểm (-1,01%) xuống 79,86 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 41,07 triệu đơn vị, giá trị gần 634,79 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% về khối lượng và 17% về giá trị so với phiên 29/4. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,1 triệu đơn vị, giá trị 60,93 tỷ đồng.
Một số mã vẫn lác đác sắc xanh tại DDV tăng 3,9% lên 11.300 đồng hay điểm nhấn LTG vẫn tăng kịch trần +14,9% lên 34.800 đồng, đều khớp hơn 1 triệu đơn vị.
Còn lại đều giảm như BSR -4% xuống 14.300 đồng, khớp hơn 6,98 triệu đơn vị - dẫn đầu sàn; OIL -2,4% xuống 12.000 đồng, khớp xấp xỉ 1 triệu đơn vị, SBS -6,1% xuống 7.500 đồng, BVB -1,4% xuống 13.400 đồng…
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều tăng, trong đó mã VN30F2105 tăng 19 điểm (+1,46%), lên 1.320 điểm, với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 193.972 đơn vị, khối lượng mở 31.451 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, mã CHPG2108 có thanh khoản mạnh nhất với 1.320.700 đơn vị, đóng cửa tăng 4,9% lên 7.406 đồng/CP