EVN bán 5,25% vốn ABBank cho Geleximco đưa Geleximco trở thành cổ đông nắm lượng lớn cổ phần của ABBank.

EVN bán 5,25% vốn ABBank cho Geleximco đưa Geleximco trở thành cổ đông nắm lượng lớn cổ phần của ABBank.

EVN thoái vốn giúp ABBank về một đầu mối

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã không ít lần công bố kế hoạch thoái vốn khỏi ABBank. Việc này cuối cùng đã xảy ra, và xảy ra khá đặc biệt.

EVN bán 25,2 triệu cổ phần, tương đương 5,25% vốn ABBank cho Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco) đưa Geleximco trở thành cổ đông nắm lượng lớn cổ phần của ABBank. Điều đánh quan tâm là ông Vũ Văn Tiền, chủ tịch ngân hàng An Bình cũng đang là chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Geleximco.

Ngày 20/12 vừa qua, Tập đoàn Điện lực (EVN) thông báo đã thỏa thuận xong việc bán 25,2 triệu cổ phần, tương đương 5,25% vốn Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) cho một cổ đông lớn khác của ABBank là Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco). Giá chuyển nhượng là 10.000 đồng/cp, bằng giá gốc và giúp EVN thu về 252 tỷ đồng.

 

Việc EVN rút vốn khỏi ABBank được đánh giá là một thương vụ đình đám trong ngành ngân hàng năm 2013.

Sau khi bán cổ phần ABBank, EVN chỉ còn nắm giữ hơn 76,8 triệu cổ phiếu ABBank, tương đương 16,02% vốn điều lệ ngân hàng.

 

Sau cuộc chuyển giao này, Geleximco đã nắm lượng lớn cổ phần của ABBank, tổng cộng 12,25% vốn điều lệ ABBank (7% trước khi mua từ EVN), ông Vũ Văn Tiền, chủ tịch ngân hàng An Bình cũng đang là chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Geleximco.

 

Việc chủ doanh nghiệp làm chủ ngân hàng đã được nhiều chuyên gia kinh tế phân tích trước đó. TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho biết, cần có lựa chọn, giải pháp khác mạnh hơn để dứt khoát đưa các ông chủ doanh nghiệp ra khỏi hệ thống tài chính.

 

Về vấn đề này, TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho biết, nhiều quốc gia trên thế giới có quy định nhằm hạn chế xung đột lợi ích giữa các cổ đông lớn của ngân hàng và các doanh nghiệp sân sau, song vẫn có tình trạng lách luật. Ở Việt Nam , tình trạng này còn nan giải hơn, do Việt Nam có rất ít kinh nghiệm trong quản lý sở hữu chéo.

 

Liên quan đến việc xử lý sở hữu chéo ngân hàng, tại hội nghị toàn ngành Ngân hàng diễn ra vào ngày 18/12 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết tình trạng sân sau, sở hữu chéo, ngân hàng cho công ty của mình vay đổ vào bất động sản, gây ra nợ xấu phải chấn chỉnh.

 

“Sở hữu chéo có lũng đoạn ngân hàng, nhưng giải quyết bằng cách gì? Bằng văn bản pháp quy chứ bằng cách gì! Trước hết, làm sao có giải pháp gì kiểm soát chặt chẽ, HĐQT bỏ vốn vào đây, rút tiền làm sân sau đầu tư, thực tế xã hội như thế thì ngăn bằng gì, chuyện rút vốn của cổ đông lớn phải bằng luật pháp. Thấy không lành mạnh rồi thì phải ngăn, phải hoàn thiện thể chế”, Thủ tướng gợi ý.

Hai ngân hàng tài trợ 150 triệu USD cho dự án dầu khí

 

Ngày 23/12, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) đã tài trợ 150 triệu USD cho Dự án thăm dò khai thác dầu khí lô 10&11-1 ngoài khơi của Việt Nam do Tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) làm chủ đầu tư.

 

Theo đó, Sở giao dịch của Vietcombank làm đầu mối với tỷ lệ cho vay là 83,5% (tương đương 125,25 triệu USD) và SeABank là 16,5% (tương đương 24,75 triệu USD).

 

Lễ ký kết này cũng chính thức đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ hợp tác lâu dài và toàn diện giữa Vietcombank, SeABank với PVEP, mở ra các cơ hội hợp tác mới để phát huy các lợi thế, khai thác tốt tiềm năng hiện có của các bên. Lãnh đạo các ngân hàng thương mại cũng cho biết sẽ tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ về vốn cho ngành dầu khí cho PVEP nói riêng và ngành dầu khí nói chung.

 

 

>> Cận cảnh sở hữu chéo

>> Nới room sẽ làm gia tăng sở hữu chéo

>> Ẩn họa sở hữu chéo!