Theo đó, Điện Quang bị xử lý vi phạm về thuế năm 2015 - 2017 và các khoản phải nộp khác với tổng số tiền 37,93 tỷ đồng.
Bao gồm, số tiền nộp vào ngân sách nhà nước (tiền thuế truy thu, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế) là 1,22 tỷ đồng; nộp vào quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp số tiền 6,71 tỷ đồng (số tiền lãi vay BIDV được miễn, giảm sau khi công ty đã nộp NSNN và chia cổ tức cho phần vốn Nhà nước); nộp vào tài khoản tạm giữ của Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính 30 tỷ đồng (số tiền thu được giữa Điện Quang với Công ty Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam).
Đồng thời, Điện Quang có trách nhiệm nộp kịp thời, đầy đủ số tiền trên trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, nếu nộp chậm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Mới đây, Điện Quang đã công bố báo cáo thường niên năm 2018, trong đó đưa ra kế hoạch kinh doanh năm 2019 với mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất 1.200 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 60 tỷ đồng, giảm 50% so với kết quả đạt được năm 2018. Phấn đấu chia cổ tức tỷ lệ 15%.
Năm 2018, Công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 1.187 tỷ đồng, tăng mạnh 12% so với năm 2017 và vượt 2% mục tiêu kế hoạch đã đặt ra. Lợi nhuận sau thuế 89 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 92,7 tỷ đồng.
Trên sàn chứng khoán, trong những phiên gần đây, cổ phiếu DQC giao dịch thiếu tích cực khi đón nhận phiên giảm điểm thứ 5 liên tiếp với mức giảm hơn 14,3%, trong đó phiên sáng 16/4 giảm 4,3% và tạm đứng tại mức giá 22.400 đồng/CP.