Câu hỏi mà ông Ken Tai đặt ra cũng là vấn đề chung mà giới đầu tư chứng khoán Việt
Theo quan điểm đầu tư giá trị, cổ phiếu phải đáp ứng điều kiện có giá trị "thực" thấp hơn giá thị trường. Giá trị thực được tính trên cơ sở dự đoán mức sinh lời các năm tiếp theo của DN và mô hình thường được sử dụng là mô hình chiết khấu dòng tiền (DCF). Một trong lý do khiến người ta sử dụng phương pháp DCF là sẽ không ai bỏ tiền ra mua cổ phiếu nếu số tiền thu về trong tương lai không lớn hơn chi phí bỏ ra ở hiện tại.
Một ví dụ điển hình của việc đầu tư theo giá trị đó là đầu tư vào cổ phiếu Microsoft. Theo thống kê của Investopedia, NĐT mua cổ phiếu của Microsoft khi DN này phát hành cổ phiếu lần đầu vào năm 1986 thì đến đầu năm 2004, tỷ lệ sinh lời đã đạt tới 35.000%. Trong khi đó, nếu đầu tư theo chỉ báo của phân tích kỹ thuật, con số sinh lời thấp hơn rất nhiều.
Còn với đầu tư kiểu lướt sóng, yếu tố hậu thuẫn nhiều cho NĐT theo trường phái này là thông tin và tâm lý thị trường ảnh hưởng rất lớn đến giá cổ phiếu. Diễn biến trên TTCK Việt
Mỗi phương pháp đầu tư đều có những điểm mạnh và điểm yếu nhất định. Không ít NĐT mắc phải sai lầm khi cho rằng, đầu tư dài hạn thì không cần quan tâm đến diễn biến thị trường hay lướt sóng thì không cần quan tâm đến giá trị nội tại. Nhìn vào diễn biến TTCK Việt Nam trong 2 năm vừa qua có thể thấy, nếu may mắn thì NĐT lướt sóng theo từng giai đoạn nhất định có thể kiếm lời tới 200%, trong khi những NĐT giá trị (dài hạn) thì bình quân cả thị trường lại giảm tới 40 - 50%. Vì vậy, đầu tư dài hạn hay lướt sóng phụ thuộc vào sự am hiểu DN định đầu tư và cả sự nhạy cảm thị trường.
Dù đầu tư giá trị hay lướt sóng vẫn có điểm chung mà Buffett và Soros cùng rút ra là: "Nếu đầu tư theo tin đồn, chúng tôi sẽ phá sản nhanh chóng". Một kinh nghiệm mà những người thân tín trong công việc của 2 ông đã tổng kết nên, đó là: mấu chốt thành công của 2 huyền thoại đầu tư này là dự đoán tốt diễn biến tình hình tài chính, nhân sự và môi trường kinh doanh của DN cũng như diễn biến thị trường trong tương lai.