Bị cáo Phạm Thanh Tân, nguyên Tổng giám đốc Agribank (ảnh chụp qua màn hình)

Bị cáo Phạm Thanh Tân, nguyên Tổng giám đốc Agribank (ảnh chụp qua màn hình)

Đại án Agribank: bị cáo Phạm Thanh Tân khai nhận quà “cảm ơn”

(ĐTCK) Sáng nay (29/12), phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án gây thiệt hại gần 2.500 tỷ đồng quay lại lại phần xét hỏi nhằm làm rõ thêm trách nhiệm của HĐQT Ngân hàng Agribank, số tiền đã hưởng lợi của các bị cáo, xem xét trách nhiệm liên quan đến tài sản nhập khẩu trong việc Công ty LD Lifepro Việt Nam nhập hàng khống.

Hội đồng xét xử quay lại thẩm vấn các bị cáo về số tiền lót tay trong vụ án này. Theo cáo buộc, Phạm Thị Bích Lương, nguyên giám đốc chi nhánh Nam Hà Nội đã nhận gần 900.000 USD từ đối tượng nước ngoài, thành viên góp vốn của Liên doanh Lifepro (đã lừa đảo chi nhánh Nam Hà Nội và bỏ trốn ra nước ngoài).

Theo lời khai của Lương, khoản tiền này, đối tượng nước ngoài nhờ “chi hộ” và Lương đã 4 làn gặp trực tiếp Phạm Thanh Tân, nguyên Tổng giám đốc Agribank để gửi quà “cảm ơn” và một lần cho người đưa tiền đến.

Tổng số tiền Phạm Thanh Tân đã nhận là 310.000 USD.

Một lần nữa, khi được hỏi, Phạm Thanh Tân phủ nhận số tiền 310.000 USD và khai có nhớ một lần Chử Thị Kim Hiền đưa người nước ngoài đến biếu 10.000 USD. Một lần đang đi trên đường thì nhận được điện thoại của Phạm Thị Bích Lương và sau đó có 2 thanh niên đưa “quà” qua cửa sổ ô tô. Số tiền đó là 50.000 USD.

Cựu Tổng giám đốc Agribank khai không quen biết ai trong Công ty Enzo Việt. Việc nhận quà biếu, bị cáo Tân cho biết không nhớ rõ, nhưng nhớ chính xác một lần trước Tết, Lương đưa một người nước ngoài đến chúc Tết. Thời điểm đó chưa đưa ra Nghị quyết 62 và 77.

Bị cáo Tân khẳng định tổng cộng chỉ nhận 60.000 USD chứ không phải hơn 300.000 USD. Khi nhận các khoản tiền đó, bị cáo Tân không biết nguồn gốc từ đâu. Bị cáo hiểu đó là tiền chi nhánh hoặc khách hàng biếu.

Cũng trong sáng nay, cựu Chủ tịch HĐQT Agibank Nguyễn Thế Bình được triệu tập đến tòa. Trả lời Hội đồng xét xử, liên quan đến hai Nghị quyết 62 và Nghị quyết 77 của HĐQT Agribank, cựu Chủ tịch HĐQT Agribank Nguyễn Thế Bình cho biết, việc ra hai Nghị quyết dựa trên hạn mức báo cáo của chi nhánh Nam Hà Nội, tờ trình của Ban tín dụng doanh nghiệp và tờ trình của Tổng giám đốc.

Một lần đang đi trên đường thì nhận được điện thoại của Phạm Thị Bích Lương và sau đó có 2 thanh niên đưa “quà” qua cửa sổ ô tô. Số tiền đó là 50.000 USD.

Việc ban hành 2 nghị quyết phù hợp với quy định của pháp luật theo quy chế, điều lệ của tổ chức tín dụng và của ngân hàng Nhà nước.

Theo điều lệ, HĐQT có quy định giám sát việc thực hiện Nghị quyết, nhưng giám sát theo từng quý, năm dựa trên báo cáo của Tổng giám đốc. Kênh giám sát là ban thư ký, ban giúp việc và TGĐ điều hành. HĐQT không giám sát nghị quyết đơn lẻ, trên cơ sở đánh giá việc thực hiện nghị quyết HĐQT và năng lực của các thành viên của HĐQT.

Theo cựu Chủ tịch HĐQT, Nghị quyết 62 không có nói đến việc giải ngân mua thương hiệu, ông Bình khẳng định. Thương hiệu không thể là “chi phí khác” được nêu trong Nghị quyết 62 để giải ngân cho dự án. Chi phí khác là chi phí nhỏ trong tổng dự án đó.

Liên quan đến việc ra nghị quyết, Hội đồng xét xử thẩm vấn đại diện Ngân hàng Nhà nước, ông Đương Đình Thuần, Vụ trưởng Vụ thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng. Ông Thuần cho biết cho biết, việc ra quyền phán quyết nâng quyền phán quyết theo quyền tự chủ của tổ chức tín dụng, tuy nhiên, sẽ không vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

Ngay lập tức, chủ tọa yêu cầu cựu Chủ tịch HĐQT của Agribank trả lời về nguồn vốn thời điểm có của tổ chức tín dụng này. Theo ông Nguyễn Thế Bình, thời điểm đó Agribank có tổng số vốn ước khoảng 30.000 tỷ. Bởi vậy 15% tương đương khoảng 4.500 tỷ.

Hội đồng xét xử đã kết thúc phần tranh luận và cho các bị cáo nói lời sau cùng trước khi tuyên án.

Tin bài liên quan