Bị cáo Lê Minh Hiếu trả lời trước tòa

Bị cáo Lê Minh Hiếu trả lời trước tòa

Đại án Agribank: Giám đốc doanh nghiệp “cám ơn” chi nhánh ngân hàng 3 tỷ đồng

Khi được Hội đồng xét xử thẩm vấn, bị cáo Đỗ Tiến Long, cán bộ tín dụng thừa nhận “lách” hạn mức tín dụng cho Liên doanh Lifepro vay.
Thời điểm cuối năm 2010, Công ty cổ phần Enzo Việt đã hết hạn mức tín dụng. Để “lách” hạn mức vay, Enzo Việt đã liên kết với Công ty cổ phần Lifepro Việt Nam và Công ty Vietmade (do Lê Minh Hiếu là Giám đốc). Mục đích sử dụng vốn vay để nhập khẩu nguyên phụ liệu may mặc. Các thủ tục là do Chi nhánh Agribank Nam Hà Nội làm. 
Vẫn điệp khúc “không nhớ, không biết”, bị cáo Chử Thị Kim Hiền (cựu Phó giám đốc Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội) chỉ thừa nhận ký vào hợp đồng giải ngân thanh toán L/C. Hiền cũng không thừa nhận đã “dắt mối” hai công ty của Lê Minh Hiếu cho Enzo Việt.
Bị cáo khai không có bất cứ tác động, gợi ý hay giới thiệu lãnh đạo của Enzo Việt gặp Hiếu.
Lời khai trên bị chính Lê Minh Hiếu phản bác. Trước tòa, Hiếu khai nhận, do quen biết từ trước, khoảng cuối tháng 10/2010, Hiền điện thoại cho bị cáo nói có doanh nghiệp ở Ninh Bình đang hoạt động tốt, cần hợp tác kinh doanh liên kết nhập nguyên vật liệu. Khi hai bên thỏa thuận, Hiền cam kết “ngân hàng sẽ cho vay”. Thực tế, công ty của Hiếu được Agribank giải ngân theo 3 hợp đồng tín dụng, tổng số tiền 470 tỷ đồng.  

Hiếu khai mang 3 tỷ đồng để “cảm ơn” chi nhánh đã giúp đỡ khi doanh nghiệp khó khăn. Bị cáo thừa nhận, hành động này là tự nguyện, không bị ai ép buộc.

Thừa nhận đây là lần đầu tiên vay ngân hàng, bị cáo Hiếu hiểu rằng, khó khăn của doanh nghiệp này là cơ hội cho doanh nghiệp khác. Vì lẽ đó, Hiếu đồng ý đứng tên ký hợp đồng tín dụng và giấy nhận nợ với Chi nhánh Agribank Nam Hà Nội. Bản chất của việc liên kết là công ty của Hiếu vay vốn chi trả nhập nguyên vật liệu để Enzo Việt sản xuất ra thành phẩm.
Bị cáo “cắt nghĩa” thực chấp đây là hợp đồng kinh doanh, không phải ủy thác nhập khẩu.
Đối với quá trình thẩm định hồ sơ cho vay, Chử Thị Kim Hiền cho rằng: “Chi nhánh đã làm mọi việc đúng thủ tục, quy trình”. Cựu lãnh đạo chi nhánh ngân hàng chỉ nhận đã “thiếu trách nhiệm trong kiểm tra hàng hóa”.
Phạm Thị Bích Lương lại khẳng định, đến khi cơ quan điều tra vào cuộc, bị cáo mới biết Enzo Việt gian lận chiếm đoạt tiền ngân hàng, Hiếu làm sai lệch hồ sơ trình ngân hàng. 
“Nếu biết công ty của anh Hiếu thua lỗ, bị cáo không bao giờ ký cho vay”, bị cáo Lương nói.
Trái lại, trước vành móng ngựa, bị cáo Hiếu khẳng định: “Được nhân viên ngân hàng hướng dẫn viết hồ sơ pháp nhân, pháp lý, phương án kinh doanh phù hợp với hợp đồng liên kết”.
Cựu giám đốc Công ty cổ phần Lifepro Việt Nam và Vietmade nhận được hưởng “hoa hồng” 19,5 tỷ đồng. Bị cáo cho rằng, số tiền này là hợp pháp. 
Về khoản tiền này, Hiếu khai mang 3 tỷ đồng để “cảm ơn” chi nhánh đã giúp đỡ khi doanh nghiệp khó khăn. Bị cáo thừa nhận, hành động này là tự nguyện, không bị ai ép buộc. Số tiền còn lại (hơn 16 tỷ đồng), bị cáo đầu tư vào hệ thống khách hàng, phát triển thương hiệu công ty. 
Được sự đồng ý của giám đốc chi nhánh, Chử Thị Kim Hiền thừa nhận cầm 3 tỷ đồng. Số tiền trên, Hiền khai trực tiếp đưa cho các cán bộ cấp dưới 420 triệu đồng. Bản thân bị cáo được nhận 800 triệu đồng và đưa cho Lương 1 tỷ đồng. Phạm Thị Bích Lương khai nhận, thời điểm này, công nhân Liên doanh Lifepro Việt Nam đình công sau khi chủ doanh nghiệp bỏ trốn, bị cáo đưa tiền cho Hiếu trả lương cho công nhân. 
Khi được Hội đồng xét xử thẩm vấn, bị cáo Đỗ Tiến Long, cán bộ tín dụng thừa nhận “lách” hạn mức tín dụng cho Liên doanh Lifepro vay.
Tin bài liên quan